Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Trầm - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Trầm. Aquilariacrassna Pierre - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Trầm. Tên khoa học: Aquilariacrassna Pierre (Nguồn ảnh: Internet)


Trầm

Trầm,Trầm hương,Trầm dó- Aquilariacrassna Pierre ex Lecomte, thuộc họ Trầm- Thymelaeaceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 30-40m. Vỏ thân màu xám tro. Lá mỏng, mọc so le, chóp và gốc thuôn nhọn, mặt dưới nhạt có lông. Cụm hoa hình tán, mọc ở nách lá gần ngọn. Hoa màu trắng xám. Quả nang hình quả lê, có lông, nứt thành 2 mảnh, chứa 1 hạt. (ảnh số 708).

Bộ phận dùng: Gỗ thân - Lignum Aquilariae Resinatum, thường có tên là Trầm hương.

Nơi sống và thu hái: Trầm mọc hoang ở những vùng rừng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam - Ðà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận, cho tới An Giang, Kiên Giang.

Người ta sử dụng phần gỗ đã hoá trầm ở những cây già hay cây bị bệnh do có loài nấm Cryptosphaerica mangifera gây nhiễm. Trầm hương có hình dáng kích thước không nhất định nhưng đều có mùi thơm, nhất là khi đốt. Khi dùng làm thuốc người ta chẻ thành mảnh nhỏ, phơi trong râm mát cho khô, rồi tán bột mịn.

Thành phần hoá học: Có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là benzylaceton 26% metoxybenzalaceton 53% và terpen alcol 11%, còn có acid cinamic và các dẫn xuất của nó. ở loài Bạch mộc hương của Trung Quốc- Aquilaria simensis (Lour.) Gilg., trong tinh dầu có agarospirol, baimuxianic acid, baimuxianal.

Tính vị, tác dụng: Gỗ Trầm có vị cay, hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giáng khí, bổ nguyên dương, hạ đờm. Có tác giả cho là nó bổ thận khí, tăng cường chức năng liễm nạp khí xuống và thêm sức vận hoả của tỳ thận. Ở Thái Lan, gỗ Trầm được xem như có tác dụng trợ tim, bổ huyết, lợi tiêu hoá, trừ ỉa chảy, chống nôn và hạ sốt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị nôn mửa, đau bụng, cấm khẩu, khí nghịch khó thở, người già hư yếu hen suyễn thở dốc, bệnh nguy phát nấc không ngớt.

Liều dùng 2-4g dạng thuốc sắc hay hoàn tán, hoặc mài uống. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Ðơn thuốc:

1. Hen khí quản: Trầm hương 1,5g, Trắc bách diệp 3g, tán bột và uống trước khi đi ngủ. Người âm hư hoả vượng không nên dùng.

2. Chữa bệnh do xúc động tinh thần, khí dồn lên thở gấp, buồn bực ăn không được; Trầm hương, Nhân sâm, Ô dược, Hạt cau đều 6g sắc uống.

3. Chữa bệnh nặng phát nấc hay nôn ói: Trầm hương, Ðậu khấu, hạt Tía tô, lượng bằng nhau, mỗi vị 4-6g sắc uống.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Trầm. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Trầm, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Trầm || Cây Trầm || Aquilariacrassna Pierre || Tác dụng của cây Trầm || Tìm hiểu về cây Trầm || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo