Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Rau sam - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Rau sam. Portulaca oleracea L - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Rau sam. Tên khoa học: Portulaca oleracea L (Nguồn ảnh: Internet)


Rau sam

Rau sam, Mã xì hiện - Portulaca oleracea L, thuộc họ Rau sam - Portulacaceae.

Mô tả: Cây thảo mọc bò có thân mập màu đỏ tím nhạt. Lá dày lông, hình bầu dục, không cuống, giống hình răng con ngựa. Hoa màu vàng, mọc ở đầu cành và ngọn thân. Quả nang, hình cầu, mở bằng một nắp (quả hộp) chứa nhiều hạt đen bóng.

Bộ phận dùng: Phần cây trên mặt đất - Herba Portulacae Oleraceae, thường có tên là Mã xì hiện.

Nơi sống và thu hái: Loài toàn thế giới, mọc hoang và cũng được trồng ở nơi ẩm mát. Thu hái cây vào mùa hè, mùa đông. Thường dùng tươi.

Thành phần hoá học: Trong cây có glycosid saponin, chất nhựa, acid hữu cơ, các muối kali, các vitamin A, B1, B2, C, PP và men ureaze.

Tính vị, tác dụng: Vị chua, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc, trừ giun và hoạt trường. Rau sam có tác dụng làm co mạch, ức chế vi trùng lỵ, thương hàn, vi trùng gây bệnh ngoài da và bệnh ho lao.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trị:

1. Lỵ vi khuẩn, viêm dạ dày và ruột cấp tính, viêm bàng quang;

2. Viêm ruột thừa cấp tính;

3. Viêm vú, trĩ xuất huyết, ho ra máu, đái ra máu;

4. Ký sinh trùng đường ruột (giun kim, giun đũa);

5. Sỏi niệu, giảm niệu;

6. Bạch đới.

Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài trị đinh nhọt sưng đau, ezema và lở ngứa, trẻ em lên đậu, chốc đầu.

Ðơn thuốc:

1. Lỵ: Rau sam giã nát, vắt lấy nước, đun sôi, chế thêm mật ong uống. Ở An Giang có đơn thuốc trị lỵ, đau bụng quặn, sốt, đi ngoài lẫn đờm, máu; Hoàng đằng 12g, Rau sam 20g, Rau trai 20g; đổ 500ml nước, sắc còn 150ml, uống ngày một thang.

2. Tẩy giun kim, giun đũa: Rau sam 50g rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, vắt lấy nước trong, uống vào buổi tối (có thể thêm đường). Uông liền 3 tối, không nhịn ăn. Hoặc dùng 3 nắm to rau sam sắc lấy một bát nước uống lúc đói, uống 2-3 lần thì giun ra.

3. Ðái buốt, đái dắt: Rau sam tươi giã lấy nước cốt uống.

4. Ðau mắt có màng và cam mắt: rau sam tươi giã lấy dịch nhỏ vào mắt.

5. Xích, bạch đới: Rau sam tươi 100g, giã nát, vắt lấy nước, hoà với lòng trắng trứng gà, hấp chín, ăn liền trong 3 ngày.

6. Loét giác mạc, miệng lưỡi: Rau sam 16g. Cỏ nhọ nồi 16g, Rau má 20g nước 450ml,  892 sắc còn 150ml, thêm vài hạt muối, ngày uống 1-2 lần. Có thể dùng rau sam luộc ăn.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Rau sam. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Rau sam, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Rau sam || Cây Rau sam || Portulaca oleracea L || Tác dụng của cây Rau sam || Tìm hiểu về cây Rau sam || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo