Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Bí mật của động vật ngủ đông là gì

Bí mật của động vật ngủ đông là gì. Thế Giới Động Vật

Hình minh họa: Bí mật của động vật ngủ đông là gì. Thế Giới Động Vật

(Nguồn ảnh: Internet)


Bí mật của động vật ngủ đông là gì

Ngủ đông là một "pháp bảo" để động vật trốn tránh mùa đông lạnh giá với thức ăn thiếu thốn.

Mỗi khi mùa đông đến, nhím co vào trong hang bùn, cuộn tròn mình lại, không ăn không cử động. Nó thở rất yếu, tim đập cũng chậm đến khác thường, mỗi phút chỉ đập 10 - 20 lần. Nếu như ngâm nó vào trong nước, nửa tiếng cũng không thể chết được. Nhưng một con nhím khi tỉnh dậy, nếu ngâm vào trong nước 2 ~ 3 phút thì sẽ bị chết ngạt ngay.

Khi ngủ đông, thần kinh của động vật đi vào trạng thái tê liệt. Có người từng dùng ong để tiến hành thử nghiệm, khi nhiệt độ không khí ở 7 ~ 90C, thì cánh và chân của ong ngừng hoạt động, nhưng khi nhè nhẹ chạm vào nó thì cánh và chân của nó cũng có thể rung nhẹ; khi nhiệt độ không khí hạ thấp 4 ~ 60C, chạm vào ong lần nữa thì nó lại không hề có phản ứng gì, rõ ràng nó đã đi vào trạng thái mê man sâu; khi nhiệt độ không khí hạ xuống đến 4 ~ 0,50C, thì nó lại bước vào trạng thái ngủ rất sâu. Từ đó, có thể thấy rằng, khi động vật ngủ đông, mức độ tê liệt của thần kinh và nhiệt độ có quan hệ mật thiết với nhau.

Khi ngủ đông, thân nhiệt của động vật hạ thấp, quá trình trao đổi chất trong cơ thể biến đổi rất chậm chạp, chỉ đủ để duy trì được sự sống. Ngoài ra, mỡ của động vật nói chung trước khi ngủ đông tăng gấp 1~2 lần so với bình thường. Như vậy, không chỉ có thể giữ được thân nhiệt, mà điều quan trọng hơn là cung cấp sự tiêu hao trong cơ thể khi ngủ đông. Sau khi ngủ đông, trọng lượng cơ thể giảm bớt 35%; loài dơi ngủ đông 162 ngày, thể trọng có thể giảm bớt 33,5%.

Vậy thì, tại sao hằng năm vào thời gian nhất định thì động vật sẽ phải ngủ đông nhỉ?

Các nhà khoa học đã rút máu của con sóc đã đi vào ngủ đông trong điều kiện nhân tạo, tiêm vào trong tĩnh mạch của con sóc đang nhảy nhót, kết quả là nó giống như bị tê liệt vậy và nhanh chóng đi vào trạng thái ngủ đông một cách mê man.

Xem ra, trong máu của động vật ngủ đông có thể chứa một loại chất có thể kích thích ngủ đông. Cuộc thử nghiệm còn cho thấy, thời gian ngủ đông của động vật càng dài thì tác dụng chất kích thích ngủ đông trong máu của chúng càng mạnh.

Loại chất kích thích ngủ đông này là chất gì vậy?

Theo nghiên cứu, nó là một loại chất hình hạt tồn tại ở trong huyết thanh, đôi khi loại chất này cũng có thể dính ở trong hồng cầu, do đó làm cho hồng cầu có tác dụng kích thích ngủ đông.

Điều kì lạ là các nhà khoa học còn phát hiện ra trong máu của động vật ngủ đông tồn tại một loại chất khác đối kháng với chất kích thích ngủ đông. Loại chất này khi đạt được một trọng lượng nhất định trong máu thì sẽ làm cho động vật ngủ đông tỉnh lại.

Như vậy xem ra, lúc nào động vật bắt đầu ngủ đông không những được quyết định bởi chất kích thích, mà còn được quyết định bởi sự thay đổi tỉ lệ giữa chất kích thích và chất chống kích thích. Các nhà khoa học suy đoán rằng, động vật ngủ đông có thể từ đầu năm đến cuối năm đều đang "chế tạo" chất kích thích, còn chất chống kích thích có thể sau khi đi vào ngủ đông mới bắt đầu được sản sinh ra, cho đến khi mùa xuân ấm áp trở lại mới dần dần giảm bớt. Khi nồng độ của chất chống kích thích ở trong máu đủ để khống chế chất kích thích động vật mới có thể được tỉnh lại trong trạng thái ngủ đông...

Cho đến nay, mọi người vẫn chưa hoàn toàn tìm ra hết bí ẩn của động vật ngủ đông, cuộc tìm kiếm vẫn còn đang tiếp tục được tiến hành. Các nhà khoa học nhận thức rằng, việc nghiên cứu động vật ngủ đông không những xuất hiện nhiều điều thú vị, mà còn có giá trị thực tế rất lớn trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và y học.


Từ Khóa:

Bí mật của động vật ngủ đông là gì || Thế Giới Động Vật || Khám phá thế giới


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem Thêm Về Thế Giới Động Vật

Tại sao sau khi gà mái đẻ trứng lại hay cục tác

Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêu "cục tác". Tiếng kêu đẻ trứng của gà mái là một biểu hiện của sự hưng phấn. Bởi vì đẻ ra một quả trứng không phải là việc đơn giản, đặc biệt là gà có tình mẫu tử mạnh mẽ, thời gian ở trong tổ đẻ trứng tương đối dài,

Tại sao quả trứng gà có một đầu to một đầu nhỏ

Mỗi một người đều đã từng ăn trứng gà, cũng rất quen thuộc với trứng gà, hình dáng của quả trứng giống như một hình bầu dục có hai đầu không cân bằng, nhưng tại sao hai đầu của trứng gà lại một đầu to một đầu nhỏ vậy nhỉ? Muốn tìm hiểu vấn đề này, trước ti

Phân biệt gà trống, gà mái con

Gà con vừa chui ra khỏi vỏ giống như một nắm nhung có sự sống, nhưng những con gà con này nhìn đều rất giống nhau, có bí quyết nào có thể phân biệt được đâu là gà trống, đâu là gà mái không?

Tại sao khi vịt đi thường hay lắc lư

Khi vịt đi lại, cái cổ vươn rất dài, ưỡn ngực, lắc la lắc lư lạch bạch đi về phía trước. Tại sao vịt lại đi với tư thế như vậy? Muốn tìm hiểu vấn đề này, cần phải quan sát từ thói quen sinh sống của vịt.

Tại sao vịt nhà không biết ấp trứng

"Nước sông mùa xuân ấm, vịt biết trước tất cả", ở vùng Giang Nam - Trung Quốc, mỗi khi khí hậu dần dần ấm lên, ở trong ao, sông, lạch nhỏ, đàn vịt con vui vẻ thi nhau bơi trên mặt nước, sớm mang đến tin vui của mùa xuân. Điều người ta cảm thấy kì lạ là nhữ

Động vật có thể cho chúng ta cảm giác yêu hoặc ghét

Trong truyện cổ tích, các công chúa xinh đẹp hiền hậu thường dắt theo những động vật nhỏ đáng yêu, những động vật nhỏ này rất thông minh, hoạt bát, giống như thiên sứ vậy; ngoài ra còn có rất nhiều bạn nhỏ cũng rất yêu quý những chú chó, chú mèo nhỏ. Nhưng

Mắt của một số động vật có vú

Nếu các bạn chú ý quan sát thì sẽ phát hiện ra một hiện tượng rất thú vị, đó là mặc dù khuôn mặt của một số động vật có vú biến đổi nhiều, nhưng vị trí mắt của chúng lại có một điểm chung: những động vật ăn thịt như sư tử, hổ, báo, chó sói..., đôi mắt nhạy

Tại sao túi của loài động vật có túi lại có cái ở phía trước, có cái ở phía sau?

Loài động vật có túi là một loài động vật có vú bậc thấp, ví dụ như chuột túi, gấu túi, chồn túi, chó sói túi, v.v.. Đặc điểm lớn nhất của chúng là: phần bụng của chúng thông thường đều có một cái túi nuôi con, đứa con khi sinh ra chưa phát dục hoàn toàn,

Chuột cõng có thể giả chết như thật

Chuột cõng sinh sống ở vùng nhiệt đới Châu Mĩ, còn có tên gọi là chuột túi "Châu Mĩ", điểm không giống với chuột túi ở Australia là túi đựng con của thú cái chưa hoàn thiện. Do con chuột cõng thường trèo lên trên lưng thú mẹ, dùng đuôi quấn chặt lấy đuôi c

Tê tê bắt kiến như thế nào

Tê tê còn được gọi là xuyên sơn giáp, toàn thân được phủ lớp vảy cứng, giống như võ sĩ thời cổ đại khoác áo giáp sắt vậy, nhưng tính cách của nó lại rất ôn hoà, chưa bao giờ đánh nhau với các động vật lớn khác.

Tại sao mắt của thỏ trắng có màu đỏ

Thỏ nhà có các màu lông khác nhau, mắt của chúng cũng có màu sắc khác nhau, như màu đỏ, màu nâu chè, màu đen v.v.. Sở dĩ mắt của thỏ có màu sắc khác nhau như vậy là do trong cơ thể nó có chứa các sắc tố. Nói chung, màu sắc của mắt thường thống nhất với màu

Tại sao thỏ thích ăn phân của mình

Thỏ là một loài động vật ăn cỏ, chủ yếu sống ở thảo nguyên và vùng trồng hoa màu, chúng thích ăn cỏ xanh non và hoa màu, nhưng đôi khi chúng cũng ăn cả phân của chính mình thải ra trong đêm. Điều này có nguyên nhân gì vậy nhỉ?

Tại sao chuột thích gặm vật cứng

Trong giới động vật, động vật gây nguy hại lớn nhất cho loài người phải tính đến chuột. Nếu trong nhà có một con chuột thì sẽ thường xuyên phát hiện được không phải tủ bị gặm hỏng thì là quần áo bị gặm nát, đến nỗi hằng năm lương thực bị chuột làm hư hại v

Chuột có thể chui vào trong mũi của voi hay không?

Voi là động vật lớn nhất trên mặt đất, ngay đến cả sư tử được mệnh danh là "bá chủ Châu Phi" hay hổ được mệnh danh là "chúa tể của muông thú", khi nhìn thấy nó cũng phải nhượng bộ vài phần. Đặc biệt là voi có cái mũi (vòi) rất to và dài, linh hoạt giống nh

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo