Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Lộc vừng - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Lộc vừng. Barringtonia acutangula (L) Gaertn - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Lộc vừng. Tên khoa học: Barringtonia acutangula (L) Gaertn (Nguồn ảnh: Internet)


Lộc vừng

Lộc vừng, Chiếc- Barringtonia acutangula (L) Gaertn, thuộc họ Lộc vừng - Lecythidaceae.

Mô tả: Cây gỗ trung bình cao 8-10m, cành già màu nâu đen. Lá xoan, thuôn, thon hẹp ở gốc, tù hay hơi có mũi ở đầu, dài 8-12cm, rộng 4-5cm, nhạt màu, cứng, cuống lá ngắn thường có màu đỏ, hoa nhiều, thành chùm dạng bông ở ngọn, mảnh, dài 40cm hay hơn. Quả thuôn hay bầu dục, dài 3cm, dày 2cm, có 4 góc rẽ gần như là cành. Hạt đơn độc. Hoa tháng 7, quả tháng 9.

Bộ phận dùng: Vỏ, thân, quả - Cortex et Fructus Barringtoniae Acutangulae.

Nơi sống và thu hái: Cây phân bố ở khắp nước ta, mọc hoang ở rừng thưa, bờ bãi hoặc chỗ ẩm mát ở đồng bằng và trung du. Thường mọc ven bờ các ao, đầm, hồ nước ngọt và nước lợ. Còn phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Ðộ, Mianma, Xri Lanca, Malaixia. Thu hái vỏ thân quanh năm, thái phiến, phơi khô. Quả thường dùng tươi.

Thành phần hoá học: Hạt chứa tanin, gôm nhựa và 2 saponin, một chất cố độc là glucosid - saponin có tên là barringtonin.

Tính vị, tác dụng: Vỏ se và hạ nhiệt, quả cũng có vị se. Gỗ có tính cầm máu. Rễ rất đắng giải nhiệt, giải khát.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá non và chồi non mà ta gọi là Lộc vừng có vị chát chát dùng ăn ghém với rau và các thức ăn khác. Vỏ thân thường dùng chữa đau bụng, sốt, ỉa chảy.

Liều dùng 8-16g vỏ sắc uống. Dùng nước ép quả bôi chữa chàm. Ta cũng dùng quả làm thuốc duốc cá. Ở Campuchia, người ta dùng vỏ thân uống trong trị ỉa chảy và bệnh lậu và trị sốt rét.

Dùng ngoài lấy vỏ nhai với Cần thăng để lấy nước dùng trị các vết cắn và các vết thương do côn trùng độc cắn. Nước sắc vỏ cũng dùng trị các vết thương. Gỗ ngâm nước cho một chất lỏng có tính cầm máu dùng để uống trong trường hợp kinh nguyệt quá nhiều. Quả nghiền thành bột, trộn với đường dùng trong trường hợp viêm lợi răng. ở Ấn Ðộ, người ta dùng vỏ cây, rễ và hạt để duốc cá, tuy đắng nhưng không gây độc và cũng dùng hạch quả trộn với sagon dùng điều trị ỉa chảy.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Lộc vừng. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Lộc vừng, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Lộc vừng || Cây Lộc vừng || Barringtonia acutangula (L) Gaertn || Tác dụng của cây Lộc vừng || Tìm hiểu về cây Lộc vừng || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo