Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Ngái - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Ngái. Ficus hispida L. f. - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Ngái. Tên khoa học: Ficus hispida L. f. (Nguồn ảnh: Internet)


Ngái

Ngái - Ficus hispida L. f., thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.

Mô tả: Cây có kích thước trung bình, cao 3-5m, có các nhánh khoẻ, lúc đầu có lông cứng màu nâu hay tái, về sau nhẵn. Lá mọc đối, ít nhất cũng là ở ngọn các nhánh, hình trái xoan ngược hay bầu  748 dục, tù hay tròn ở gốc, có mũi ở chóp, có răng, có lông nhám ở cả hai mặt, dài 11-20cm, rộng 5 - 12cm, có 3 gân, hai gân bên lên đến phân nửa phiến; cuống có lông ráp, dài 15-30mm.

Quả sung có cuống và mọc trên một nhánh ngắn đặc biệt ít khi có lá, nằm ở gốc thân và kéo ra trên mặt đất. Quả này có lông nhám, đường kính 1-2cm, lúc chín màu vàng. Có những thứ khác nhau có quả mọc trên thân hay ở đất, lông tái hay nâu đen, quả đỏ hay quả vàng. Có hoa từ tháng 1-4.

Bộ phận dùng: Rễ, lá, vỏ và quả - Radix, Folium, Cortex et Fructus Fici Hispidae.

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông Dương và miền Malaixia, châu Đại dương, mọc hoang ở khắp nơi. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Rửa rễ, phơi khô, lột bỏ lớp vỏ ngoài, dùng lớp thứ hai. Nhặt bỏ lông trên lá rồi sấy khô.

Thành phần hoá học: Có saponin.

Tính vị, tác dụng: Có vị ngọt dịu, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu tích hoá đàm. Ở Ấn Độ, quả, hạt và vỏ được xem như có tác dụng xổ, gây nôn.

Công dụng: Thường dùng chữa:

1. Cảm mạo, viêm nhánh phế quản;

2. Tiêu hoá kém, lỵ;

3. Phong thấp, đau nhức khớp, đòn ngã tổn thương;

4. Cụm nhọt ở nách, đinh râu.

Liều dùng: 15-30g, dạng thuốc sắc. Giã cây tươi đắp ngoài hay nấu nước rửa.

Ở Malaixia, nước sắc lá dùng uống trị sốt rét và dùng cho phụ nữ sau khi sinh uống.

Nước sắc vỏ dùng trị sốt cho trẻ em. Vỏ dùng làm thuốc gây nôn.

Quả chín dùng ăn có tính lợi sữa. Ở Java và Trung Quốc, người ta cũng dùng quả làm mứt. Quả đốt thành than ngâm nước hay rượu chữa đau răng.

Rễ sao vàng sắc uống điều kinh. Quả ăn sống gây ngộ độc.

Đơn thuốc:

1. Cụm nhọt: Giã lá và quả tươi và đắp vào chỗ đau.

2. Đinh râu: Búp Ngái lẫn với hạt Cau giã đắp.

3. Đau mắt: Nhựa Ngái phết vào giấy mỏng (cắt tròn thành đồng xu) dán vào đuôi con mắt 1-2 ngày.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Ngái. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Ngái, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Ngái || Cây Ngái || Ficus hispida L. f. || Tác dụng của cây Ngái || Tìm hiểu về cây Ngái || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo