Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Rau mui - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Rau mui. Wedelia biflora - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Rau mui. Tên khoa học: Wedelia biflora (Nguồn ảnh: Internet)


Rau mui

Rau mui, Cúc biển, Sài đất hai hoa - Wedelia biflora (L) DC (Verbesina biflora L) thuộc họ Cúc -Asteraceae.

Mô tả: Cây thảo cao 1-1,5m, mọc đứng, gần như trườn, có thân và cành có rãnh nhẵn. Lá hình ngọn giáo, thon lại trên cuống, có mũi nhọn dài, dài 4-7cm, rộng 2-4cm, có lông cứng nham nhám trên cả hai mặt, mép có răng thưa, cuống lá rất mảnh, dài 1-3cm. Hoa đầu cô độc hay từng cặp lưỡng phân hoặc ở nách lá phía ngọn; lá bắc xoan, dài 4-5mm; hoa hình môi có 5-10 cái, giữa các hoa có vảy. Quả bế hình xoan ngược, tròn và có lông ở đỉnh, không có lông mào, dài 4mm, rộng 2,5mm. Ra hoa quanh năm.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Wedeliae Biflorae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Ðộ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Philippin. Ở nước ta cây mọc ở nơi ẩm rợp từ ven biển tới độ cao 1500m.

Tính vị, tác dụng: Lá có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng. Hoa gây xổ mạnh, thân lá già có độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Cà Mau (Minh Hải) và nhiều vùng khác của nước ta và Ấn Ðộ, người ta dùng đọt lá non làm rau xào nấu với thịt, ốc len, cá, rùa. Lá cây được dùng làm thuốc trị nổi mầy đay bằng cách lấy 3 nắm lá đậm, vắt, rồi pha đường (hoặc muối) để uống.

Ở Ấn Ðộ, lá giã ra dùng làm thuốc đắp lên da bị biến màu, vết cắt, sâu bọ đốt loét, các chỗ đau, sưng và dãn tĩnh mạch. Cũng dùng đắp vào bụng phụ nữ sau khi sinh và dùng cho những loại đau đớn không rõ nguyên nhân. Dịch lá dùng làm thuốc tăng trương lực cùng với sữa bò cho phụ nữ sau khi sinh con. Dùng phối hợp với Ðại hoàng trị táo bón mạn tính. Lá còn dùng sắc uống trị đái ra máu và thông tiểu.

Rễ dùng trị rối loạn về âm đạo, bệnh lậu và sỏi thận hoặc dùng đắp vết thương và ghẻ ngứa.

Ở Malaixia, người ta cũng dùng lá giã và nghiền ra để đắp trị mụn nhọt, apxe, sởi đậu, các vết đốt của sâu bọ. Lá được dùng làm thuốc uống trong trị sốt rét theo chu kỳ, trị đái ra máu. Rễ trị băng huyết.

Ở Philippin, nước sắc lá dùng trị vết thương và trị ghẻ, nước hãm rễ và lá dùng dịu các cơn đau dạ dày.

Ở Quảng Tây (Trung Quốc) cây được dùng trị phong thấp, đau xương, đòn ngã tổn thương, sang dương thũng độc.

Ở Thái Lan, người ta dùng thân lá trị đau đầu và sốt. Thân và lá già có độc với dê, ngựa. Khi các loài động vật này ăn nhầm phải sẽ bị ngộ độc sinh nôn tháo và có thể bị chết.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Rau mui. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Rau mui, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Rau mui || Cây Rau mui || Wedelia biflora || Tác dụng của cây Rau mui || Tìm hiểu về cây Rau mui || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo