Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Cựa gà - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Cựa gà. Paramignya armata Oliv - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Cựa gà. Tên khoa học: Paramignya armata Oliv (Nguồn ảnh: Internet)


Cựa gà

Cựa gà, Gai xanh, Quýt gai - Paramignya armata Oliv. var. andamanica King, thuộc họ Cam - Rutaceae.

Cây quýt gai hay còn được gọi là cây tầm xoọng chứa nhiều công dụng điều trị bệnh như đau nhức xương khớp, đau răng, cảm lạnh và đặc biệt có công dụng trong việc chữa bệnh về thận.

Mô tả: Cây nhỡ leo cao 1-4m hay hơn, thân có nhiều gai, có nhánh vàng vàng; ở nách lá có gai ngắn, cong ra phía sau, dài 6-12mm. Lá dạng màng, dai, nguyên, hình bầu dục hay thuôn, tròn ở gốc, tận cùng là một mũi nhọn hình tam giác nhọn, nhẵn, dài 7,5-12,5 cm, rộng 3,5-4,5cm, có cuống ngắn.

Cây cựa gà, cây quýt gai, cây thuốc nam quanh ta

Hoa của cây có màu trắng thường không có cuốn, xếp 1-2 cái ở nách các lá. Quả nạc, hình cầu, đường kính từ 10 đến 12 mm, khi chín quả có màu đen, mang bởi một cuống dài 3-3,5 cm, có 5 thuỳ. Hoa tháng 8.

Cách nhận biết cây cựa gà quýt gai

Cây cựa gà, cây quýt gai, cây thuốc nam quanh ta

Là loài cây thuộc họ cam, có tinh dầu ở thân cây là lá nên khi phơi khô thân cây có mùi thơm của tinh dầu. Khi quý vị đặt mua cần chú ý điều này, nếu không có đặc điểm trên thì đó không phải là cây quýt gai.

Cây cựa gà - quýt gai chuẩn phải có lá , thân, cành to và cành nhỏ. Nếu mua chỉ có nguyên cành to, không có lá, cành nhỏ không có gai thì không nên mua.

Quýt gai có vỏ cây màu xanh lá nên khi phơi khô màu xanh của vỏ cây vẫn còn và không bị mất đi.

Cây cựa gà, cây quýt gai, cây thuốc nam quanh ta

Bộ phận dùng:

Lá và quả - Folium et Fructus Paramignyae.

Cây cựa gà, cây quýt gai, cây thuốc nam quanh ta

Trong vỏ quả quýt tươi chứa tinh dầu, nước, vitamin A, B, có tác dụng chữa kiết lỵ, ho. Lá quýt chứa tinh dầu thơm, đun nước uống và xông có tác dụng ra mồ hôi. Quýt gai có vị cay, tính ấm, thường được dùng chữa các chứng phong thấp, ho hen, cảm sốt, đau bụng, sưng tấy, ứ huyết, gãy xương, rắn cắn... Quả, lá, rễ và vỏ cây đều có thể dùng làm thuốc.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở miền Trung, từ Đà Nẵng tới Khánh Hòa và được dùng trồng ở các tỉnh phía Nam. Còn phân bố ở Andaman, Sambava (Ấn Độ).

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả ăn được. Lá thơm cũng như quả, cho vào nước, đun sôi, sẽ tạo thành một chất lỏng dùng trị bệnh viêm phế quản. Người ta uống từng thìa nhỏ một, mỗi lần cách nhau độ nửa giờ.

Bài thuốc phối hợp

Cây cựa gà, cây quýt gai, cây thuốc nam quanh ta

– Chữa cảm cúm, nhức đầu: Lá quýt và những loại lá thơm khác như sả, cúc tần, đại bi, hương nhu, lá bưởi, lá chanh..., đun nước uống và xông cho ra mồ hôi.

– Chữa phong thấp, đau lưng, đau mình: Rễ quýt 16g, thổ phục linh 12g, ngưu tất 12g, thiên niên kiện 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc với nước hoặc ngâm rượu uống.

Cũng có thể nấu thành cao rồi pha rượu dùng.

– Chữa ho do phong nhiệt: vỏ rễ quýt 20g, vỏ rễ dâu 10g, rễ hoặc lá cam thảo nam 10g (hoặc cam thảo bắc 5g). Ba thứ thái mỏng, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, thêm đường, chia thành 2 - 3 phần uống trong ngày.

– Ho nhiều đờm: Quýt xanh 8 - 16 quả, trộn với 1 thìa nhỏ đường trắng hoặc mật ong, một chút muối ăn và 5g bồ hóng (đốt bằng củi). Tất cả đem hấp cơm trong 15-20 phút, lấy ra nghiền nát, trộn đều, chia thành 2 - 3 phần uống trong ngày.

– Kiết lỵ: Vỏ thân quýt 20g, vỏ quả lựu 20g, vỏ quả chuối hột 20g, rễ tầm xuân 20g, búp ổi 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống.

– Đau bụng, lưng, gối đau nhức: Rễ quýt 15 - 30g, sắc nước uống.

– Đau do sâu răng: Đào rễ quýt, rửa sạch, thêm chút muối vào nhai và ngậm. Một lát răng sẽ hết đau.

– Sưng tấy, ứ huyết: Lá quýt 40g, chia 2 phần, một phần đem phơi khô, sao vàng, sắc uống, một phần để tươi, giã nát, đắp lên chỗ bị thương. Làm liên tục trong 3 - 4 ngày.

– Mụn rò có mủ lâu ngày: Lá quýt 20g, lá chanh 20g, tinh tre 10g, tất cả phơi khô, tán bột, rây mịn, rắc lên vết thương.

– Chữa đinh râu: Dùng rễ quýt và bã rượu, 2 thứ bằng nhau, giã nhỏ, hơ nóng, đắp lên chỗ đinh râu.

– Rắn cắn: Lá quýt một nắm, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít muối và một bát nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước uống và dùng bã đắp vào vết thương.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Cựa gà. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Cựa gà, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Cựa gà || Cây Cựa gà || Paramignya armata Oliv || Tác dụng của cây Cựa gà || Tìm hiểu về cây Cựa gà || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo