Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Sơn hoàng cúc - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Sơn hoàng cúc. Anisopappus chinensis - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Sơn hoàng cúc. Tên khoa học: Anisopappus chinensis (Nguồn ảnh: Internet)


Sơn hoàng cúc

Sơn hoàng cúc, Dị mào - Anisopappus chinensis (L.) Hook. et Aru., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả: Cây thảo mọc hàng năm, cứng, cao 10-40cm, thân lá có lông nhám nhám, ngắn, quăn. Lá mọc so le; phiến lá bầu dục, dài 3-6cm, gân chính 3, mép có răng to, thưa; cuống 5-8mm. Cụm hoa hình rổ gần tròn; bao chung do nhiều hàng lá bắc có lông quăn; giữa hoa có vẩy; hoa ở mép hình mũi có 4 răng, màu vàng; hoa ở giữa hình ống cao 5mm. Quả bế có lông tơ xen với 5 vẩy. Ra hoa vào mùa thu và mùa đông.

Bộ phận dùng: Hoa - Flos Anisopappi.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc từ Lạng Sơn, Hà Tây đến các tỉnh Tây Nguyên trên đất trồng, có cát, trên đất đồi núi. Thu hái hoa vào mùa thu, rửa sạch, phơi khô, cất dành.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính mát, có ít độc; có tác dụng hạ khí hành thuỷ, tiêu đàm.

Công dụng: Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa

1. Cảm mạo, đau đầu;

2. Viêm khí quản mạn tính.

Liều dùng 5-10g, dạng thuốc sắc. Sơn huyết Sơn huyết, Sơn tiên - Melanorrhoea laccifera Pierre, thuộc họ Đào lộn hột - Anacardiaceae.

Mô tả: Cây gỗ lớn rụng lá, cao 20-30m. Cây có nhựa mủ vàng sau cứng lại và có màu đen. Lá đơn, dai, mọc so le, hình trứng ngược, dài 12-20cm, rộng 7-10cm, hai mặt nhẵn; gân bên 18-24 đôi, nổi ở hai mặt; cuống lá 3-6mm, dẹt và ít nhiều có cánh.

Cụm hoa chuỳ ở nách, phân nhách thưa; cuống hoa có lông và dài hơn hoa; 5 lá đài nhẵn; 5 cánh hoa cuộn lại, thon nhọn; nhị khoảng 30, đính thành 4 hàng; bầu nhẵn có cuống dài. Quả hạch hình cầu hơi dẹt, rộng 3-4cm, gốc mang 5 cánh hoa tồn tại. Mùa hoa tháng 10-12, mùa quả tháng 2-4.

Bộ phận dùng: Vỏ - Cortex Melanorrhoeae Lacciferae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Campuchia, Lào, Việt Nam, Thái Lan, thường mọc trong rừng thưa và rừng thường xanh, nhất là ở vùng thấp từ Vĩnh Phú, Hà Tây tới Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai. Nó hình như phổ biến ở Campuchia trong rừng thưa trên phù sa cổ ở rìa đồng bằng, phù sa sông Cửu Long đến Việt Nam.

Thành phần hoá học: Thân cây và các cành tiết ra một chất nhựa dầu khi người ta chích vào vỏ; lá cây cũng có màu vàng đo đỏ.

Tính vị, tác dụng: Nhựa cây rất độc; một giọt nhỏ va vào da có thể làm cháy rộp da và làm cho ngứa ngáy khó chịu. Khói của nhựa khô khi cho vào lửa sẽ làm cho tức tối ngạt thở.

Công dụng: Nhựa sơn dùng để quét lớp sơn lên các vật dụng đan lát để làm cho rổ rá không thấm nước và cũng dùng để sơn tượng gỗ. Gỗ nhẵn giống như gỗ cây Dái ngựa được dùng làm cột nhà và các đồ gỗ thông dụng, có thể làm khuôn, làm đồ tiện, đồ chơi. Vỏ cây được dùng trong y học dân gian ở Campuchia.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Sơn hoàng cúc. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Sơn hoàng cúc, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Sơn hoàng cúc || Cây Sơn hoàng cúc || Anisopappus chinensis || Tác dụng của cây Sơn hoàng cúc || Tìm hiểu về cây Sơn hoàng cúc || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo