Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Âm nhạc với sức khỏe - Lời khuyên hữu ích cho sức khỏe


Âm nhạc với sức khỏe

Beethoven có viết: "Âm nhạc phải làm trái tim người nam sôi sục vờ khóe mát người nữ đâm lệ"... Ngày nay, âm nhạc đã được dùng trong y học như một phương thức trị liệu...

Tác dụng của âm nhạc lên cơ thể

Theo nhiều nghiên cứu, lời ca điệu nhạc có ít nhất hai tác động lòng người nghe:

– Tác dụng lôi cuốn, hòa hợp, đi vào tiềm thức con người.

Khi bước vào một căn phòng có âm nhạc, thì bao nhiêu ưu tư chợt như dừng lại và cơ thể như hòa với điệu nhạc, toàn thân như nhún nhảy theo nhịp đàn, miệng ngân nga theo lời hát.

– Làm lạc hướng khiến ta không để ý tới hoàn cảnh hoặc cảm xúc đau đớn, không vui, không ham muốn.

Giáo sư âm nhạc Arthur Harvey, Đại học Hawaii, cho biết não bộ có bôn cách để tiếp nhận và đáp ứng với nhạc điệu:

– Não bộ trái tiếp nhận, phân tích, thưởng thức nhạc điệu.

– Não bộ phải đáp ứng với nhạc điệu bằng các xúc cảm khác nhau.

Cơ thể đáp ứng âm nhạc bằng sự thay đổi các chức năng sinh học như nhịp tim, hơi thở, huyết áp, sức căng cơ bắp, cảm giác đau, sản xuất kích thích tố.

Trong đáp ứng xuyên thân (transpersonal), âm nhạc được dùng để thiền, thư giãn, phản hồi sinh học (biofeedback), học hỏi.

Vài nghiên cứu mới đây còn tìm ra sự liên hệ giữa tần số của vài điệu nhạc với sinh hoạt điện năng của tế bào não. Nếu dùng một tần số nhạc nào đó, ta có thể tăng khả năng học hỏi, thư giãn cơ thể, giúp ngủ ngon giấc. Do đó, theo nhiều nhạc sĩ, để hưởng ích lợi của nhạc điệu không những chỉ nghe mà còn phải để toàn thân rung động theo điệu nhạc.

Pabien Maman, soạn nhạc gia kiêm sinh học gia người Pháp đã quan sát ảnh hưởng của âm thanh lên tế bào ung thư.

Dưới tác dụng của các âm điệu khác nhau từ nhạc khí hoặc lời ca, tế bào dường như không chịu dựng được sự dao động và vỡ tung, nhất là với tiếng hát cao vút.

ích lợi của nhạc trị liệu

Những nghiên cứu xưa nay đều cho thấy, âm nhạc trước hết làm cho con người được phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ. Các thai nhi được cho “nghe nhạc” thường khỏe hơn các thai nhi khác.

Các bác sĩ vẫn khuyên các thai phụ nên nghe nhạc êm dịu và cho thai nhi cùng nghe. Em bé được nghe mẹ hát ru từ thuở còn thơ thường thông minh và khi lớn lên ít bị các bệnh về tâm trí.

Kinh nghiệm cũng như quan sát, nghiên cứu cho thấy âm nhạc có nhiều ích lợi cho con người. Nhạc giúp giải quyết một số vấn đề như thương tiếc khi mất người thân yêu, tăng tự tin, diễn tả xúc động hoặc bằng lời nói hoặc cử chỉ, thư giãn, giảm thiểu lo âu, giảm đau đớn, giảm cô lập với xã hội, tăng sự tập trung, chú ý, kích thích cảm xúc và nhận thức, nhìn vào thực tại.

Nhạc cũng giúp cơ thể có nhiều sinh lực, kích động não bộ, làm thức tỉnh các cảm xúc, tháo gỡ các xúc động, phục hồi tâm hồn, làm hứng khởi hành động, giúp ngủ ngon, giúp lý luận tốt cũng như giúp tránh lao tâm suy nghĩ.

Dùng đúng cách, âm nhạc có thể giúp ta khỏe mạnh.

Nhạc trị liệu không chỉ là nghe nhạc mà còn là tham dự các sinh hoạt liên quan tới âm nhạc, mọi người đều có thể tận hưởng các lợi điểm của nhạc miễn là để toàn thân rung động, hòa nhịp theo tiếng hát lời ca.

Ngày nay, nhạc trị liệu là lãnh vực trong đó âm nhạc được sử dụng như một phương thức phục hồi, duy trì và hoàn thiện đời sống của người bệnh về thể chất, tinh thần cũng như cảm xúc.

Nhạc được coi như một nghệ thuật sáng tạo trị liệu tương tự như vũ trị liệu, trị liệu khéo tay (art therapy), và cũng có thể phối hợp với nhiều phương thức trị liệu như thiền, xoa bóp, thôi miên.

Với người khỏe mạnh, âm nhạc được dùng như một phương thức thư giãn, giảm căng thẳng ở phòng cấp cứu, phòng sinh, phòng trẻ sơ sinh, ở trẻ em và người lớn có rối loạn về cảm xúc, hành vi, ít khả năng học hỏi, suy giảm các cử động, âm nhạc trị liệu thường được dùng đồng thời với các phương thức trị liệu căn bản để làm bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

Trong phẫu thuật, âm nhạc giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn, giúp bớt lo âu sợ hãi trước và sau phẫu thuật, giúp hồi phục sức lực và khả năng diễn đạt tư tưởng. Nhiều phụ nữ đã thư giãn nghe nhạc mà nhẹ nhàng sinh con không cần đến thuốc tê.

Nhiều nghiên cứu cho hay sự kích thích của nhạc điệu đôi khi lấn át được các kích thích tạo ra cảm giác đau, nhờ đó bệnh nhân tập trung vào điệu nhạc và trấn áp được cơn đau.

Bệnh tật có thể khiến cơ thể mệt mỏi, rã rời nhưng khi nghe những điệu nhạc có ầm điệu khích lệ, thúc giục, người bệnh có thể quên cả đớn đau, phiền muộn.

Sau cơn tai biến não, nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng mất khả năng vận động, cần tập luyện để phục hồi chức năng.

Âm nhạc có vai trò quan trọng giúp bệnh nhân phấn khởi, lần lần mấp máy cử động theo điệu nhạc cũng như giảm thiểu cảm giác buồn chán. Kinh nghiệm cho thấy nhiều người mất tiếng nói lấy lại được phát âm sau khi ầm ừ hát theo nhạc.

Âm nhạc trị liệu được dùng trong các trường hợp giúp: Trẻ em tật nguyền khôi phục sự phối hợp các hoạt động thể chất cũng như sự khéo léo của các cơ bắp chân tay. Người bệnh sa sút trí tuệ, người có rối loạn hành vi lấy lại sự bình thường trong hành động.

Không ngủ được ư? Xin hãy nghe những điệu nhạc chậm, êm dịu, có tác dụng như một chất an thần giúp ngủ mà không cần thuốc, nhất là với người cao niên, đã uống nhiều thuốc cho các bệnh khác nhau.

Vừa đi bộ vừa nghe nhạc thì thật là tuyệt vời: Ta sẽ đi lâu hơn và hăng hái hơn vì âm nhạc giúp ta quên với sự cố gắng cất bước và làm cuộc đi bộ trở nên hào hứng.

Vài loại nhạc giúp hạ huyết áp, nhịp tim, điều hòa hơi thở.

Vận động làm tăng máu lưu thông trên não, có ích cho não nếu tai nghe nhạc trong khi vận động làm các chức năng của khối óc ta mạnh hơn.

Âm nhạc cũng được dùng với bệnh nhân ở giai đoạn cuối cuộc đời để tạo ra khung cảnh thương yêu, thanh thản cho người sẽ ra đi cũng như thân nhân của họ. Trong hoàn cảnh này, đôi khi giữa người bệnh và gia đình có một cái gì ngập ngừng, dè dặt, không nói cùng nhau được...

Âm nhạc cũng có thể thay cho lời muốn nói.

Âm nhạc chữa lành bệnh tật

Xưa nay, con người không chỉ coi âm nhạc như là một hình thức để giải trí, làm cho đời sống tinh thần ngày càng thêm phong phú mà âm nhạc còn được xem như là một công cụ trị liệu hữu ích cho sức khỏe con người.

Từ thủa xa xưa, âm nhạc đã được thừa nhận là có giá trị chữa bệnh, trong Kinh thánh có kể lại câu chuyện anh chàng thanh niên David đã dùng âm nhạc chữa bệnh cho nhà vua Saul “Mỗi khi linh hồn quỷ dữ nhập nhà vua thì David thường cầm lấy cây đàn và dạo những bản nhạc. Thế là nỗi khổ của nhà vua dịu bớt, nhà vua cảm thấy dễ chịu hơn và linh hồn quỷ dữ phải rời bỏ nhà vua....”.

Nhận thấy rõ tác dụng của âm nhạc đối với sức khỏe con người, vào những năm 50 của thế kỉ 20, tại Mỹ, một nghiệp đoàn của các nhà trị liệu bằng ám nhạc đã ra đời. Cho đến nay, tại Mỹ đã có trên 10.000 thành viên được cấp bằng hành nghề trị liệu bằng âm nhạc. Các nước khác như Đức, Anh, Australia, Brazil... các chuyên viên trị liệu âm nhạc có mặt tại nhiều cơ sở để phục vụ và chăm sóc bệnh nhân, nhất là những người cao tuổi và những người mắc bệnh tâm thần.

Nhiều nước trên thế giới đã cho đa âm nhạc, với tư cách là một loại hình nghệ thuật, vào bệnh viện để giúp đỡ người bệnh cải thiện sức khỏe. Đối với trẻ em đang nằm viện, âm nhạc giúp chúng quên đi những ngày giờ phải sống trong bầu không khí nặng nề, sợ hãi. Bên cạnh những chuyên viên trị liệu bằng âm nhạc, bệnh viện còn đón tiếp nhiều tài năng giấu tên khác.

Họ có thể là thân nhân một đứa trẻ mới nhập viện, bản thân nhạc sĩ đó sẽ đến bệnh viện vào cuối giờ chiều, đôi lúc ngay sau khi con vừa nhập viện, chơi một bản vĩ cầm hoặc dùng cây đàn Organ tại phòng chơi của bệnh nhi. Cũng có thể khiêm tốn hơn và đơn giản hơn, các cô y tá vừa tiến hành việc chăm sóc trẻ vừa cất lên tiếng hát lời ru khiến trẻ đỡ căng thẳng.

Có thể nói âm nhạc được xem như là không gian âm thanh văn hóa hấp dẫn sự chú ý, mang lại không khí thoải mái và phương thức giao lưu mới mẻ. Tác dụng làm dịu là tác dụng trị liệu của âm nhạc được vận dụng tổng thể chương trình chăm sóc trong lĩnh vực nhi khoa. Nhiều bệnh viện ở Paris, người ta cho trẻ em nghe âm nhạc trước khi tiến hành thủ thuật cắt bỏ Amygdale hoặc các hình thức phẫu thuật khác. Làm như vậy sẽ tạo ra bầu không khí an toàn và tin tưởng thân quen “như ở nhà” vậy...

Âm nhạc có tác dụng rất lớn trong trị liệu và phục hồi chức năng, gần đây người ta tổ chức một hội nghị quốc tế về việc ứng dụng liệu pháp âm nhạc trong chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. Đã có hàng chục báo cáo về việc đưa một số hình thức âm nhạc vào qui trình điều trị đủ loại bệnh có biểu hiện lâm sàng. Những chủ đề bao gồm liệu pháp âm nhạc trong điều trị từ rối loạn giao tiếp, những trường hợp suy giảm nhận thức, những di chứng thần kinh kể cả chấn thương sọ não, đột quỵ và chứng điên loạn đến tác dụng làm giảm căng thẳng, kiềm chế ma túy, điều trị những bệnh nhiễm trùng cơ hội do HIV và AIDS, bệnh phổi tắc nghẽn và viêm khớp dạng thấp giúp các sản phụ nhanh chóng thoát khỏi đau đớn nhanh chóng.

Theo ông Thaut, một chuyên gia trị liệu bằng âm nhạc ở Mỹ, âm nhạc còn có tác dụng rất lớn trong việc kích thích thính giác nhằm phục hồi chức năng cho những người bệnh có di chứng thần khinh, đột quỵ, bại não, loạn dưỡng cơ và bệnh thoái hóa tiến triển hệ thần kinh ở người cao tuổi, ông Thaut đánh giá: nhịp điệu là cối lõi tạo ra các chức năng hấp dẫn tác động lên hệ vận động. Những kiểu dáng đi tạo ra đồng bộ với nhịp điệu thính giác và đã cải thiện được những kiểu hoạt động của cơ bắp về tốc độ và sự đối xứng ở người bệnh có trở ngại trong đi đứng.

Âm nhạc giúp điều trị bệnh tâm thần phân liệt

“Việc chơi nhạc cụ thường xuyên có thể làm Giảm chứng trầm uất, lo lắng và những biểu hiện tình cảm tiêu cực ở bệnh nhân tâm thần phân liệt", các nhà khoa học Anh tuyên bố.

Một nhóm chuyên gia thuộc Đại học Imperial (London) đã theo dõi các bệnh nhân tầm thần phân liệt tại 4 bệnh viện.

Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm, trong đó một nhóm tình nguyện sử dụng các nhạc cụ bên cạnh liệu pháp điều trị bằng thuốc.

Sau một thời gian theo dõi, tiến sĩ Crawford và cộng sự nhận thấy tình trạng bệnh ở nhóm sử dụng nhạc cụ được cải thiện đáng kể. Mặc dù không thể loại trừ hoàn toàn các yếu tố khác, chẳng hạn như những người mới mắc bệnh dễ hồi phục hơn so với những bệnh nhân lâu năm, song các nhà khoa học khẳng định việc bộc lộ cảm xúc bằng nhạc cụ đã góp phần giúp giảm mức độ của bệnh.

Các liệu pháp điều trị bằng tâm lý có thể giúp bệnh nhân tâm thần phân liệt hồi phục, nhưng chúng chỉ được áp dụng khi người bệnh ở trong tình trạng tương đối ổn định”, tiến sĩ Mike Crawford, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. °Công trình này cho thấy âm nhạc có thể được sử dụng cho tất cả bệnh nhân, kể cả những người ở trong tình trạng nguy kịch.”.

Tâm thần phân liệt tấn công khoảng 1% dân Anh và dân Mỹ. Căn bệnh này thường xuất hiện ở những năm cuối trong độ tuổi thiếu niên và những năm đầu độ tuổi đôi mươi. Những người mắc bệnh thường hay bị ảo giác, dễ ảo tưởng và thay đổi hành vi.

Các thuốc điều trị tâm thần phân liệt tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng trên, nhưng cũng có thể gây nên một số tác dụng phụ như tăng cân, tăng nguy cơ mắc tiểu đường và rối loạn chức năng tình dục.

Crawford cho rằng nhóm của ông cần tiến hành thêm nhiều thử nghiệm để làm rõ tính phổ biến của kết quả nghiên cứu.

Nhưng trong thời gian trước mắt, theo ông, liệu pháp âm nhạc có thể được sử dụng như một biện pháp điều trị hỗ trợ.

“Liệu pháp âm nhạc có thể làm tăng tác dụng của những liệu pháp điều trị bằng thuốc”, ông nói.

Nghe nhạc giúp ngủ ngon hơn

"Bạn khó ngủ? Đừng mất công uống cacao hay đếm cừu, hãy nằm yên nghe nhạc để có một giấc ngủ bình yên", các nhà nghiên cứu Đài Loan cho biết.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Tzu Chi (Từ Tế) ở Đài Loan đã tìm hiểu giấc ngủ của 60 người tuổi từ 60 đến 83 thường xuyên bị mất ngủ. Một nửa được nghe nhạc nhẹ trong 45 phút trước khi thiếp đi và một nửa không có sự trợ giúp nào.

Nhóm nghiên cứu phát hiện những ai được nghe các bản nhạc nhẹ, chậm rãi có những thay đổi thể chất giúp ngủ ngon hơn, như nhịp tim và phổi chậm hơn.

“Sự khác biệt giữa nhóm nghe nhạc và không nghe có giá trị y học rõ rệt”, người đứng đầu nghiên cứu, Hui-Ling Lai, nói.

“Nhóm nghe nhạc cải thiện được 26% giấc ngủ trong tuần đầu và con số này tiếp tục tăng khi họ nắm vững kỹ thuật thư giãn trong lúc nghe nhạc”.

Âm nhạc điều chỉnh huyết áp

Các nhà khoa học Nhật Bàn cho biết, nghe một bàn nhọc yêu thích giúp những bệnh nhân cao huyết áp có thể hạ - giám huyết áp.

Trong cuộc thử nghiệm, các bệnh nhân ở Bệnh viện Đa khoa Iwamizawa được cho nghe các bài nhạc yêu thích nhất của họ.

Kết quả: huyết áp của những người nghe nhạc đã giảm trung bình 44mmHg.

Trong khi những ai nghe các âm thanh như tiếng chim hót, sóng vỗ có huyết áp giảm 26mmHg.

Tuy nhiên, huyết áp của những người không nghe nhạc hay các âm thanh trên đã tăng lên 6mmHg.

Âm nhạc trị bệnh lú lẫn ở người già

Phòng khám bệnh lú lẫn ở người già thuộc Trung tâm Lão khoa Morse (bang Plorida, Mỹ) đã sử dụng phương pháp âm nhạc, khiêu vũ và vỗ tay đề chữa bệnh mất trí nhớ cho người già. Kết quá nghiên cứu và điều trị ở đây cho thấy, việc vổ tay theo nhọc jazz, ca hát... sẽ kích thích thèm ăn và cái thiện giấc ngủ cho những bệnh nhân cao tuổi.

Một nghiên cứu khác cũng phát hiện rằng, việc nghe nhạc trong bữa ăn trưa có thể làm tăng gấp đôi năng lượng mà người bệnh hấp thụ, đồng thời kích thích trí nhớ của họ, giảm tốc độ diễn biến xâu của cơn bệnh.

Học nhạc tốt cho tim

âm nhạc phát huy tác dụng chữa bệnh ở người học nhạc cao hơn so với người không biết chơi một thứ nhọc cụ nào.

Khi tìm hiểu những ảnh hưởng khác nhau của hàng loạt thể loại nhạc, từ thính phòng cho tới techno. trên nhạc sĩ và người thường, các nhà khoa học Anh và Italy nhận thấy nhịp điệu là tác nhân giảm stress lớn nhất ở cả hai nhóm, chứ không phải phong cách nhạc. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng ở nghệ sĩ mạnh hơn so với người thường. Nguyên nhân có thể do người học nhạc được huấn luyện cách điều hòa hô hấp với câu nhạc.

Đại học Pavia (Italy) và Đại học Oxford (Anh) đã nghiên cứu hoạt động hô hấp và tuần hoàn của 24 thanh niên vào các thời điểm trước và trong khi họ nghe các trích đoạn nhạc ngắn. Một nửa số này là nhạc sĩ được đào tạo ít nhất trong 7 năm và có thể chơi được violin, piano, sáo ống, clarinet hoặc bass. Số còn lại không qua bất cứ khóa đào tạo âm nhạc nào.

Trong thử nghiệm, mỗi người được nghe các đoạn nhạc ngắn thuộc các thể loại khác nhau và không theo trật tự trong vòng 2 phút. Tiếp đó là những bản nhạc được lựa chọn, mỗi bản nghe trong 4 phút. Họ được nghỉ 2 phút xen kẽ sau mỗi lần nghe.

Các phong cách nhạc được thử nghiệm là raga (nhạc cổ điển Ân Độ), bản giao hưởng số 9 của Beethoven (cổ điển chậm), rap (của ban nhạc Red Hot Chili Peppers), Vivaldi (cổ điển nhanh), techno và Anton Webern (nhạc 12 quãng trưởng chậm).

Quan sát cho thấy loại nhạc nhanh hơn và nhịp điệu phức tạp hơn làm tăng tốc độ thở và tuần hoàn, cho dù nó thuộc phong cách nhạc nào. Nghĩa là kể cả với nhạc techno và cổ điển nhanh cũng có ảnh hưởng tương tự. Trong khi đó, nhạc chậm và sâu lắng lại có tác dụng ngược lại, đặc biệt là nhạc raga làm giảm nhịp tim nhiều nhất. Dâu hiệu của thư giãn được ghi nhận rất rõ trong những phút nghỉ ngơi. Đáng chú ý là tất cả những tác động trên đều thể hiện rất rõ ở những người học nhạc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tác dụng của loại nhịp điệu chậm và quãng ngắt rất hiệu quả trong việc phòng chống và điều trị bệnh tim hay chứng đột quỵ. “Việc lựa chọn loại nhạc hợp lý với sự thay đổi hài hòa nhịp điệu nhanh, chậm và ngắt có thể dùng để thư giãn và có tiềm năng chữa trị các bệnh tim mạch”, trưởng nhóm nghiên cứu Luciano Bernadi khẳng định.

Con người vốn thư giãn theo nhiều cách khác nhau. Âm nhạc có thể là bí quyết của người này, song với người khác thì thu mình một góc nghiền ngẫm một cuốn sách hoặc đi bộ lại là sở thích. Chỉ riêng trong âm nhạc, đôi khi Mozart của người này lại là Madonna của người kia, nghĩa là con người tìm kiếm sự thư giãn ở những thể loại nhạc khác nhau.

Một số nghiên cứu trước đây còn thừa nhận âm nhạc giúp giảm stress, cải thiện năng lực thể hiện của vận động viên, nâng cao sự vận động của bệnh nhân suy thần kinh, và thậm chí tăng cường hoạt động tiết sữa ở gia súc.

 


Từ Khóa:

Âm nhạc với sức khỏe || Lời khuyên hữu ích cho sức khỏe || Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày ||


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem thêm Lời khuyên hữu ích cho sức khỏe

Giải độc da và phổi

Giải độc đường tiêu hóa

Giải độc tế bào và thể dục rung động

Giải độc gan

Giải độc thận

Ngâm và giải độc khớp

Dinh dưỡng phục vụ giải độc

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo