Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Hoàng cầm - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Hoàng cầm. Scutellaria baicalensis Georgi - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Hoàng cầm. Tên khoa học: Scutellaria baicalensis Georgi (Nguồn ảnh: Internet)


Hoàng cầm

Hoàng cầm - Scutellaria baicalensis Georgi (S. macrantha Fisch.), thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, mọc đứng, cao 30-50cm, thân vuông, phân nhánh nhiều. Rễ phình to thành hình chuỳ, mặt ngoài màu vàng sẫm, phần chất gỗ nham nhở, màu vàng nhạt, lõi ruột màu nâu vàng. Lá mọc đối, hình mác hẹp, đầu nhọn, mép nguyên, hầu như không cuống, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt, cả hai mặt đều có điểm tuyến đen. Hoa mọc sít nhau thành chùm dày ở đầu cành, màu lam tím; tràng hình ống dài chia hai môi, 4 nhị (2 dài, 2 ngắn), bầu có 4 ngăn. Quả màu nâu sẫm, trong có hạt tròn màu đen. Hoa tháng 7-8, quả tháng 8-9.

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Scutellariae, thường gọi là Hoàng cầm.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Sibêri, Bắc Trung Quốc đã được di thực vào nước ta. Trồng bằng hạt vào mùa xuân, phát triển tốt. Cũng có người trồng làm cảnh. Cây ngủ mùa đông, mùa xuân lại đâm chồi mọc lại. Thu hái rễ vào mùa xuân hay mùa thu, đem về cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, phơi đến hơi khô thì cho vào giỏ tre xóc cho rụng vỏ già bên ngoài, hoặc cạo bỏ vỏ ngoài, phơi hoặc sấy tiếp đến khô. Khi dùng tẩm rượu hai lần, sao qua.

Thành phần hóa học: Trong rễ Hoàng cầm có tinh dầu, các dẫn xuất flavon: baicalin, bacalein, wogonoside, wogonin, skullcapflavone I, H, oroxylin A; còn có tanin và chất nhựa.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, tả hoả, giải độc, cầm máu, an thai.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chữa sốt cao kéo dài, phế nhiệt, ho, kiết lỵ, đái dắt, ung nhọt, nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng huyết, an thai. Ngày dùng 4-16g dạng thuốc sắc hoặc bột.

Đơn thuốc:

1. Chữa phế nhiệt, ho ra máu, sưng phổi, thổ huyết: Hoàng cầm tán nhỏ, uống mỗi lần 4-5g, ngày uống 2-3 lần với nước cơm hoặc nước sắc Mạch môn làm thang.

2. Chữa đau bụng đi lỵ ra máu mũi, hay đau bụng khan: Hoàng cầm, Bạch thược mỗi vị 10g,  491 tán bột sắc uống.

3. Chữa động thai, đau bụng, kém ăn, bồn chồn: Hoàng cầm, Bạch truật, Củ gai, mỗi vị 10g sắc uống.

4. Chữa vết cứu, bỏng ra máu không dứt: Hoàng cầm tẩm rượu sao, tán bột uống 6-12g.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Hoàng cầm. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Hoàng cầm, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Hoàng cầm || Cây Hoàng cầm || Scutellaria baicalensis Georgi || Tác dụng của cây Hoàng cầm || Tìm hiểu về cây Hoàng cầm || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo