Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Giải độc thận - Lời khuyên hữu ích cho sức khỏe


Giải độc thận

1. Vai trò và chức năng của thận

• Theo Tây y, thận là cơ quan thuộc hệ bài tiết của con người, có cấu trúc tuyến, về cơ bản, chức năng của thận là làm sạch cơ thể khỏi các sản phẩm nitrogen. ở người lớn, thận có hình hạt đậu, màu nâu nhạt.

Chiều dài quả thận ở người lớn là 10 - 12cm, chiều rộng 5 - 6cm, độ dày 3 - 4cm. Mép lồi của thận hướng ra phía ngoài và hơi chếch ra đằng sau. Mép lõm của thận thì đối diện với quả thận bên kia. Mỗi quả thận có hai cực: trên và dưới. Cực trên tròn hơn, một phần bị che bởi tuyến thượng thận.

Quả thận bên phải thường nằm ở vị trí thấp hơn quả thận bên trái 2 - 3cm. Cho nên sỏi thận thường gặp ở quả thận bên phải, ớ phụ nữ, thận nằm thấp hơn ở nam giới.

Trong vòng 24 giờ, chừng 150 lít máu được lọc qua thận.

Việc lọc máu và thấm ngược trở lại được thực hiện qua lớp biểu mô. Do đó chất lượng hoạt động của thận tùy thuộc rất nhiều vào đặc điểm chức năng của biểu mô. Hoạt động chức năng của biểu mô phụ thuộc vào vitamin A trong cơ thể.

Từ 100 lít chất lỏng đi qua tiểu cầu thận, chỉ có 1 lít biến thành nước tiểu, 270g natri được lọc thì có 263g trở lại máu.

Sự hình thành nước tiểu là kết quả tổng hòa của nhiều quá trình nhằm bảo đảm tính ổn định môi trường bên trong. Thận có các chức năng sau:

a) Bài thải các chất khác lạ và các sản phẩm không bay hơi của sự trao đổi, chủ yếu là sản phẩm nitrogen.

b) Điều hòa sự ổn định của nồng độ natri.

c) Điều hóa khối lượng nước ngoài tế bào của cơ thể.

d) Điều hòa sự ổn định của mật độ ion trong máu.

e) Điều hòa sự cân bằng acid - kiềm của cơ thể.

Niệu đạo có chiều dài 22 - 25cm ở nam giới, 2,4 - 4cm ở nữ giới. Chỗ rộng nhất là trong niệu đạo: l,25cm.

Niệu quản có chiều dài 28 - 34cm. Nước tiểu chảy trong niệu quản nhờ nhu động co tích cực đẩy nó đi. Đường kính của niệu quản có thể tăng hẳn lên nhờ tính đàn hồi cao và trong trường hợp bí tiểu, nó có thể phình rộng ra đến 8cm.

• Theo Đông y, thận có nhiều vai trò hơn Tây y hình dung.

Với vai trò điều hòa nội môi và tác động lên hệ thần kinh, thận được coi là cơ quan chủ đạo trong việc duy trì cân bằng trong cơ thể (thậm chí còn quan trọng hơn cả tim, gan, phổi...).

Theo Hải Thượng Lãn ông, giữa 2 quả thận là Mệnh môn, có vai trò hàng đầu trong duy trì sinh mệnh con người. Khi chức năng điều hòa nội môi (điều hòa khí huyết) của thận suy giảm, hàng loạt triệu chứng sẽ diễn ra (cao huyết áp, mệt mỏi toàn thân, nhức xương khớp, yếu sinh lý, mất ngủ...).

Dù quan niệm Đông hay Tây y, việc làm sạch thận và tăng cường chức năng thận luôn là vấn đề quan tâm lớn.

2. Sỏi thận - một loại xỉ lắng cặn

Cơ chế tích sỏi

Một loại nhiễm độc thận tiêu biểu là bệnh sỏi thận.

Hippocrates, Galen, các thầy thuốc Ba Tư và Arab từng xác định rằng, nguồn gốc bệnh sỏi thận phụ thuộc vào đặc điểm địa lý của địa phương, vào điều kiện khí hậu, vào nước uống.

Tư liệu hiện đại như sau: Bệnh sỏi thận là do phá vỡ hoặc thay đổi tỉ lệ giữa acid uric và các loại muối khác, các chất keo của nước tiểu; calcium Oxalate có thể lắng đọng thành tinh thể. Nước tiểu của người khỏe mạnh và của người bị sỏi thận chứa các mucoprotein khác nhau mang điện tích âm. Trong bệnh sỏi thận, calcium liên kết chặt chẽ với các mucopolysaccharide âm, thành phức hệ không hòa tan. Nước tiểu bình thường chứa khoảng 90mg chất keo sinh vật, trong khi nước tiểu của người bị bệnh sỏi thận chứa trung bình đến 500mg. Khi thiếu vitamin A, sỏi sẽ hình thành. Thực nghiệm đã xác định rằng vitamin A (beta-carotene) cản trở việc hình thành sỏi và làm tan các viên sỏi đã hình thành.

Tính chất dinh dưỡng có ý nghĩa nhất định gây ra bệnh sỏi thận, nhất là ở lứa tuổi trẻ em. Việc cho trẻ sơ sinh ăn cháo, ăn bột quá sớm và chỉ cho ăn thứ đó dẫn đến tỉ lệ tử vong và mắc bệnh khá cao. Loại bỏ thiếu sót lệch lạc trong chế độ dinh dưỡng sẽ hạ thấp tỉ lệ đó. Lưu ý rằng, cháo và bột giàu calcium, nhưng thứ calcium ấy đã bị xử lý nhiệt, không được cơ thể chúng ta hấp thụ, mà trở thành nguồn tạo ra sỏi thận.

Đó là nguyên nhân chính giải thích vì sao sau khi lấy hết sỏi ra, sỏi mới lại tiếp tục phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống không đúng.

Virus, bằng cách nào đó đột nhập vào thận, có thể gây ra bệnh sỏi thận. Tụ cầu khuẩn ở ngay trong thận có ảnh hưởng đến phản ứng của nước tiểu, chuyển phản ứng có tính acid thành phản ứng kiềm, kết quả là trong nước tiểu có cặn lắng đọng.

Các vi khuẩn trong ruột cũng có ý nghĩa nhất định trong việc tạo sỏi. Chẳng hạn trong ruột người có loại vi khuẩn sản sinh ra vôi calcium Oxalate. Việc nhân rộng số vi khuẩn này (do chế độ ăn uống) sẽ xuất hiện Oxalate-niệu ở người khỏe mạnh do trong ruột có quá nhiều Oxalate.

Gan cũng có ý nghĩa lớn đối với việc tạo thành sỏi thận, bởi một trong các chức năng của gan là tạo urea. Urea chỉ được tạo ra ở gan, nó chính là sản phẩm cuối cùng của sự trao đổi chất đạm, urea được thận thải ra ngoài.

Nước tiểu là dung dịch các muối (các chất kết tinh) hữu cơ và vô cơ, được duy trì ở trạng thái hòa tan, bởi điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, bởi tỉ lệ muối acid và chủ yếu nhờ sự hiện diện của các chất keo bảo vệ. chúng giữ muối ở trạng thái hòa tan, không để muối lắng đọng, về tầm quan trọng của chất keo đối với việc hòa tan muối, ta có thể thấy rõ qua ví dụ acid uric hòa tan trong nước với tỉ lệ thích hợp. chất keo bảo vệ là những hạt hữu cơ nhỏ nhất lơ lửng trong nước tiểu và gồm các chất nhuộm của nước tiểu. Lượng nước tiểu thải ra một ngày đêm có khoảng 1g chất keo bảo vệ. Quyết định hiệu quả bảo vệ là tính đặc thù của chúng. Một phần chúng nằm trong máu, một phần khác hình thành trong thận dưới tác động của các tế bào thận. Do đó, quá trình tạo sỏi trong thận có thể một phần được coi như là hậu quả của sự hình thành chưa đủ về số lượng cũng như về chất lượng các chất keo bảo vệ, như là một thứ bệnh của tế bào thận. Một nhân tố quan trọng làm thay đổi hoạt động chức năng của thận là phá vỡ sự điều tiết hoạt động đó bởi hệ thần kinh trung ương.

Khối lượng sỏi thận trung bình chừng 20 - 50g. Nhưng cũng có khi nhiều tới vài kilogram. sỏi thường gặp nhất trong quả thận bên phải, bởi vì ruột già ở bên phải có thành ruột mỏng, các chất độc ngấm qua đó tác động xấu tới quả thận bên phải.

Ngoài ra quả thận bên phải có khuynh hướng dễ bị trì trệ. sỏi ở cả hai quả thận chiếm 10-17% trường hợp.

Có thể sử dụng gì khi bị sỏi thận?

Các thầy thuốc thời cổ cũng như thời nay đều khuyên uống nhiều nước và tắm nước nóng để chống bệnh sỏi thận.

Phải uống nhiều nước để rửa sạch hai bể thận, đồng thời giảm nồng độ các chất trong nước tiểu.

Có thể sử dụng các loại thuốc lợi tiểu khác nhau. Chúng ta thử tìm hiểu những loại hiệu quả nhất và an toàn nhất.

Các muối kali - potassium nitrate là có hoạt tính cao nhất, nhưng lại độc.

Nước ép mới vắt từ các loại rau tươi thì rất giàu kali. Nên uống hỗn hợp nước ép sau đây: nước cà rốt - 7 phần, nước cần tây - 4 phần, nước rau mùi - 2 phần và nước rau cải xoong 3 phần.

Những thứ lợi tiểu như trà chanh, trà lá nho, trà cỏ tháp bút, trà lá gia, có tác dụng đẩy nhanh hoạt động của hai bể thận và niệu quản, tựa hồ đẩy muối và sỏi xuống bàng quang.

Dân gian từ xa xưa đã tìm ra được một thứ lợi tiểu đáp ứng mọi điều kiện kể trên, đó là dưa hấu. Dưa hấu có tác dụng lợi tiểu rất mạnh mà không kích thích thận và niệu quản, niệu đạo. Sự kiềm hóa nước tiểu tạo điều kiện hòa tan muối và ngăn chặn hình thành sỏi và cát (ăn từ 2kg đến 2,4kg dưa hấu trong vòng một ngày đêm).

Tắm nước nóng góp phần bình thường hóa tuần hoàn mao mạch, chống co thắt, cải thiện hoạt động của thận. Sự mở rộng niệu quản và niệu đạo tạo điều kiện cho cát và các viên sỏi nhỏ đi qua mà không gây đau đớn.

Những chất có nhiều tinh dầu vị đắng - mát sẽ có tác dụng trực tiếp làm tan sỏi, chẳng hạn các chất đó có nhiều trong ngải cứu và ngải cúc. Các thầy thuốc thời xưa khuyên uống nước ngải cúc để làm tan sỏi trong thận và bàng quang.

Nước củ cải, râu ngô, vỏ bí đao, mề gà, đậu đen, kim tiền thảo cũng làm tan sỏi.

Acid nitric và các acid khác góp phần hòa tan sỏi phosphate và sỏi carbonate.

Thì là chứa 4% tinh dầu, làm dịu cơn đau sỏi thận, cần tầy và hồi hương cũng có tính chất đó. Rất nên dùng các thứ đó để phòng bệnh sỏi thận, hơn nữa chúng còn cải thiện tiêu hóa.

Người ta còn xác định được rằng các sắc tố thực vật (có rất nhiều trong nước rau quả tươi) có tác dụng Oxy hóa nước tiểu, dẫn tới kết quả hòa tan một vài loại sỏi thận, sắc tố thực vật có rất nhiều trong rễ cỏ kim tuyến và tầm xuân, trong trái tầm xuân, nước cà rốt và củ cải vừa ép.

3. Phương pháp làm sạch thận

a) Muốn loại trừ những nguyên nhân tạo thành sỏi, hãy thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, nhằm mục đích bình thường hóa sự trao đổi chất, nhờ đó sẽ loại trừ các nguyên nhân tạo thành sỏi.

b) Sử dụng những chất thích hợp và sẵn có để chia cắt, băm nhỏ, biên sỏi thành cát. Hãy chọn hoặc nước ngải cúc, hoặc nước củ cải hoặc nước chanh, hoặc râu ngô..., hoặc nước sắc rễ cỏ kim tuyến, hoặc nước tiểu của chính mình.

c) Tiến hành làm vụn các viên sỏi và nhẹ nhàng từ từ tống chúng ra khỏi cơ thể. Đồng thời với việc thực hiện điều b), hãy bắt đầu tích cực sử dụng các chất lợi tiểu, như uống nước tiểu của mình, uống trà chanh, trà làm từ lá nho hoặc ăn dưa hấu.

Khi cảm thấy bắt đầu đi tiểu ra cát (sỏi nhỏ), thì hãy tắm ngâm mình trong nước nóng để hỗ trợ cho việc sỏi đi ra dễ dàng không đau.

Làm sạch thận bằng dưa hấu

Việc này được tiến hành vào mùa dưa hấu. Muốn vậy, cần để dành dưa hấu và bánh mì đen đủ dùng trong 1 tuần. Đói thì ăn dưa hấu, khát thì cũng ăn dưa hấu, quá đói thì ăn dưa hấu với bánh mì đen. Trong thời gian làm sạch thận, nên có người nhà ở bên cạnh. Bởi vì khi sỏi bắt đầu đi ra, rất có thể yếu tim. Hãy chuẩn bị sẵn corvalon, validol, amoniac. Nếu trong thận và bàng quang có sỏi. thì thời gian thích hợp nhất để tống chúng ra là từ 17 đến 21 giờ. Chính lúc đó là lúc thể hiện nhịp sinh học của bàng quang và thận. Khi đó nên ngâm mình trong nước nóng và ăn nhiều dưa hấu, Độ ấm nóng sẽ nới rộng niệu đạo, giải tỏa sự đau và co giật (nhất là lúc sỏi đi ra); dưa hấu sẽ phát huy tác dụng lợi tiểu, còn nhịp điệu sinh học thì tăng lực và hỗ trự việc đẩy cát sỏi ra khỏi cơ thể.

Làm sạch thận bằng nước (rễ hoặc quả) tầm xuân Để làm nát vụn các viên sỏi trong cơ thể, người ta sắc rễ hoặc quả tầm xuân lấy nước mà uống.

Thái rễ hoặc quả tầm xuân, lấy 2 muỗng canh cho vào ấm, đổ 1 cốc nước, đun sôi 15 phút, để nguội, lọc. Uống 3 lần, mỗi lần 1/3 cốc, trong vòng 1-2 tuần. Nước sắc càng sậm màu càng nhiều sắc tố thực vật trong đó.

Làm sạch thận bằng nước rau tươi

Bác sĩ Worker, cha đẻ của liệu pháp nước rau tươi hiện đại, đưa ra phương pháp trong đó lợi dụng hai cơ chế tác động: sắc tố thực vật và tinh dầu.

Theo khẳng định của Worker, các chất vô cơ, chủ yếu là calcium, có trong bánh mì và sản phẩm nhiều tinh bột khác, tạo nên các hạt trong thận. Để làm sạch, làm khỏe thận, Worker khuyên dùng thứ nước ép với tỉ lệ như sau; cà rốt - 300g, củ cải - 100g; dưa leo - 100g, hoặc cà rốt - 300g, cần tây - 150g, mùi - 80g.

Nước ép rau mùi là thứ thuốc hiệu nghiệm chữa bệnh niệu – sinh dục và rất có tác dụng (nhờ có vị đắng - mát đặc biệt) với bệnh sỏi thận, bệnh có protid trong nước tiểu và các bệnh khác của thận. Dùng cả thân lá cũng như rễ. Thứ nước ép này rất mạnh, cho nên khi dùng riêng một mình nó thì không dùng quá 30-60g.


Từ Khóa:

Giải độc thận || Lời khuyên hữu ích cho sức khỏe || Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày ||


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem thêm Lời khuyên hữu ích cho sức khỏe

Phương cách giúp bảo vệ gan

5 lý do bất ngờ khiến bạn tăng cân

Giải độc cơ thể

Giải độc da và phổi

Giải độc đường tiêu hóa

Giải độc tế bào và thể dục rung động

Giải độc gan

Ngâm và giải độc khớp

Dinh dưỡng phục vụ giải độc

Âm nhạc với sức khỏe

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo