Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Cúc áo - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Cúc áo. Spilanthes acmella - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Cúc áo. Tên khoa học: Spilanthes acmella (Nguồn ảnh: Internet)


Cúc áo

Cúc áo, Cúc áo hoa vàng, Nụ áo vàng - Spilanthes acmella (L.) Murr., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả: Cây nhỏ, cao khoảng 30cm, mọc đứng, có khi mọc bò lan trên mặt đất, phân cành nhiều. Lá mọc đối, phiến xoan tam giác, dài 2-4cm, rộng 1-2,5cm, mép khía răng. Cụm hoa hình đầu mọc ở đầu một cán dài đến 12cm ở ngọn thân hay ở nách lá; lá bắc hình bầu dục nhọn đầu; tràng hoa màu vàng; các hoa cái có lưỡi với 3 răng tròn, các hoa ở giữa hình ống. Quả bế dẹp màu nâu nhạt, có 2 răng gai ở ngọn. Mùa hoa tháng 1-5 trở đi.

Bộ phận dùng: Toàn cây hoặc hoa - Herba seu Flos Spilanthi

Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang ven đường, bãi sông nơi đất ẩm ven rừng, ven suối từ đồng bằng tới độ cao 1500m. Có thể trồng bằng hạt hoặc cây con vào mùa xuân. Khi dùng làm thuốc, ta thu hái toàn cây, dùng tươi hay đem phơi khô để dùng. Nên thu hái hoa vào lúc còn có màu vàng xanh.

Thành phần hoá học: Trong cây và hoa có tinh dầu chứa spilanthol; còn có sterol và một  255 polysaccharid không khử.

Tính vị, tác dụng: Cúc áo hoa vàng có vị cay đắng, làm tê lưỡi, tính hơi ấm, có ít độc; có tác dụng giải độc, tán kết, tiêu thũng, giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá có thể dùng làm rau ăn. Cây và hoa thường được dùng trị

1. Cảm sốt đau đầu, đau cuống họng, sốt rét cơn;

2. Viêm phế quản, ho gà, ho lao, hen suyễn;

3. Đau nhức răng, sâu răng;

4. Phong thấp nhức xương, tê bại.

Dùng ngoài trị nhọt độc, lở ngứa, rắn độc cắn, vết thương, tụ máu sưng tấy, đau mắt. Ngày dùng 4-12g toàn cây hoặc 4-8g rễ sắc uống.

Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp không kể liều lượng. Ở Malaixia, lá nấu lên dùng chữa mày đay. Ở Ấn Độ, người ta dùng hạt chế cồn thuốc trị đau răng, cồn này có tác dụng mạnh đối với ấu trùng muỗi. Hạt nhai làm tiết nước bọt. Toàn cây giã ra dùng để duốc cá.

Đơn thuốc:

1. Cảm sốt, đau đầu, ho: Cúc áo hoa vàng tươi 4-12g, sắc uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

2. Đau răng, viêm họng: Hoa Cúc áo tán nhỏ ngâm rượu ngậm hoặc ngậm tươi nuốt nước.

3. Sốt rét cơn: Cúc áo 20g sắc uống trước khi lên cơn.

4. Tê thấp: rễ Cúc áo, rễ Xuyên tiêu, rễ Kim cang, rễ Chanh, quả Màng tang, liều lượng bằng nhau, đều 4-8g, sắc uống.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Cúc áo. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Cúc áo, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Cúc áo || Cây Cúc áo || Spilanthes acmella || Tác dụng của cây Cúc áo || Tìm hiểu về cây Cúc áo || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo