Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Giềng giềng - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Giềng giềng. Butea monosperma - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Giềng giềng. Tên khoa học: Butea monosperma (Nguồn ảnh: Internet)


Giềng giềng

Giềng giềng, Cây lâm vố - Butea monosperma (Lam.) Taub., (B. frondosa Roxb. ex Willd) thuộc họ Ðậu -Fabaceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 8-10m, có thân vặn và cành không đều. Lá to, kép lông chim lẻ; lá chét 10- 20cm, không giống nhau. Lá chét cuối hình thoi-mắt chim, các lá chét bên không cân, hình trái xoan hay trái xoan ngược, tù, mặt dưới có nhiều lông mềm, dày đặc. Hoa màu da cam sáng chói, cong, có lông mềm, xếp thành chuỳ dài. Quả thuôn, tù ở hai đầu, hơi có lông mềm màu trắng, có vân mạng, mép quả dày. Hạt màu đỏ, hình bầu dục rộng, nhẵn và phẳng. Hoa tháng 6-10.

Bộ phận dùng: Nhựa, hạt và vỏ - Resina, Semen et Cortex Buleae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Xri Lanka, các nước Ðông Dương đến Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc nhiều ở những chỗ trống vùng đồng bằng và trong các savan, trên đất sét cát ở độ cao tới 1500m, từ Quảng Trị đến Ðồng Nai. Có khi trồng vì cụm hoa đẹp.

Thành phần hoá học: Nhựa chích từ cây gồm gần phân nửa là gôm. Từ gôm cây đã tách được leucocynictin; còn có pyrocatechin, acid kinotannic và gôm. Lá và hoa đều chứa glucosid. Trong hạt có 3 alcaloid độc đối với giun đất; hạt chứa 18,97% một chất dầu màu vàng; hạt tươi chứa các men proteolytic và lipolytic. Hoa chứa 1,5% glucosid butrin 0,3% butein, 0,04% butin, 0,02% một glucosid và một heterosid.

Tính vị, tác dụng: Nhựa cây có màu đỏ, đông lại ngoài không khí, phồng lên trong nước lã và làm cho nước có màu đẹp. Nhựa này có vị se. Hạt có tính tẩy và trừ giun. Lá se, bổ. Hoa se, lợi tiểu, lọc máu và kích dục. Vỏ và hạt trị nọc độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, hạt dùng thay thế santonin để trục giun. Gôm nhựa cây được dùng trị ỉa chảy và kiết lỵ. Vỏ cây và hạt dùng trị rắn độc. Ở Campuchia, nhựa cây được dùng trị ỉa chảy của trẻ em và người lớn. Cũng dùng để băng bó các vết thương và vết loét bằng cách phối hợp với nhựa Dầu mè (Jatropha curcas) để tạo thành bột đắp lên vết thương và các mụn nhọt và viêm hạch. Người ta dùng lá Sa nhân (Amomum zerumbet) và giã ra với tỷ lệ 8 phần lá cây, 2 phần muối ăn và 1 phần nhựa Giềng giềng.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Giềng giềng. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Giềng giềng, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Giềng giềng || Cây Giềng giềng || Butea monosperma || Tác dụng của cây Giềng giềng || Tìm hiểu về cây Giềng giềng || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo