Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Tại sao chuột thích gặm vật cứng

Tại sao chuột thích gặm vật cứng. Thế Giới Động Vật

Hình minh họa: Tại sao chuột thích gặm vật cứng. Thế Giới Động Vật

(Nguồn ảnh: Internet)


Tại sao chuột thích gặm vật cứng

Trong giới động vật, động vật gây nguy hại lớn nhất cho loài người phải tính đến chuột. Nếu trong nhà có một con chuột thì sẽ thường xuyên phát hiện được không phải tủ bị gặm hỏng thì là quần áo bị gặm nát, đến nỗi hằng năm lương thực bị chuột làm hư hại và phần kiến trúc bị huỷ hoại không sao đếm xuể, vì vậy, khi nhắc đến chuột là mọi người đều căm ghét.

Thực ra, chuột không thích ăn vật cứng, chỉ cần bạn kiểm tra kĩ những chiếc tủ hoặc những đồ vật khác bị chuột gặm hỏng thường thấy ở gần đó để lại một đống vụn nát. Vậy thì tại sao chuột gặm vật cứng nhỉ?

Chuột gặm vật cứng không phải là không có nguyên nhân, chủ yếu là có liên quan đến răng cửa của chúng.

Răng của động vật nói chung mọc đến thời kì nhất định thì dừng lại, nhưng chuột lại không như vậy, hàm trên và hàm dưới của nó có một đôi răng cửa có thể mọc dài ra liên tục, một tuần có thể dài ra mấy mm.

Bạn có thể tưởng tượng là, nếu răng cứ mọc dài ra liên tục như vậy thì chẳng phải là đẩy miệng của chúng cứ há ra, không thể khép mở được sao? Trên thực tế không thể xảy ra tình huống này. Răng cửa của chuột một mặt vừa mọc, một mặt vừa dùng vật cứng để mài nó đi, như vậy có thể hạn chế được răng cửa mọc quá dài. Do vậy, chuột gặm vật cứng hoàn toàn là do răng cửa mọc ra liên tục mà dẫn đến một sự thích ứng về mặt sinh vật học, nhưng nó lại mang đến sự nguy hại rất lớn cho con người.

Tại sao răng cửa của chuột lại có thể mọc dài ra liên tục vậy nhỉ? Chúng ta biết rằng, thành phần chủ yếu của răng là chất xỉ cứng, phần giữa chất xỉ của mỗi một chiếc răng có một khoang rỗng, gọi là khoang tuỷ răng. Khi động vật còn bé, phần dưới của khoang tuỷ răng này mở, mạch máu và thần kinh có thể thông nhau, cung cấp dinh dưỡng, làm cho tế bào chất xỉ trong khoang tuỷ răng có thể không ngừng tiết ra chất xỉ, thúc đẩy răng dần dần phát triển, cuối cùng phá vỡ niêm mạc lợi, lộ ra bên ngoài. Nói chung răng của các động vật khác sau khi mọc xong, phần dưới của khoang tuỷ răng khép kín lại, tế bào chất xỉ không lấy được dinh dưỡng thì cũng ngừng mọc. Còn các động vật như chuột và thỏ do khoang tuỷ răng không khép kín nên răng cửa có thể mọc ra liên tục.

Nói chung chuột mà chúng ta thường nói đến là chỉ những con chuột nhà màu nâu, chuột nhà màu đen, chuột vàng và chuột nhắt... Thường xuyên ra vào hoạt động trong nhà. Nhưng, theo thống kê của toàn thế giới thì loài chuột có thói quen gặm nhấm vật cứng có khoảng hơn 450 loài. Vì vậy về mặt động vật học gọi loài động vật bé nhỏ này là "loài gặm nhấm". Loài động vật này phân bố rộng rãi ở các khu vực như đồng ruộng, thảo nguyên và rừng, gây nguy hại rất lớn cho nông nghiệp, lâm nghiệp.


Từ Khóa:

Tại sao chuột thích gặm vật cứng || Thế Giới Động Vật || Khám phá thế giới


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem Thêm Về Thế Giới Động Vật

Mắt của một số động vật có vú

Nếu các bạn chú ý quan sát thì sẽ phát hiện ra một hiện tượng rất thú vị, đó là mặc dù khuôn mặt của một số động vật có vú biến đổi nhiều, nhưng vị trí mắt của chúng lại có một điểm chung: những động vật ăn thịt như sư tử, hổ, báo, chó sói..., đôi mắt nhạy

Bí mật của động vật ngủ đông là gì

Mỗi khi mùa đông đến, nhím co vào trong hang bùn, cuộn tròn mình lại, không ăn không cử động. Nó thở rất yếu, tim đập cũng chậm đến khác thường, mỗi phút chỉ đập 10 - 20 lần. Nếu như ngâm nó vào trong nước, nửa tiếng cũng không thể chết được. Nhưng một con

Tại sao túi của loài động vật có túi lại có cái ở phía trước, có cái ở phía sau?

Loài động vật có túi là một loài động vật có vú bậc thấp, ví dụ như chuột túi, gấu túi, chồn túi, chó sói túi, v.v.. Đặc điểm lớn nhất của chúng là: phần bụng của chúng thông thường đều có một cái túi nuôi con, đứa con khi sinh ra chưa phát dục hoàn toàn,

Chuột cõng có thể giả chết như thật

Chuột cõng sinh sống ở vùng nhiệt đới Châu Mĩ, còn có tên gọi là chuột túi "Châu Mĩ", điểm không giống với chuột túi ở Australia là túi đựng con của thú cái chưa hoàn thiện. Do con chuột cõng thường trèo lên trên lưng thú mẹ, dùng đuôi quấn chặt lấy đuôi c

Tê tê bắt kiến như thế nào

Tê tê còn được gọi là xuyên sơn giáp, toàn thân được phủ lớp vảy cứng, giống như võ sĩ thời cổ đại khoác áo giáp sắt vậy, nhưng tính cách của nó lại rất ôn hoà, chưa bao giờ đánh nhau với các động vật lớn khác.

Tại sao mắt của thỏ trắng có màu đỏ

Thỏ nhà có các màu lông khác nhau, mắt của chúng cũng có màu sắc khác nhau, như màu đỏ, màu nâu chè, màu đen v.v.. Sở dĩ mắt của thỏ có màu sắc khác nhau như vậy là do trong cơ thể nó có chứa các sắc tố. Nói chung, màu sắc của mắt thường thống nhất với màu

Tại sao thỏ thích ăn phân của mình

Thỏ là một loài động vật ăn cỏ, chủ yếu sống ở thảo nguyên và vùng trồng hoa màu, chúng thích ăn cỏ xanh non và hoa màu, nhưng đôi khi chúng cũng ăn cả phân của chính mình thải ra trong đêm. Điều này có nguyên nhân gì vậy nhỉ?

Chuột có thể chui vào trong mũi của voi hay không?

Voi là động vật lớn nhất trên mặt đất, ngay đến cả sư tử được mệnh danh là "bá chủ Châu Phi" hay hổ được mệnh danh là "chúa tể của muông thú", khi nhìn thấy nó cũng phải nhượng bộ vài phần. Đặc biệt là voi có cái mũi (vòi) rất to và dài, linh hoạt giống nh

Sóc là chuyên gia bảo vệ môi trường tự nhiên

Giới tự nhiên có rất nhiều động, thực vật, chúng không chỉ làm tăng thêm màu sắc rực rỡ đa dạng cho thế giới này, mà còn làm cho đại gia đình trên cả Trái Đất này nằm ở một trạng thái đặc biệt và hài hoà, trong đó một bộ phận giống loài tương đối lớn đã cu

Chuột lữ phải nhảy xuống biển để chết

Chuột lữ là một loài động vật gặm nhấm cỡ nhỏ, thân dài khoảng 10 cm, sinh sống ở gần vành đai Bắc Cực. Loài động vật nhỏ bé này không sợ người, không có điểm gì đặc biệt để thu hút sự chú ý của người cả, nhưng chúng có một thói quen kì lạ không sao hiểu n

Chồn sóc là loài thú có lợi hay có hại

Chồn sóc tên gọi là chồn chó, là một loài thú nhỏ ăn thịt. Ban ngày chúng sống ở mồ mả, hốc tường, đống củi..., buổi tối ra ngoài hoạt động kiếm mồi. Chồn sóc nhanh nhẹn, xảo quyệt, nhưng lại rất nhát gan, hành động luôn luôn lén lút, đôi khi còn chui vào

Tại sao chồn sóc lại có thể ăn được nhím

Nhím là loài động vật cỡ nhỏ, chuyên ăn côn trùng, đặc điểm lớn nhất của nó là khắp thân mọc đầy gai nhọn. Khi nhím gặp động vật ăn thịt tương đối lớn thì lập tức rụt đầu co chân, cuộn tròn mình vào bụng, tạo thành một quả cầu gai vũ trang, khiến cho các đ

Hải li thích đắp đê

Hà li còn được gọi là hải li, là một loài động vật cỡ trung bình, dài hơn nửa mét, nặng 20 kg. Đặc điểm lớn nhất của nó là thích sửa chữa đắp đập, vì vậy chúng được con người gọi là "động vật kiến trúc sư".

Dơi có thể bắt mồi vào nửa đêm

Vào lúc nhá nhem tối mùa hè, dưới hiên nhà hoặc trong vườn, chúng ta thường xuyên có thể nhìn thấy dơi bay thấp, vừa bay vừa đớp côn trùng.

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo