Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Dây đau xương - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Dây đau xương. Tinospora sinensis - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Dây đau xương. Tên khoa học: Tinospora sinensis (Nguồn ảnh: Internet)


Dây đau xương

Dây đau xương, Tục cốt đằng – Tinospora sinensis (Lour.) Merr. (T. tomentosa Miers), thuộc họ Tiết dê -Menispermaceae.

Mô tả: Dây leo bằng thân quấn, dài 8-10m. Thân màu xám, lúc đầu có lông, sau nhẵn, có lỗ bì sần sùi. Lá mọc so le, hình tim, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông tơ, gân lá hình chân vịt. Hoa màu vàng lục, mọc thành chùm ở nách lá, có lông màu trắng nhạt. Quả hình bầu dục hoặc tròn, khi chín có màu đỏ. Mùa hoa quả tháng 2-4.

Bộ phận dùng: Dây và lá – Caulis et Folium Tinosporae, thường gọi là Tục cốt đằng.

Nơi sống và thu hái: Cây của Đông Dương và Ấn Độ. Ở nước ta, thường gặp mọc hoang ở vùng núi, leo lên các cây nhỡ hay cây gỗ. Có thể trồng bằng đoạn thân vào đầu mùa mưa. Cây mọc rất khoẻ. Khi dùng làm thuốc, thu hái thân già, thái nhỏ, phơi khô. Dùng sống hay tẩm rượu sao. Có thể thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học: Chỉ mới được biết trong cây có nhiều alcaloid.

Tính vị, tác dụng: Dây đau xương có vị đắng, tính mát, có tác dụng hoạt huyết, thư cân, thanh nhiệt, lợi thấp. Nói cách khác, nó là loại thuốc khu phong, trừ thấp, lợi gân cốt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa sốt rét, phong thấp, chứng đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, đòn ngã tổn thương và để bổ sức.  309 Lá tươi cũng dùng đắp lên các chỗ nhức trong gân cốt và trị rắn cắn.

Cách dùng: Mỗi ngày dùng 15-30g đun sôi trong nước uống. Cũng có thể ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với hạt Cốt khí và Đậu đen xanh lòng (kinh nghiệm dân gian). Cũng có thể ngâm rượu với tỷ lệ 1/5, uống ngày 3 lần, mỗi lần một cốc con. Lá thường dùng giã nhỏ vắt lấy nước cốt uống, lấy bã đắp trị rắn cắn, hoặc trộn với rượu để đắp lên chỗ sưng đau.

Đơn thuốc:

1. Đau dây thần kinh hông: Dùng Dây đau xương, Lấu bò, Kê huyết đằng, Ngũ vị, Kim ngân, mỗi vị 15g. Đun sôi lấy nước uống.

2. Phong thấp gân xương đau nhức, chân gối rủ mỏi: Dùng Dây đau xương, Bưởi bung, Đơn gối hạc, Cỏ xước, Gấc (rễ), mỗi vị 20-30g sắc uống.

3. Đòn ngã tổn thương hoặc đi chạy nhiều sưng chân hay phong thấp sưng đầu gối: Dùng lá Dây đau xương giã nát chế rượu (hoặc giấm hay nước tiểu trẻ em) vào, vắt lấy nước cốt uống, bã thì chưng nóng bóp và đắp vào chỗ đau.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Dây đau xương. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Dây đau xương, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Dây đau xương || Cây Dây đau xương || Tinospora sinensis || Tác dụng của cây Dây đau xương || Tìm hiểu về cây Dây đau xương || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo