Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Trâu cổ - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Trâu cổ. Ficus pumila L. - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Trâu cổ. Tên khoa học: Ficus pumila L. (Nguồn ảnh: Internet)


Trâu cổ

Trâu cổ, Sộp, Vẩy ốc, Bị lệ - Ficus pumila L., thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.

Mô tả: Dây leo bò với rễ bám, có mủ trắng lúc cây còn non, có những nhánh bò mang lá không có cuống, gốc hình tim, nhỏ như vẩy ốc, ở dạng trưởng thành, có những nhánh tự do mang lá lớn hơn và có cuống dài. Cụm hoa có đế hoa bao kín dạng quả và quả sung, khi chín có màu đỏ. Mùa hoa tháng 5-10 (ảnh số 710).

Bộ phận dùng: Rễ, dây, lá, quả - Radix, Caulis, Folium et Fructus Fici Pumilae.

Nơi sống và thu hái: Loài của phân vùng Ấn Độ - Malaixia mọc hoang và cũng thường được trồng cho bám lên tường nhà hay cây to để làm cảnh ở nhiều nơi, nhất là các thành phố, thị xã. Người ta thường dùng quả thu hái vào mùa thu, đồ chín, thái nhỏ. Cành non, thân non thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô, dùng tươi tốt hơn.

Thành phần hoá học: Trong vỏ quả (đế của cụm hoa dạng Sung) có tới 13% chất gôm, khi thuỷ phân cho glucose, fructose và arabinose. Trong thân và lá có một số chất như: Mesoinositol, bsitosterol, Taraxeryl aceatate, b- amyrin.

Tính vị, tác dụng: Quả có vị ngọt, tính mát; có tác dụng tráng dương cố tinh, lợi thấp thông sữa. Dây có vị hơi đắng tính bình; cùng với rễ có tác dụng khư phong hoạt lạc, hoạt huyết giải độc.  Lá có vị hơi chua, chát, tính mát, có tác dụng tiêu thũng giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả được dùng trị lỵ lâu ngày sinh lòi dom, kinh nguyệt không đều, ít sữa, tắc tia sữa, viêm tinh hoàn, phong thấp, ung thũng, cũng dùng cho người bệnh di tinh, liệt dương, đái ra dưỡng trấp. Dây, rễ dùng trị phong thấp tê mỏi, sang độc, ung nhọt và kinh nguyệt không đều. Lá được dùng trị viêm khớp xương, nhức mỏi chân tay, đòn ngã tổn thương cũng dùng trị đinh sang, ngứa lở. Dân gian còn dùng nhựa cây Sộp để bôi ghẻ lở, hắc lào.

Cách dùng: Ngày dùng 30g cành lá, 10-15g quả, 10-20g thân, dùng tươi sắc uống hoặc nấu thành cao ngày dùng 5-10g chữa đau xương, đau mình của người già, làm thuốc bổ, thuốc điều kinh, giúp sự tiêu hoá. Có thể dùng cành lá Trâu cổ phối hợp với Ðậu đen, ngâm rượu uống bổ, chữa di tinh, liệt dương, đau mình mẩy, đau lưng.

Ðơn thuốc: Chữa tắc tia sữa, sưng vú, ít sữa. Quả Sộp 40g, bồ công anh, lá Mua, mỗi vị 15g sắc uống. Ngoài dùng lá Bồ công anh giã nhỏ chế giấm, chưng nóng chườm, đắp. Lại dùng lá Ngải cứu khô giã tơi cuốn giấy lại như điếu thuốc lá, đốt hơ chỗ ngực ngang 2 núm vú và chỗ chân vú bên bị tắc, hơ đến mức thấy nóng rát thì thôi. (Theo lương y Lê Trần Ðức).

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Trâu cổ. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Trâu cổ, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Trâu cổ || Cây Trâu cổ || Ficus pumila L. || Tác dụng của cây Trâu cổ || Tìm hiểu về cây Trâu cổ || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo