Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Hoàng đằng - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Hoàng đằng. Fibraurea tinctoria Lour. - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Hoàng đằng. Tên khoa học: Fibraurea tinctoria Lour. (Nguồn ảnh: Internet)


Hoàng đằng

Hoàng đằng - Fibraurea tinctoria Lour., thuộc họ Tiết dê - Menispermaceae.

Mô tả: Dây leo to có rễ và thân già màu vàng. Lá mọc so le, dài 9-20cm, rộng 4-10cm, cứng, nhẵn; phiến lá bầu dục, đầu nhọn, gốc lá tròn hay cắt ngang, có ba gân chính rõ, cuống dài, hơi gần trong phiến, phình lên ở hai đầu. Hoa nhỏ, màu vàng lục, đơn tính, khác gốc, mọc thành chuỳ dài ở kẽ lá đã rụng, phân nhánh hai lần, dài 30-40cm. Hoa có lá đài hình tam giác; hoa đực có 6 nhị, chỉ nhị hơi hẹp và dài hơn bao phấn; hoa cái có 3 lá noãn. Quả hạch hình trái xoan, khi chín màu vàng. 493 Mùa hoa tháng 5-7.

Bộ phận dùng: Rễ và thân già - Radix et Caulis Fibraureae Tinctoriae

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông Dương và Malaixia, mọc hoang ở ven rừng nơi ẩm mát vùng núi, gặp nhiều từ Nghệ An vào tới các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Thu hái rễ và thân cây vào tháng 8-9, cạo sạch lớp bần bên ngoài, chặt từng đoạn, phơi khô hay sấy khô.

Thành phần hóa học: Hoạt chất trong Hoàng đằng là alcaloid mà chất chính là palmatin 1-3,5% và một ít jatrorrhizin, columbamin và berberin.

Tính vị, tác dụng: Hoàng đằng có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Palmatin có tác dụng ức chế đối với các vi khuẩn đường ruột.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa các loại sưng viêm, chữa đau mắt, sốt rét, kiết lỵ, viêm ruột ỉa chảy, viêm tai, lở ngứa ngoài da và cũng dùng làm thuốc bổ đắng. Ngày dùng 6-12g sắc uống và nấu nước rửa ngoài. Còn dùng dưới dạng thuốc bột, thuốc viên hay thuốc nhỏ mắt.

Đơn thuốc:

1. Chữa viêm đường tiết niệu, viêm gam virus, viêm âm đạo, bạch đới, viêm tai trong và hội chứng lỵ: Hoàng đằng, Mộc thông, Huyết dụ, mỗi vị 10-12g, sắc uống.

2. Viêm tai có mủ: Bột Hoàng đằng 20g trộn với phèn chua 10g, thổi dần vào tai ngày 2-3 lần.

3. Mắt sưng đỏ hoặc có màng: Hoàng đằng 4g, phèn chua chút ít, tán nhỏ, chưng cách thuỷ gạn lấy nước trong mà nhỏ mắt. Hoặc dùng bột palmatin chlorhydrat pha chế thành thuốc nước để nhỏ mắt. Có khi người ta phối hợp Hoàng đằng với Hoàng liên nấu thành thuốc chữa đau mắt.

4. Người ta còn dùng bột Hoàng đằng và cao Mức hoa trắng, hoặc phối hợp cao Hoàng đằng và cao Cỏ sữa lá lớn làm thuốc viên chữa kiết lỵ.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Hoàng đằng. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Hoàng đằng, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Hoàng đằng || Cây Hoàng đằng || Fibraurea tinctoria Lour. || Tác dụng của cây Hoàng đằng || Tìm hiểu về cây Hoàng đằng || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo