Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Giải độc đường tiêu hóa - Lời khuyên hữu ích cho sức khỏe


Giải độc đường tiêu hóa

1. Làm sạch dạ dày bằng nước

* Sự cung cấp nước cho cơ thể:

Cơ thể con người có 70% là nước. Chỉ riêng thông số đó đã cho thấy nước là một thành phần quan trọng trong việc tạo nên sức khỏe và sự thoải mái. Tuy nhiên, trong khi nước đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều hoạt động của cơ thể, nó lại không nhận được sự quan tâm thích đáng, uống nhiều nước là một cách đơn giản nhất và rẻ nhất để nâng cao sức khỏe và sức sống. Uống 1 cốc nước buổi sáng khi ngủ dậy đã là nhu cầu và thói quen của nhiều người.

* Nước có tác dụng gì đối với cơ thể?

Mỗi giây có vô số những phản ứng và quá trình xử lý cần thiết cho sự sống diễn ra trong cơ thể. Xung thần kinh từ bộ não đưa ra các cử động và điều khiển các hoạt động vô thức ví dụ như nhịp tim. Acid và enzyme tiêu hóa được tiết vào khoang ruột để chuyển hóa thức ăn, sẵn sàng cho hấp thụ.

Các loại hormone khác nhau được tiết vào các cơ quan khắp cơ thể và trong mạch máu, đến các mô, nơi chúng hoạt động.

Hệ tuần hoàn đẩy máu đi khắp cơ thể, phân phổi Oxy và dưỡng chất cho các tế bào. Máu được lọc trong thận, nhờ đó các chất bẩn được tống ra khỏi cơ thể. Điểm chung của tất cả các hoạt động trên cũng như các hoạt động khác trong cơ thể là đều cần có nước.

Nước là thành phần vô cùng cần thiết để có được sức khỏe tốt và sự hoạt động hiệu quả của các hệ thống trong cơ thể.

Hệ thần kinh sẽ không thể phát tín hiệu dễ dàng nếu không có đủ nước. Nếu thiếu nước, hệ tuần hoàn cũng không thể chuyển Oxy và các dưỡng chất tới các bộ phận một cách tốt nhất. Hệ tuần hoàn hoạt động kém hiệu quả cũng có nghĩa là ở thận chất bẩn được lọc ra ít hơn. Sự mất nước gây nguy hại cho hầu hết các hệ thống trong cơ thể.

* Tác hại của sự mất nước:

Không cần phải mất nhiều nước thì mới gây hại cho cơ thể.

Bằng chứng cho thấy chỉ cần mất 1% nước (chừng 500ml đôi với một người lớn nặng 70kg) đã có thể ảnh hưởng tới các quá trình sinh hóa trong cơ thể. Nói một cách đơn giản, chỉ cần mất nước nhẹ cũng có thể gây ra hạng thái không tốt với hàng loạt các biểu hiện như đau đầu, mệt mỏi, ăn uống mất ngon, không chịu được nóng, đãng trí, khô miệng và mắt.

Sự mất nước làm cho nước tiểu đặc hơn. Có những nghiên cứu cho thấy nước tiểu đậm đặc có thể gây ra sỏi thận. Lượng nước tiểu hàng ngày càng ít thì càng dễ bị nhiễm sỏi thận.

Những nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu tăng lượng nước tiểu lên đến 2 lít một ngày thì sẽ giảm hẳn khả năng mắc sỏi thận.

Vì thế, bất cứ ai muốn phòng tránh sỏi thận phải chắc chắn mình uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những người có tiền sử bệnh sỏi thận.

Có chứng cứ xác đáng cho thấy lượng nước đưa vào cơ thể càng ít sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những người uống ít nước có khả năng bị ung thư ở các bộ phận như thận, tiền liệt tuyến, tinh hoàn. Những nghiên cứu khác cho thấy có môi liên hệ giữa lượng nước uống và bệnh ung thư ruột kết. Phụ nữ uống hơn 1,5 lít nước mỗi ngày hoặc hơn có nguy cơ bị ung thư ruột kết chỉ bằng một nửa so với những người mỗi ngày chỉ uống dưới 1 lít nước. Có cả những chứng cứ cho thấy nước có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư vú. Một nghiên cứu ban đầu cho thấy, uống nhiều nước có thể giảm được 80% nguy cơ bị ung thư vú ở phụ nữ sau khi mãn kinh. Tỉ lệ này ở giai đoạn tiền mãn kinh là 1/3.

Ung thư là căn bệnh ngày càng phổ biến ở phương Tây. Có vẻ như khó tin rằng, chỉ một việc đơn giản là uống nhiều nước có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Nước làm loãng bớt và làm tăng tốc độ loại bỏ những chất độc, chất gây ung thư ra khỏi cơ thể. Sự mất nước cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các enzyme cần thiết trong cơ chế loại bỏ chất độc và trong hệ miễn dịch. Mặc dù chưa biết chính xác làm thế nào nước c6 thể giảm được nguy cơ mắc bệnh rmg thư, nhưng những nghiên cứu cho thấy điền đó là chắc chắn.

Giải pháp uống nhiều nước

Con người muốn khỏe mạnh mỗi ngày đều phải uống nước.

Liệu pháp uống nước là thông qua lượng nước nhất định mỗi ngày để đạt đến mục đích phòng trị bệnh.

Theo các bác sĩ thì nước có thể là một liều thuốc tăng cường, thuốc trấn tĩnh, thuốc hưng phấn, liều thuốc thúc đẩy sự trao đổi chất... Các bác sĩ còn nhấn mạnh: Nước tuy là một loại thuốc hiệu nghiệm, nhưng nó lại không hề có tác dụng phụ như các loại thuốc khác. Đây là ưu điểm lớn nhất của nước. Cũng theo lời khuyên của các bác sĩ người Nga, nếu bạn thường xuyên uống nước đun sôi để nguội từ 25-30°C có thể phòng trị cảm mạo, viêm họng và một số bệnh về da.

Hàng ngày, nếu ta uống nước không đủ có thể dẫn đến việc tích tụ mỡ trong cơ thể, cơ bắp thiếu tính đàn hồi, chức năng tiêu hóa và hấp thu của dạ dày suy giảm, các chất cặn bã bị ứ tích lại trong cơ thể, gây trở ngại cho quá trình trao đổi chất.

* Phương pháp

a) Uống nước để nguội.

Nước uống lý tưởng nhất là nước sôi để nguội hoặc nước trà (nước chè) nhạt. Nước sôi để nguội tự nhiên khoảng 20-25°C, khi đó các nguyên tố vi lượng có ích với cơ thể không giảm mà các chất độc hòa tan trong nước giảm đi một nửa. Khi đó, những đặc tính lý hóa như khối lượng riêng, sức căng bề mặt và đặc tính hóa học của tế bào sinh vật trong nước dễ được cơ thể hấp thu, dễ thẩm thầu vào da và các tổ chức dưới da, làm cho da có tính đàn hồi. Các nhà khoa học nước ngoài còn cho biết, hoạt tính sinh vật đặc thù có trong nước ấm dễ thẩm thấu vào mô tế bào, có thể gia tăng lượng protein huyết và cải thiện chức năng miễn dịch. Thường xuyên uống nước có thể nâng cao hoạt tính của dung môi khử Oxy, đồng thời làm cơ thể ít bị mệt mỏi.

Nước đậy kín với phương pháp làm là: đun nước sôi từ 3-5 phút sau đó cho vào cốc, chai, bình đậy kín lại. Do nước này không có không khí, các phân tử nước được sắp xếp ngay ngắn, nước trong tê bào cơ thể cũng là nước này, nên tế bào dễ hấp thu. Nên chú ý loại nước này sau khi mở nắp ra nên uống ngay, nếu sau khi mở nắp 1 giờ sẽ thay đổi chất lượng.

Trước khi đi ngủ, người ta rửa mắt bằng nước này có thể nâng cao thị lực. Sáng sớm mới ngủ dậy bụng còn đói uống 1 cốc nước này sẽ trợ giúp cho việc trị liệu cao huyết áp và suy nhược thần kinh, đồng thời cũng làm sạch dạ dày, nâng cao chức năng tiêu hóa và bài tiết.

b) Thời gian uống nước

Uống nước vào lúc sáng sớm, trước bữa ăn và trước lúc đi ngủ là tốt nhất. Khi uống nước vào buổi sáng sớm, nước sẽ được hấp thu rất nhanh, giúp ích cho việc làm sạch đường ruột và dạ dày, gia tăng tuần hoàn máu, đảm bảo cân bằng dịch thể, có ích đối với dự phòng cảm mạo, viêm hầu họng, ứ huyết não và xơ cứng cơ tim. Trước bữa ăn từ nửa giờ đến 1 giờ nên uống nước, vì nước sau khi vào dạ dày sẽ đi vào máu rất nhanh để đảm bảo nhu cầu của cơ thể. Đồng thời trước bữa ăn uống nước làm cho cơ thể tiết nhiều dịch tiêu hóa giúp bạn muốn ăn và ăn ngon hơn. Uống nước trước khi đi ngủ có thể phòng chống được hiện tượng máu cô đặc dẫn đến tắc động mạch.

c) Lượng nước uống

Uống nước mỗi lần khoảng 200ml là đủ, nên uống chậm, từ từ. Lượng nước uống mỗi ngày không nên thấp dưới 1.500ml.

Với người trung - cao tuổi không nên để khát mới uống, không khát cũng cần uống, tốt nhất là uống nước khoáng, để nước có thể kịp thời đi vào máu huyết. Sau khi ra mồ hôi, không nên uống liền một lúc nhiều nước, tốt nhất nên uống từng ít một để cho niêm mạc miệng, khoang miệng, họng, đường hô hấp và thực quản được tưới ướt, sau đó lại uống tiếp.

– Liệu pháp này thích hợp với người bị chứng mất ngủ, mệt mỏi, tiện bí, ho.

2. Làm sạch ruột già

Chức năng cua ruột già

Ruột già có nhiều chức năng, nhưng ở đây ta chỉ xét 2 chức năng chính:

a) Chức năng hấp thụ

Trong ruột già chủ yếu diễn ra các quá trình hấp thụ lại đường glucose, các vitamin và acid amino do vi khuẩn trong khoang ruột tạo ra. Từ ruột non, mỗi ngày có chừng 2.000 gram hỗn hợp thức ăn được nghiền nát đi xuống ruột già, sau khi được ruột già hấp thụ, chỉ còn lại 200-300g bài tiết ra ngoài thành phân.

b) Chức năng chuyển vận

Hỗn hợp thức ăn đưa vào cơ thể sẽ được ruột non tiêu hóa và chuyển xuống ruột già, tuy nhiên tốc độ rất chậm. Tốc độ xê dịch trong 5 mét ruột non hết 4-5 giờ, trong 2 mét ruột già hết 12-18 giờ. Quá trình này nhưng không hề dừng lại ở bất kỳ đoạn nào.

Trước khi đề cập đến chức năng khác của ruột già, ta hãy xét trường hợp chức năng chuyển vận bị trục trặc. Trường hợp không có hoặc quá ít phân trong vòng 24-32 giờ bị coi như táo bón.

Không khí không trong lành, cơn nhức đầu bết ngờ, buồn ngủ, đau bụng, sôi bụng, nặng ở bụng dưới, ăn không ngon miệng, bực dọc, buồn phiền, đại tiện ít... là những dấu hiệu của chứng táo bón.

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến táo bón là ăn thực phẩm giàu năng lượng. Một số người có thói quen xấu, lúc đói chỉ ăn một lát bánh mì kẹp thịt, uống với trà hoặc cà phê, khiến trong ruột già hầu như không có phân, không gây cảm giác muốn đại tiện, kết quả là mấy ngày liền không đại tiện.

Đó là trường hợp táo bón rõ ràng. Nhưng ngay cả trong trường hợp đại tiện đều đặn, rất nhiều người vẫn bị chứng táo bón hành hạ.

Do ăn uống bất hợp lý, chủ yếu chất bột và thức ăn nấu chín, mất vitamin và các chất khoáng (khoai tây, bột tinh chế, bơ, đường), lại kèm với thức ăn giàu chất đạm (thịt, giò, pho mát, trứng, sữa), các thức ăn đó đi qua ruột già để lại trên thành ruột một lớp “váng” phân. Thứ “váng” ấy tích tụ trong các nếp gấp của ruột già, bị mất nước (vì ruột hấp thụ 95% nước) sẽ biến thành các cục phân cứng như sỏi, gọi là u phân.

Một chế độ ăn uống bất hợp lý sẽ làm tắc và biến dạng ruột già.

Một bác sĩ ở London, khi mổ ruột già của một người chết, đã lôi ra từ trong ruột già rất nhiều phân đóng cứng như đá.

Một số bác sĩ phẫu thuật nói rằng tới 70% số đại tràng mà họ mổ có chứa các dị thể, giun sán, cùng chất phân đã đóng cứng lâu năm trong ruột như sỏi đá. Như vậy là thành ruột bị phủ một láp chất, nhiều khi cứng như đá, nằm ở đó không biết từ bao giờ. Nó giống như cặn đáy của ấm đun nước cần được làm tổng vệ sinh.

Trong ruột già diễn ra quá trình vữa nát và lên men. Chất độc do các quá trình ấy tạo ra sẽ theo nước đi vào máu và gây ra hiện tượng “tự nhiễm độc ruột”.

Tình trạng tự nhiễm độc ruột sẽ tiến triển mạnh khi có 3 điều kiện: lối sống ít vận động; ăn uống thiếu hẳn rau và trái cây; stress thường xuyên.

Yếu tố quan trọng tiếp theo là độ dày của thành ruột già chỉ vào khoảng l-2mm; do đó các chất độc dễ thấm qua bức thành mỏng manh đó mà đầu độc các cơ quan bên cạnh như gan, thận, bộ phận sinh dục...

Bạn hãy uống thử từ 1 đến 3 muỗng canh nước ép củ dền đỏ. Nếu sau đó nước tiểu của bạn có màu nâu hồng, thì điều đó chứng tỏ các màng nhầy ruột của bạn đã không thực hiện tối chức năng của chúng nữa. Nước ép rau dền đỏ làm đồi màu nước tiểu như thế, thì các chất độc cũng dễ dàng thấm qua thành ruột mà tuần hoàn khắp cơ thể.

Thông thường, bước sang tuổi bốn mươi, ruột già bị tích tụ các cục u phân; ruột giãn ra, biến dạng, chèn ép và đẩy các cơ quan khác khỏi vị trí của chúng trong khoang bụng. Các cơ quan ấy tựa hồ bị lùng nhùng trong một túi phân, khiến chúng không thể hoạt động bình thường được.

Tình trạng chèn ép thành ruột già, cũng như sự tiếp xúc lâu dài của cục u phân với thành ruột (có nhiều cục u phân bám cứng ở một chỗ hàng chục năm) làm cho chỗ đó không được máu nuôi dưỡng bình thường, gây ra tình trạng máu ứ và nhiễm độc. Kết quả dẫn tới các chửng bệnh khác nhau. Màng nhầy bị rách, gây các chứng viêm kết tràng: máu bị đồn ép trong thành ruột già, gây chứng xuất huyết và giãn tĩnh mạch;

một vị trí bị nhiễm độc lâu dài sẽ dẫn tới polyp và ung thư.

Bệnh mất trương lực ruột già phát triển từ từ ngay từ thuở nhỏ. Do thành ruột già bị nhiễm độc, do các dây thần kinh và cơ của thành ruột già bị cục u phân đẩy, kéo mà chúng bị tê liệt đến mức không còn phản xạ bình thường, ruột bị mất nhu động. Từ đó dẫn tới trong một thời gian dài không muốn đại tiện.

Làm sạch ruột già

a) Làm sạch bằng cách thụt

Sau khi “làm dịu” cơ thể dăm ba lần bằng uống nước và chế độ ăn nhẹ để làm sạch dạ dày, đã có thể chuyển sang làm sạch ruột già. Chữa mọi thứ bệnh nên bắt đầu chính từ việc làm sạch ruột già.

Cách làm sạch ruột già đơn giản nhất, dễ dàng nhất và hiệu quả nhất là thụt tháo. Theo các tài liệu y học Ân Độ cổ xưa nhất, thì thụt tháo giúp cơ thể con người giải thoát khỏi 80% bệnh tật. Bạn hãy có thái độ thật nghiêm túc đối với công việc đó. Mỗi người nên thử thực hiện nhiều kiểu thụt tháo khác nhau và từ đó rút ra kinh nghiệm riêng cho mình.

Để hiểu đầy đủ, chi tiết, tường tận, ta hãy phân tích cách thụt tháo. Nước thường được lấy làm chất cơ bản để rửa các thứ trong ruột già; nhưng như thế vẫn chưa đủ để xử lý các u phân đã “bám chết” vào thành ruột. Người ta pha thêm nước chanh hoặc dung dịch acid nitric thật loãng, giấm ăn, hoặc chất khử trùng vào nước. Các chất đó một phần trung tính hóa môi trường chua trong ruột già, tác động tổng hợp tới toàn bộ hệ sinh vật, “bơm ra” các vi sinh vật cần thiết và không cần thiết.

* Kết luận:

1) Phải tìm được chất gì cho phép tách các u phân ra.

2) Thành phần dung dịch bơm vào ruột phải làm trung tính hóa độ pH trong ruột, đồng thời biết lựa chọn tấn công trúng đích các vi khuẩn gây bệnh, không tấn công các vi khuẩn có ích.

3) Thành phần ấy không được kích thích màng nhầy của ruột.

Chất lý tưởng đó có sẵn trong tự nhiên, hơn thế nữa, được chính cơ thể tạo ra, đó chính là nước tiểu của con người, Nước tiểu đáp ứng tuyệt đối mọi thông số.

1. Nước tiểu không chỉ làm sạch ruột già, mà nhờ nồng độ muối đậm hơn trong máu (có khi cao gấp 150 lần), nước tiểu xối vào thành ruột già, thậm chí cả không gian bao quanh, do đó sẽ tách các u phân khỏi khoang bụng.

2. Nước tiểu hoàn toàn thích hợp với cơ thể. Do đó sẽ không có nguy cơ quá liều lượng, bởi vì mỗi người cần một liều lượng không giống nhau. Do nước tiểu là sản phẩm của chính cơ thể, nó sẽ tấn công một cách có lựa chọn mọi yếu tố bệnh lý trong cơ thể.

b) Quy trình sử đụng bình thụt

Rót nước vào bình thụt rồi treo nó lên ở độ cao khoảng 1,5 mét so với sàn nhà. Nằm ngửa, hai đầu gối ở trên cao, khung chậu phải cao hơn vai, đưa ống thụt vào sâu trong hậu môn chừng 15-30cm. Bơm nước từ từ vào ruột già. Chú ý đề phòng.

Nếu ruột già bị tắc bệnh lý hoặc bị phân đóng cứng, thì chất lỏng bơm nhanh vào sẽ chảy trở ra hoặc đồn lại trong khoang trống nhỏ, gây cảm giác đau. Để tránh điều đó, bạn hãy kiểm soát việc bơm, dùng các ngón tay bóp ống bơm đúng lúc. Đợi cho chất lỏng qua khỏi chỗ tắc nghẽn rồi hãy bơm tiếp. Khi đó hãy thở chậm, đều và sâu bằng bụng. Khi ruột già đã được làm sạch, thì có thể bơm hai lít chất lỏng vào đó một cách dễ dàng thông suốt trong vòng 30-40 giây.

Sau khi chất lỏng đã vào, hãy nằm ngửa, hơi nâng cao khung chậu lên. Sẽ tốt hơn hẳn, nếu bạn thực hiện tư thế trồng cầy chuối hoặc tư thế vắt hai chân lên đầu. Giữ tư thế đó trong thời gian 30-60 giây. Có thể phụ thêm bằng việc thót bụng.

Nhờ đó, chất lỏng sẽ qua trực tràng xuống lọt vào đại tràng ngang. Tiếp đó bạn hãy từ từ nằm ngửa và nghiêng sang bên phải. Chất lỏng từ ngăn đại tràng ngang sẽ đổ vào chỗ khó tới là ngăn đại tràng lên rồi đổ tiếp vào manh tràng. Chính kỹ thuật này cho phép rửa sạch toàn bộ ruột già. Bạn hãy làm theo đúng như thế, nếu không bạn sẽ chỉ rửa sạch được một phần ruột già mà thôi, còn chừa lại manh tràng, một ổ cho nhiều căn bệnh phát triển sau này.

Việc thụt tháo ruột già có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào thuận tiện, nhưng các thầy thuốc thời cổ khuyên nên làm vào lúc mặt trời lặn.

Giữ chất lỏng trong bụng bao lâu? Các thầy thuốc thời xưa khuyên là từ lúc mặt trời lặn đến chập choạng tối. Tuy vậy, bạn hãy cứ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng bên phải trong khoảng 5-15 phút, nếu bạn chưa buồn đại tiện lắm. Sau đó có thể đứng dậy và đi lại, chờ lúc thật mót hãy vào toilet.

Tuy nhiên, cố làm sạch ruột già bằng các phương pháp tự thụt tháo hay tự dùng các thuốc nhuận tràng, các chế phẩm sinh học... có thể phá vỡ sự cân bằng điện giải, gây mất nước và suy giảm lượng muối. Nếu thường xuyên làm như vậy có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu, và suy tim, vì thế trước khi áp dụng phương pháp nào nên tư vấn bác sĩ trước.

c) Ăn uống làm sạch

Bác sĩ Paul Bragg đã nghĩ ra một cách làm sạch ruột già hữu hiệu là nhịn đói. Nhịn đói một lần trong tuần, kéo dài trong vòng 24-36 giờ, sẽ cho phép cơ thể khai thác năng lượng bổ sung mà trước đó bị tiêu tốn vào việc chế biến và hấp thụ thức ăn, còn bây giờ thì được sử dụng cho nhu cầu khác của cơ thể. Trong thời gian nhịn đói, các u phân phần nào bị tách ra khỏi thành ruột già. Bữa ăn đầu tiên sau khi nhịn đói - gồm món salad làm bằng cà rốt và bắp cải, không có gia vị và bơ, sẽ như một cái chổi “quét” các u phân đi.

3. Phục hồi thành ruột và các dây thần kỉnh ruột già

Bác sĩ Woker viết về việc phục hồi thành ruột và các dây thần kinh ruột già như sau: “Trên cơ sở thực nghiệm, chúng tôi xác định rằng ruột già không thể phát triển và hoạt động bình thường, nếu con người về căn bản chỉ sử dụng thực phẩm nấu chín hoặc đã chế biến kỹ. Bởi vậy hầu như không sao tìm được một ai có bộ ruột già lành mạnh thật sự. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi khó chịu, thì việc đầu tiên cần làm là hãy rửa sạch ruột già hoặc thụt tháo. Sau đó, nước ép rau tươi sẽ thực hiện quá trình tái tạo hiệu quả hơn. Đã xác định được rằng thức ăn tốt nhất là hỗn hợp nước ép cà rốt với nước rau cải xoong. Hỗn hợp này nuôi dưỡng dây thần kinh và các cơ của ruột non ruột già”.

Dưới đây là bài thuốc nước ép lấy từ sách chữa bệnh bằng nước rau tươi. Đơn vị số lượng nước ép tính bằng 100g.

Cà rốt - 250g: cải xoong - 150g; kém hơn một chút là; cà Rốt - 300g; củ cải – l00g; dưa leo - 100g; và nếu không có đủ, thì bạn hãy uống nước ép cà rốt, mỗi ngày không dưới 500g.

Nhu động của ruột già được bình thường hóa và được cải thiện khi ta đưa vào thức ăn đủ số lượng các sản phẩm giàu chất xơ như rau và trái cây. Thức ăn như thế còn tạo nên sự nhuận tràng vì nó làm tăng chức năng chuyển động của ruột già. Chất cellulose hấp thụ mật khá mạnh, mà mật sẽ kích thích thành ruột, do đó tăng nhu động.

Trong số trái cây, thì vải, mận, nho, trái cây khô có tác động đặc biệt mạnh tới nhu động ruột, ở trong ruột, chúng nở ra, tăng khối lượng cellulose đáng kể.

Trong các loại rau, thì cà rốt, củ cải và món salad bắp cải tươi có tác dụng nhuận tràng tốt. Bắp cải có nhiều cellulose, chống táo bón. Nhưng nếu bị bệnh viêm kết tràng thì không nên dùng.

Ngoài mấy loại rau đặc biệt kể trên, các món khác như dưa hấu, dưa bở, mật Ong, dầu thực vật, bánh mì đen cũng rất tốt.

Nên uống thêm 300-500g nước ép rau tươi và nước trái cây.

Một số người khi ăn nhiều rau và trái cây bắt đầu phàn nàn về chuyện nặng bụng, tạo hơi và trung tiện nhiều.

Tạo hơi nhiều nhất là đậu côve, đậu hạt, hành, bắp cải, củ cải, nhưng chúng có tác dụng làm trống ruột, sạch ruột. Tạo hơi ít hơn thì có khoai tây, dưa leo, cà rốt, nấm, hầu hết các thứ hạt và trái cây, bánh mì đen và sữa.

Sở dĩ hơi tạo ra trong ruột là vì những chất có hoạt tính sống nằm trong thành phần rau quả, đặc biệt là lưu huỳnh và chlorine, sẽ phân hủy các sản phẩm thối, “các u phân” có trong ruột. Đặc biệt có giá trị về mặt này là nước ép bắp cải sống, có hàm lượng lưu huỳnh và chlorine khá cao, làm sạch màng nhầy của dạ dày và ruột.


Từ Khóa:

Giải độc đường tiêu hóa || Lời khuyên hữu ích cho sức khỏe || Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày ||


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem thêm Lời khuyên hữu ích cho sức khỏe

Khỏe nhờ biết cách ăn sáng

Phòng tránh chứng đau lưng

Uống nước như thế nào đế tốt cho sức khỏe

Phương cách giúp bảo vệ gan

5 lý do bất ngờ khiến bạn tăng cân

Giải độc cơ thể

Giải độc da và phổi

Giải độc tế bào và thể dục rung động

Giải độc gan

Giải độc thận

Ngâm và giải độc khớp

Dinh dưỡng phục vụ giải độc

Âm nhạc với sức khỏe

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo