Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Su hào - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Su hào. Brassica caulorapa - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Su hào. Tên khoa học: Brassica caulorapa (Nguồn ảnh: Internet)


Su hào

Su hào - Brassica caulorapa (DC.) (B. oleracea L. var. caulorapa DC.) thuộc họ Cải - Brassicaceae.

Mô tả: Cây thảo có thân phình thành củ hình cầu hay hình hơi dẹp, màu xanh nhạt hoặc xanh tía, cách mặt đất vài cm, cho ta một khối nạc và mềm. Lá có phiến hình trứng, trơn, phẳng, màu lục đậm, có mép lượn sóng, xẻ thuỳ ở phần gốc; cuống lá dài. Cụm hoa chùm ở ngọn thân, thường chỉ xuất hiện vào năm thứ hai. Quả có mỏ rất ngắn, chứa nhiều hạt nhỏ, có góc cạnh.

Bộ phận dùng: Thân củ, lá, hạt - Caulis, Folium et Semen Brassicae Caulorapae.

Nơi sống và thu hái: Có nguồn gốc từ vùng biển Địa Trung Hải được trồng khắp các nước châu Âu và các nước ôn đới trên thế giới, lấy củ làm rau ăn.

Ở nước ta, Su hào được nhập trồng cuối thế kỷ 19. Hiện nay được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc trong mùa đông dùng làm rau ăn. Cây ưa nhiệt độ 12-22oC. Người ta trồng thành 3 vụ: vụ sớm gieo tháng 8, cấy trồng tháng 9, thu hoạch tháng 11; vụ chính gieo tháng 9, cấy tháng 10-12, thu hoạch tháng 1-2, vụ muộn gieo từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, trồng tháng 1-2, thu hoạch tháng 3-4.

Trong củ Su hào có các bó mạch hoá gỗ nhanh chóng nên phải thu hoạch đúng lúc, nếu không thì củ sẽ lắm xơ, ăn không ngon. Có nhiều giống khác nhau phân biệt bởi kích thước, hình dạng và màu sắc của củ.

Thành phần hoá học: Người ta đã xác định được thành phần dinh dưỡng của Su hào theo tỷ lệ %: Lá chứa nước 82,6; protid 1,9, lipid 0,9, xơ 2,2, dẫn xuất không protein 10,1, tro 2,3. Củ chứa nước 88- 90,7, protid 2-2,8, glucid 6,3, lipid 0,1, xơ 1,6, dẫn xuất không protein 4, tro 1,5 và theo mg% có calcium 48, phosphor 50 và vitamin C 40.

Tính vị, tác dụng: Su hào có vị ngọt, cay, tính mát; vỏ củ có tác dụng hoá đàm; thân củ có tác dụng tiêu viêm, giảm đau. Lá và hạt có tác dụng tiêu thực.

Công dụng: Người ta dùng Su hào, chủ yếu là củ, làm rau ăn luộc, xào, hầm xương, hoặc dùng củ non thái nhỏ làm nộm, hoặc phơi tái làm dưa món, muối dưa. Cũng dùng như Cải bắp để chữa bệnh viêm loét hành tá tràng bằng

Cách dùng: riêng củ Su hào chế nước như nước Cải bắp để dùng; hoặc dùng củ Su hào 30g và lá Sống đời 30g giã nhỏ, chế thêm nước chín, vắt lấy nước cốt uống. Ở Vân Nam (Trung Quốc), củ được dùng trị tỳ hư hoả thịnh; lá và hạt dùng trị loét hành tá tràng.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Su hào. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Su hào, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Su hào || Cây Su hào || Brassica caulorapa || Tác dụng của cây Su hào || Tìm hiểu về cây Su hào || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo