Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Khoai lang luộc trong bao lâu - Khoai lang luộc để được bao lâu - Mẹo vặt về ăn uống


Món ăn Khoai lang là một món ăn dân dã và thân thuộc với người Việt Nam, đặc biệt là ở những vùng quê. Nhớ thời còn bé, thi thoảng được mẹ luộc cho nồi khoai lang chấm muối mè, cùng nhau bóc ăn nói cười vui vẻ, món khoai lang ngày ấy thật tuyệt vời.

khoai lang luộc trong bao lâu và để được bao lâu

Luộc khoai lang tưởng dễ mà khó, phải tự tay làm mới biết cách luộc khoai ngon không hẳn dễ dàng đâu, bởi nếu luộc chín khoai lang thì quá đơn giản, còn nếu luộc mà khoai vẫn bở và ngọt, chảy mật ngọt thì không dễ chút nào. phải có mẹo và cả kinh nghiệm nữa đấy. Bài viết dưới đây sẽ chỉ bạn những Cách luộc khoai lang đúng cách và ngon nhất để có một nồi khoai luộc thật ngon. Bạn đừng ngạc nhiên nếu những bí quyết đó thật sự đơn giản nhé.

Để có một nồi khoai lang luộc ngon nhất trước tiên là cách chọn mua những củ khoai lang ngon.

khoai lang luộc trong bao lâu và để được bao lâu

Nên chọn củ khoai lang còn cứng, tươi, không bị thâm, dập hay bị nứt, sứt. Không nên mua củ to quá dễ bị xơ, mà chỉ nên chọn củ cỡ vừa.

Những củ bị rỗ, có màu đen là những củ bị hà, đã hỏng không ăn được nên loại bỏ.

Khoai lang mua không nên bảo quản trong tủ lạnh, nó sẽ nhanh hỏng và bị mất mùi vị, bị héo. Hãy để khoai ở nơi thoáng mát, không bọc kín trong túi nilon, đừng để ở chỗ ấm và ẩm thấp khoai sẽ mọc mầm. Nếu bảo quản tốt có thể để khoai từ 7 – 10 ngày.

Ngày nay trên thị trường xuất hiện đa dạng chủng loại khoai lang như khoai tím, khoai vàng, hay khoai trắng bở. Dù ở dạng nào đi chăng nữa, chúng cũng rất giàu nguồn dinh dưỡng.

Cách 1:

khoai lang luộc trong bao lâu và để được bao lâu

Đây là cách luộc khoai ngon hay được sử dụng nhất, vì không cần thêm gia vị gì phức tạp, chỉ cần một chút muối thêm vào thôi.

Khoai lang rửa sạch, cho khoai vào nồi, thêm ít muối ( khoảng 1/3 muỗng cafe ) và nước cho vừa ngập khoai, luộc đến khi xiên được bằng đũa mà khoai không bị nát (đun sôi khoảng 15 phút sau đó vặn nhỏ lửa dần) . Sau đó chắt hết nước, đun một chút cho khoai hơi cháy sém, khoai lúc này rất bùi  và thơm.

Cách 2:

khoai lang luộc trong bao lâu và để được bao lâu

Lấy mắt của cây mía rải đều xuống đáy nồi rồi cho khoai lên trên, đổ nước ngập khoai khoảng 5cm rồi luộc. Đun khoảng 15 – 20 phút, lấy đũa xiên thử, nếu thấy mềm là được.Chắt hết nước ra , đun thêm khoảng 3-5 phút cho khoai cháy sém thì thôi. Với cách làm này khoai sẽ ngọt hơn rất nhiều.

Cách 3:

khoai lang luộc trong bao lâu và để được bao lâu

Ngoài ra, để khoai ngọt hơn, thay vì luộc, bạn có thể hấp cách thủy. Cho khoai vào nồi có xửng để hấp, sắp những củ lớn phía dưới, củ nhỏ ở trên, để lửa lớn. Khi nước trong nồi sôi một lúc thì rắc đều lên khoai ít muối, hấp thêm vài phút rồi dùng đũa xiên qua để kiểm tra, khoai chín là được.

Cách này khi ăn không tạo cho người ăn quá khát nước vì khoai không quá khô với khoai hấp thông thường. Món này chấm ăn kem với muối đậu hoặc muối mè thì quá tuyệt vời.

Bên cạnh đó, không chỉ luộc khoai cho ngon là được mà còn tùy vào chất lượng khoai, nên chọn loại khoai không sơ, chứa nước nhiều, loại vừa phải, nhỏ hơn càng tốt.

Trên đây là những cách luộc khoai lang ngon, tuy đó chỉ là một vài mẹo nhỏ thôi nhưng các bạn có thể áp dụng để luộc nồi khoai của mình thơm ngon hơn rất nhiều. Chúc bạn thành công để cùng gia đình, bạn bè thưởng thức nhé

Khoai lang luộc để được bao lâu

khoai lang luộc trong bao lâu và để được bao lâu

Khoai lang ăn khi còn nóng là tốt nhất. Khoai sẽ ngọt và thơm hơn đồng thời ăn không bị ngán

Khoai lang đã luộc thường chỉ sử dụng trong ngày nếu bảo quản ở điều kiện thường cho tới khi có mùi lạ hoặc củ khoai xuất hiện chất nhầy, hơi nhớt có nghĩa là khoai đã bị thiu và không sử dụng được nữa cho dù bạn có luộc chín lại

Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, khoai lang luộc chín có thể để được tới gần 2 ngày. Khoai lang để nguội củ sẽ săn chắc hơn nhưng mùi vị sẽ kém thơm ngon hơn

Thông thường ta nên hấp lại hoặc làm nóng khoai lang đẻ đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt lưu ý không bảo quản khoai lang trong túi nilong vì độ ẩm cao sẽ làm khoai nhanh chóng bị thiu. Không sử dụng khi khoai đã có mùi lạ. Ta nên sử dụng rổ lưới hoặc dĩa để bảo quản khoai lang chín và nên sử dụng ngăn mát của tủ lạnh

15 tác dụng của củ khoai lang mang đến những điều tuyệt vời cho sức khỏe

Dưới đây là 15 tác dụng của khoai lang mà có thể bạn chưa biết:

1. Ngăn ngừa thiếu vitamin A

Vì chứa lượng beta carotene cao nên khoai lang là một nguồn cung vitamin A tuyệt vời cho cơ thể. Sau khi chúng ta ăn khoai lang, beta carotene có trong khoai sẽ được gan chuyển thành vitamin A, mỗi phân tử beta carotene tạo ra hai phân tử vitamin A.

Cơ thể chúng ta cần vitamin A để có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau và tăng khả năng chống nhiễm trùng về sau.

2. Quản lý bệnh đái tháo đường

Việc tiêu thụ khoai lang giúp giảm thiểu sự xuất hiện của tình trạng kháng insulin. Loại củ này có chỉ số đường huyết thấp, có nghĩa là chúng giải phóng đường vào máu rất chậm, so với các loại thực phẩm giàu tinh bột khác. Sự giải phóng ổn định này giúp kiểm soát lượng đường trong máu của một người. Do đó, khoai lang có thể được sử dụng để điều chỉnh lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường).

Ngoài ra, trong loại củ này có magie và hàm lượng chất xơ cao rất quan trọng trong việc quản lý và phòng ngừa bệnh đái tháo đường.

3. Giảm mức độ căng thẳng

Khoai lang có lượng magie cao, một khoáng chất quan trọng để cơ thể hoạt động tốt. Ngoài ra, magie còn có một công dụng tuyệt vời là giúp giảm lo lắng và căng thẳng.

Người bị thiếu magie có liên quan mật thiết đến nguy cơ rơi vào căng thẳng, trầm cảm và lo lắng cao hơn. Do đó, việc ăn khoai lang có thể giúp bổ sung lượng magie, hỗ trợ điều trị trầm cảm và các hành vi liên quan đến lo lắng.

4. Thúc đẩy hoạt động chống viêm

Không chỉ có chứa một lượng vitamin tốt có đặc tính chống viêm tuyệt vời mà khoai lang còn có nồng độ choline cao. Choline là một chất dinh dưỡng rất tuyệt vời. Một trong những lợi ích tốt nhất của choline là làm giảm phản ứng viêm của cơ thể nên dẫn đến tình trạng viêm ít hơn. Ngoài ra, khoai lang còn chứa anthocyanin, chất quan trọng để ngăn ngừa và giảm viêm trong các tế bào ung thư ruột kết, giảm sự tăng sinh tế bào ở một số tế bào ung thư.

Do có chứa choline và anthocyanin mà khoai lang trở thành một thực phẩm thiết yếu trong việc giúp giảm và ngăn ngừa viêm.

5. Ngăn ngừa, bảo vệ và điều trị ung thư

Khoai lang tím đặc biệt hiệu quả trong việc chống ung thư. Các thành phần có trong khoai lang tím có thể ức chế sự phát triển của các bệnh ung thư cụ thể như ung thư dạ dày, ung thư vú và ung thư ruột kết. Nồng độ anthocyanin cao trong khoai lang tím là lý do giải thích vì sao loại củ này có ích trong hoạt động chống ung thư trong ung thư vú và ung thư dạ dày.

Chiết xuất từ ​​khoai lang có thể tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, đảm bảo rằng ung thư không lan rộng hoặc phát triển đến bất kỳ bộ phận nào khác của tuyến tiền liệt.

6. Giúp bảo vệ vết loét

Tình trạng loét xảy ra khi các mô bị viêm bong ra và có thể gây đau đớn rất nhiều. Chiết xuất từ ​​khoai lang rất tốt cho việc bảo vệ các mô đường tiêu hóa khỏi những vết loét do việc dùng thuốc aspirin gây ra. Vì vậy, khoai lang có thể được sử dụng trong việc quản lý và điều trị loét đường tiêu hóa.

7. Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Khi quá trình oxy hóa diễn ra trong cơ thể có thể làm xuất hiện các biến chứng như xơ vữa động mạch, dẫn đến sự phát triển của nhiều bệnh tim mạch.

Các chất chiết xuất từ ​​khoai lang chứa hàm lượng polyphenol cao, sẽ ngăn chặn quá trình oxy hóa, giúp làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch. Loại củ này cũng chứa các chất xơ hòa tan có liên quan mật thiết đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, anthocyanin, chất xơ, polyphenol… có trong những củ khoai lang rất hữu ích trong việc chống lại các bệnh về tim mạch.

8. Chứa thuộc tính kháng khuẩn

Các chất chiết xuất từ ​​những củ khoai này có chứa đặc tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn gây bệnh thương hàn và viêm phổi. Hàm lượng chất xơ trong khoai lang có thể giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trong thực phẩm. Đây là lý do tại sao khoai lang được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị các loại nhiễm trùng và nhiều bệnh khác nhau.

9. Cải thiện tóc và da

Loại củ này rất giàu vitamin A, C và E tốt cho tóc và da.

Vitamin E có khả năng làm tăng sự phát triển và tăng mật độ tóc ở những người bị rụng tóc nhiều. Nguyên do là loại vitamin này có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp giảm một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng rụng tóc là stress oxy hóa.

Vitamin C được sử dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề về da liễu như điều trị tăng sắc tố và lão hóa da. Vitamin C cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen, một loại protein cấu trúc quan trọng của da. Loại vitamin này cũng có đặc tính chống viêm nên giúp quản lý các vấn đề về da như mụn trứng cá và giúp vết thương nhanh lành.

10. Hỗ trợ tiêu hóa

Nhiều người biến đến tác dụng của khoai lang là giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa và sức khỏe đường ruột do loại củ này có hàm lượng chất xơ cao. Việc tiêu thụ khoai lang có thể làm tăng lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể giúp quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường. Loại củ này cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa táo bón. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thêm khoai lang vào thực đơn cho trẻ để con được hưởng lợi ích tuyệt vời này.

11. Điều hòa huyết áp

Vì rất giàu kali và magie nên việc tiêu thụ khoai lang có thể giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Việc cơ thể được hấp thụ lượng kali cao hơn dẫn đến huyết áp thấp hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề mạch vành hoặc đột quỵ.

Ngoài ra, magie là một khoáng chất có công dụng giảm huyết áp do đó giúp ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp hiệu quả.

12. Tăng khả năng sinh sản

Nhờ lượng vitamin A cao mà khoai lang trở thành một trong những loại rau tốt nhất cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì giúp tăng cường khả năng sinh sản. Đây có lẽ là một tác dụng của khoai lang mà ít người biết đến.

Vitamin A đóng vai trò chính trong việc cải thiện hiệu suất sinh sản và sự thiếu hụt loại vitamin này có thể dẫn đến vô sinh thứ phát ở phụ nữ. Ngoài ra, khoai lang còn có chứa sắt, một khoáng chất rất tốt trong việc thúc đẩy khả năng sinh sản. Do đó, việc tăng lượng sắt và vitamin A từ khoai lang có thể giúp tránh nguy cơ vô sinh thứ cấp và giảm nguy cơ vô sinh liên quan đến vấn đề rụng trứng ở phụ nữ.

13. Cải thiện thị lực

Vitamin A có trong khoai lang giúp cải thiện thị lực. Loại vitamin này không chỉ rất quan trọng trong sự hình thành các sắc tố khác nhau chịu trách nhiệm cho sự hấp thụ ánh sáng của mắt mà cũng duy trì cấu trúc thích hợp của võng mạc.

Tình trạng thiếu vitamin A sẽ dẫn đến thị lực kém và cũng có thể là nguyên nhân gây mù lòa. Ngoài ra, tình trạng này cũng liên quan đến các bệnh về mắt như loét giác mạc, khô giác mạc và viêm kết mạc.

Vitamin A, C và E có trong loại củ này rất tốt trong việc cải thiện thị lực tốt hơn và ngăn ngừa các vấn đề về mắt.

14. Giúp quản lý cân nặng

Trong khoai lang chứa một lượng chất xơ có thể lên men và hòa tan nên có thể cung cấp cho cơ thể một cơ chế tự duy trì và tự điều chỉnh cân nặng một cách tự nhiên. Các chất xơ như pectin không chỉ đem lại hiệu quả trong việc giảm lượng thức ăn mà còn làm tăng hoạt động của các hormone trong cơ thể. Do đó, việc tiêu thụ khoai lang sẽ dẫn đến lượng chất xơ cao hơn, giúp giảm cân hiệu quả.

15. Tăng cường trí nhớ

Khoai lang chứa anthocyanin, một chất có tính chống oxy hóa mạnh. Do đó, việc ăn khoai lang có thể đem lại hiệu quả cao trong vấn đề giúp tăng cường trí nhớ.


Từ Khóa:

Khoai lang luộc trong bao lâu - Khoai lang luộc để được bao lâu || Mẹo vặt về ăn uống || Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày ||


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem thêm Mẹo vặt về ăn uống

Những Điều Cần Lưu ý Khi Ăn Bữa Tối

Những Điều Cần Lưu ý Sau Bữa Ăn

Cách Chọn Mua và Chế Biến Một Số Loại Rau

Suy nhược cơ thể

Vỏ cam quýt giảm cholesterol

Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ

Các Bệnh Về Mắt

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo