Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Trâm bầu - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Trâm bầu. Combretum qualrangulare - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Trâm bầu. Tên khoa học: Combretum qualrangulare (Nguồn ảnh: Internet)


Trâm bầu

Trâm bầu Chưn bầu, Chưng bầu, Tim bầu, Săng kê, Song re - Combretum qualrangulare- Kurz., thuộc họ Bàng - Combretaceae.

Mô tả: Cây nhỡ hay cây to, có thể cao đến 12m. Cành non có 4 cạnh, mép có rìa mỏng. Lá mọc đối, hình trứng dài, chóp tù hay hơi nhọn, gốc thuôn; hai mặt lá đều có lông, nhất là ở mặt dưới. Cụm hoa hình bông mọc ở nách lá, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Quả có 4 cánh mỏng. Hạt hình thoi, có rìa. Mùa hoa quả tháng 9-11.

Bộ phận dùng: Hạt, rễ, lá - Semen, Radix et Folium Combreti Quadrangularis.

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Ðông dương, mọc hoang rải rác khắp nơi vùng nước ngọt, nước mặn và đất phèn. Cây thường được trồng lấy củi. Rất dễ trồng, không kén đất, nước ngập không chết, có nơi phát triển thành rừng. Thu hái quả vào tháng 1-2, đem phơi khô, lấy hạt. Rễ, lá có thể thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học: Trong hạt có tanin, dầu béo, acid béo, oxalat calcium, acid oxalic tự do,... Hàm lượng dầu trong hạt là 12%, chất không savon hoá là 4,3%. Dầu có màu nâu đỏ. Trong thành phần acid béo có acid palmitic (5,91%), acid linoleic (2,31%), do đó dầu Trâm bầu ngoài việc dùng trong công nghiệp xà phòng và tổng hợp các chất tẩy rửa, có thể dùng để ăn, nếu được tinh luyện kỹ ngay sau khi lấy dầu ra và loại bỏ độc tố. 1181

Tính vị, tác dụng: Hạt và rễ đều có tác dụng trị giun; rễ chữa thương và lá làm thuốc giảm đau, cầm ỉa chảy. Nước sắc hạt Trâm bầu có tác dụng trên giun đất và sán lợn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt được dùng trị giun sán cho người và gia súc; chất nhầy ở vỏ và canh non, rễ cũng có tác dụng trị giun, nhất là đối với giun đũa và giun kim.

Lương y Việt cúc dùng Trâm bầu trừ phong thấp, chữa sốt rét rừng và trị đau bụng. Lá sao sắc uống cầm ỉa chảy.

Ở Thái Lan, rễ được dùng trị giun và các vết thương, lá được dùng trị đau cơ.

Cách dùng: Ðể trị giun đũa, giun kim, dùng hạt đem nướng rồi kẹp qua Chuối chín, nhai nuốt. Người lớn dùng 10-15 hạt (14-20g), trẻ em tuỳ tuổi 5-10 hạt (7-14g). Uống liền trong 3 ngày. Nhân dân thường dùng phối hợp với lá Mơ tam thể; cắt nhỏ hai thứ trộn đều, thêm bột và nước làm bánh ăn vào sáng sớm lúc đói. Có cơ sở đã dùng bột hạt Trâm bầu phối hợp với bột lá Muồng trâu, làm thuốc viên Trâm bầu. Có nơi dùng lá, đọt Trâm bầu phối hợp với Nhân trần làm trà nhuận gan.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Trâm bầu. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Trâm bầu, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Trâm bầu || Cây Trâm bầu || Combretum qualrangulare || Tác dụng của cây Trâm bầu || Tìm hiểu về cây Trâm bầu || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo