-----TÓM TẮT NỘI DUNG----- |
Cùng điểm mặt những thần thú mạnh mẽ và nổi tiếng trong truyền thuyết. Đâu là thần thú quyền lực nhất trong thần thoại.
Trong thần thoại Hy Lạp, Cerberus là quái vật chó ba đầu vô cùng hung dữ làm nhiệm vụ canh giữ ở cổng địa ngục. Sở dĩ Cerberus có 3 đầu là vì mỗi chiếc tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai.
Quái vật chó ba đầu Cerberus trong thần thoại Hy Lạp được miêu tả là "thú cưng"của thần địa ngục Hades.
Sinh vật thần thoại này sẽ ngăn không cho những kẻ có ý định đào tẩu khỏi địa ngục bằng cách bơi qua sông Styx. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Cerberus không hoàn thành nhiệm vụ canh giữ cổng địa ngục.
Griffin là sinh vật thần thoại Hy Lạp được đưa vào tập truyện Harry Potter, dưới cái tên Gryffindor. Theo thần thoại, Griffin được miêu tả là quái vật lai giữa sư tử và đại bàng, với mình là sư tử còn cánh và đầu là đại bàng.
Truyền thuyết nói rằng, Griffin là vua của tất cả các loài động vật. Vì cơ thể chúng là sự pha trộn của chúa sơn lâm và vua của loài chim. Griffin thường xuất hiện trong các tác phẩm văn học, các bản vẽ thời Hy Lạp thời cổ đại.
Nhân mã là một sinh vật trong thần thoại Hy Lạp có nửa thân trên của người và toàn bộ phần dưới của ngựa. Trong thần thoại Hy Lạp, nhân mã cùng tồn tại với con người, các anh hùng và các thần nhưng sống tại vùng núi của Thessalía. Theo thần thoại Hy Lạp, một vị vua tên là Ixion dám tán tỉnh Hera, vợ thần Zeus. Thần Zeus tức giận bèn lừa Ixion bằng cách tạo ra một cụm mây giống hình dạng Hera - đây là thần Nephele. Ixion lấy Nephele, sinh ra một quái vật tên là Centaurus (nửa trên là người, nửa dưới là ngựa). Centaurus cùng với những con ngựa trên vùng núi Thessalía sinh ra dòng giống nhân mã. Cũng có nguồn cho rằng Centaurus là con của thần Apollo và tiên nữ Stilbe.
Nhân mã là những sinh vật cộc cằn, thô lỗ và có ác cảm với con người. Tuy nhiên, có một nhân mã tên là Cheiron tử tế, đoàng hoàng và có trí tuệ. Cheiron không phải là con cháu của Nephele như các nhân mã khác và là bạn của các anh hùng Peleus và Heracles. Peleus đã đưa con trai của mình là anh hùng Achilles cho Cheiron nuôi dưỡng. Cheiron chết vì mũi tên độc của Heracles do hiểu lầm. Khi ông chết, được đặt cùng những chòm sao trên trời.
Pegasus là một trong những sinh vật nổi tiếng nhất trong thần thoại Hy Lạp.
Pegasus là con ngựa thần có cánh như chim đại bàng, lông trắng muốt, là con của thần biển Poseidon và Medusa. Sau khi giúp đỡ người anh hùng Bellerophon đánh bại quái vật Chimera, thần Zeus biến Pegasus thành một chòm sao trên bầu trời. Nó là một trong những sinh vật thần thoại nổi tiếng ở phương Tây và xuất hiện nhiều trong các bức tranh, thơ ca, sách báo và phim ảnh.
Kraken được miêu tả đầu tiên trong các tài liệu cổ nhất là có kích thước khổng lồ, đến mức những người đi biển thường nhầm lẫn phần thân thể trồi lên khỏi mặt nước của nó là đất liền. Kraken có khả năng nuốt chửng tàu và cá voi, mỗi chuyển động của nó có thể tạo ra xoáy nước.
Tàu bè gặp Kraken thì quả là tận số. Nó sử dụng những xúc tu khổng lồ xé xác tàu ra thành nhiều mảnh. Và trong trường hợp không thành công, con quái vật sẽ bơi xung quanh, tạo ra một cơn bão cực mạnh để nhấn chìm con tàu xuống đáy đại dương.
Quái thú Kraken xuất hiện trong phần 2 của series phim nổi tiếng “Cướp Biển Carribean”
Leviathan là một trong những con quái vật nổi tiếng nhất trên thế giới, được coi là đáng sợ hơn cả Kraken truyền thuyết về nó ra đời từ rất sớm, thậm chí cái tên Leviathan còn được nhắc đến trong cả kinh thánh.
Sách nói rằng: Leviathan là loài vật được tạo ra vào ngày thứ 5 của Buổi sơ khai. Một số tài liệu còn mô tả, ban đầu, Leviathan được tạo ra theo cặp, có 1 con đực và 1 con cái.
Leviathan sở hữu hàm răng sắc nhọn và vô cùng to lớn; một sức mạnh khủng khiếp khó có gì ngăn nổi và đặc biệt ưa thích mùi máu tanh nồng.
Đâu chỉ có thế, với lớp da cứng như thép, không 1 loại vũ khí nào của con người có thể khiến nó bị thương, mọi cố gắng sẽ chỉ làm mọi việc tồi tệ đi nhanh hơn. Không phải ngẫu nhiên mà Leviathan được nhắc đến như "Vua của đại dương".
Người sói hay Ma sói, còn được biết đến với tên là lycanthrope là một tạo vật trong huyền thoại và truyện cổ tích với đặc điểm là một con người có khả năng biến hình trở thành sói xám hoặc là một con sói hình người. Sự chuyển hóa này thường diễn ra vào dịp trăng tròn.
Người sói thường được gắn liền với sức mạnh siêu đẳng các giác quan vượt xa cả sói lẫn con người. Người sói giết người để sinh tồn vì tất cả mọi người đều căm ghét và muốn giết người sói.
Người sói hiện nay luôn là chủ đề của những cuốn sách hư cấu hiện đại, mặc dù người sói hư sói được cho là có những điểm khác biệt với trong tác phẩm văn học cũ, đặc biệt là dễ bị thương hoặc có thể chết vì viên đạn bạc bởi đạn bạc đốt cháy và ngăn chặn khả năng làm lành vết thương, ngoài ra người sói cũng rất sợ loài hoa bả sói, bởi mùi hương làm suy yếu và độc tố cực mạnh của loài hoa này có thể giết chết người sói nếu dính phải. Người sói tiếp tục tồn tại trong văn hóa hiện đại và hư cấu với việc phim ảnh, sách báo và truyền hình gắn người sói với hình tượng một trong những tạo vật dễ sợ nhất. Người sói có điểm yếu là sợ bạc và hoa bả sói.
Theo thần thoại Hy Lạp thì Hydra là một con rồng có 7 hoặc 9 đầu, là con của Echidna và Typhon. Theo thần thoại, việc đánh bại quái vật này là điều không thể, vì, mỗi khi một chiếc đầu của nó bị chặt đi, ngay lập tức 2 chiếc đầu khác lại mọc lên.
Một trong 12 chiến công của Hercules là tiêu diệt con rồng này. Văn học và thơ ca Hy Lạp đã nhiều lần nhắc đến quái vật Hydra với các phiên bản, nhưng nó được biết đến nhiều nhất chính là con quái vật đã bị dũng sĩ Hercules tiêu diệt. Con quái vật Hydra này được biết đến với cái tên “Hydra của Lerna” bởi vì nó sống ở trong một đầm lầy thuộc vùng Lernaean, Hy Lạp.
Theo truyền thuyết, việc đánh bại Hydra là điều không thể vì nếu như chặt mất một trong những chiếc đầu của nó thì có nghĩa là sẽ có hai chiếc đầu khác mọc lên thay thế. Để chiến thắng con quái vật Hydra này, dũng sĩ Hercules đã nghĩ ra cách dùng lửa đốt ngay chỗ vết thương của những cái đầu vừa bị chặt để các cái đầu mới không thể mọc ra. Cứ thế, Hercules đã chặt từng cái đầu một của quái vật Hydra. Đây cũng chính là một trong những chiến công vĩ đại nhất của dũng sĩ Hercules. Sau này Hercules dùng mũi tên tẩm máu của Hydra để dọa các vị thần bất tử như thần Apollo và thần Poseidon.
Trong một số thần thoại phương Tây như thần thoại Hy Lạp, thần thoại Ai Cập và các thần thoại khác có liên quan hay chịu ảnh hưởng thì phượng hoàng (Phoenix) là một dạng chim lửa thần thánh và linh thiêng.
Người ta nói rằng phượng hoàng có thể sống tới 500 hay 1.400 năm, nó là loại chim với bộ lông màu vàng và đỏ rất đẹp. Khi chuẩn bị từ giã cõi đời, phượng hoàng xây cho nó một cái tổ từ những cọng quế và sau đó tự bốc cháy; cả tổ và chim đều cháy dữ dội để sau đó chỉ còn một nắm tro tàn, từ đó một con chim phượng hoàng mới ra đời. Phượng hoàng cũng được cho là sẽ hồi sinh sau khi bị thương, vì thế nó gần như là bất tử và không thể bị đánh bại. Phượng hoàng hồi sinh từ đống tro tàn là một hình ảnh ấn tượng trong văn hóa phương Tây. Người ta cũng nói rằng những giọt nước mắt của phượng hoàng có thể chữa lành vết thương.
Mặc dù các miêu tả và tuổi thọ của nó là khác nhau, nhưng phượng hoàng đã trở thành phổ biến trong nghệ thuật, văn học Kitô giáo thời kỳ đầu cũng như là của chủ nghĩa tượng trưng Kitô giáo, giống như biểu tượng của chúa Giê-su, và ngoài ra, nó còn tượng trưng cho sự chết, phục sinh và bất tử của Giê-su.
Rồng là một loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây. Trong kinh Phật, Rồng là một trong tám bộ Thiên Long, cả phương Đông và phương Tây, hình ảnh loài rồng đều được biểu thị cho loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường. Nhưng ở phương Tây cũng có nhiều người cho rằng, Rồng chỉ đơn thuần là loài Khủng Long có thực, chứ không có nghĩa là linh vật giả tưởng.
Rồng ở các nước châu Á có nhiều khác biệt với rồng ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Tại một số nước châu Á, rồng được mô tả có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu, không có cánh nhưng biết bay, trong khi rồng ở châu Âu được mô tả giống như một con thằn lằn khổng lồ, có cánh như dơi và biết phun lửa.
Đa số các nước châu Á coi rồng là con vật linh thiêng trong khi các nước châu Âu lại coi rồng là biểu tượng của cái ác và sự hung dữ. Tại Trung Quốc và các nước lân cận khác, rồng là một trong bốn linh vật mà Lễ Ký chép: "Long, lân, quy, phụng vị chi tứ linh" (Rồng, kỳ lân, rùa, phượng hoàng gọi là tứ linh). Bốn linh vật này chỉ có rùa là có thực.
Loài rồng châu Phi là một trong những loại rồng không được biết đến nhiều như rồng châu Âu hay rồng phương Đông. Trên thực tế, hầu hết những con rồng này thậm chí không được công nhận hoặc nghĩ là rồng. Hầu hết những con rồng châu Phi giống như con rắn lớn hoặc rắn khổng lồ, đôi khi chỉ sở hữu hai chân, nếu có. Những con rồng giống như con rắn này đã được nhìn thấy nhiều lần trên khắp văn hóa châu Phi, bao gồm văn hóa dân gian, tôn giáo, thần thoại và các câu chuyện bộ lạc. Những câu chuyện về những con rồng này đã được tìm thấy ở các bộ lạc, thành phố và thị trấn trên khắp châu Phi bao gồm cả Ai Cập.
Copyright © 2018. Designed by Nvton. All rights reseved