Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau

Củ mài. Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau - Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày

Củ mài - Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau. (Nguồn ảnh: Internet)

Củ mài

a. Thành phần và tác dụng

Củ mài còn gọi là sơn dược, chánh hoài, khoai mài, có mùi vị đặc trưng, không những là thức ăn quý mà còn là loại thuốc bổ. Khoa học hiện đại đã phân tích, trong củ mài giàu tinh bột, protein, axit amin tinh khiết, chất béo, muối vô cơ và các loại vitamin B1, B2, axit nicotin, axit chống hoại huyết, caroten, ngoài ra còn chứa nhiều xenlulô và chất kết dính.

Củ mài cung cấp cho cơ thể nhiều protein kết dính, là chất hỗn hợp protein nhiều đường, có tác dụng tăng cường sức khỏe, đề phòng chất béo lắng đọng trong hệ thống tim, huyết quản, giữ cho huyết quản đàn hồi, phòng sớm xơ cứng động mạch, giảm bớt chất béo đọng dưới da, tránh được béo phì.

Có thể ngăn thoái hóa tổ chức gan, thận, đề phòng phát sinh do chất keo gây nên, giữ cho đường tiêu hoá, hô hấp và các khớp được bôi trơn.

Chất đường dính kết sau khi kết hợp với muối vô cơ sẽ tạo thành xương, làm cho xương có tính đàn hồi nhất định.

Trong củ mài có chứa men tiêu hóa sẽ thúc đẩy việc phân giải protein và tinh bột. Vì vậy củ mài là loại thực phẩm bổ dưỡng cho những người bị suy nhược do nhiều thứ bệnh như: tinh thần mệt mỏi, ăn không ngon, tiêu hóa kém, ho lao, di tinh, ra mồ hôi trộm, bệnh tiểu đường.

b. Bài thuốc phối hợp

– Viêm phế quản mạn tính: Dùng củ mài, mía ép lấy nước uống hoặc giã nát chưng cách thuỷ để uống.

– Tiêu chảy mạn tính: Củ mài đun chín trộn với bột than bánh mì hấp để ăn.

– Trẻ tiêu chảy: Dùng củ mài đun với nước uống.

– Bệnh tiểu đường: Dùng củ mài nấu chín để ăn; hoặc củ mài sắc với hoàng liên để uống; hoặc củ mài sắc với phấn hoa để uống.

– Viêm vú: Dùng củ mài sống giã nát trộn với đường trắng đắp lên chỗ viêm.

– Các loại nhọt độc: Dùng củ mài sống giã nát đắp lên chỗ đau, hoặc dùng một ít củ mài và hạt thầu dầu giã nát đắp vào chỗ đau.

– Ung nhọt: Dùng củ mài giã nát trộn với óc cá tươi làm thành bột nhão đắp vào chỗ đau.

– Hoại tử do giá lạnh: Dùng củ mài giã nát đắp vào chỗ đau.

– Huyết hư váng đầu, đau đầu, suy nhược thần kinh: Dùng củ mài, kỷ tử, óc lợn hầm với nước để ăn.

– Tỳ hư vị nhược, ăn ít, trẻ con cam tích: Dùng củ mài, rang đậu côve, gạo tẻ nấu thành cháo để ăn.

– Ho lao phổi, tì vị hư nhược do bệnh tiểu đường: Dùng củ mài, tuỷ lợn, đun với nước cho thêm muối để ăn.

– Nam giới thận hư, tinh lạnh không con, tì hư ăn kém: Dùng củ mài luộc lên bóc vỏ, cho đường trắng và hồ tiêu làm thành nhân bánh, dùng bột gạo nếp hoặc lạc nấu thành canh ăn. Không cho đường cũng có thể chữa bệnh tiểu đường.

– Thận hư, tiêu khát, tiểu dắt, di tinh: Dùng củ mài luộc lên bỏ vỏ trộn với bột mì làm thành bánh, bên trên rắc nhân hạt đào, quả thập cẩm cho vào nồi hấp, sau đó cho một ít mật ong lên trên để ăn.

– Trẻ con thực tích, cam tích: Dùng củ mài luộc chín bỏ vỏ trộn với đường trắng để ăn; hoặc lấy gạo tẻ nấu lẫn với củ mài khô thành cơm ăn.

– Trẻ con đái dầm: Dùng củ mài bỏ vỏ, dằm nát cho thêm sơn thù nhục, hấp cách thuỷ rồi trộn đường trắng để ăn.

– Thiếu máu do trở ngại tái sinh: Dùng củ mài, đại táo, tử kinh bì sắc với nước uống.

– Đầy bụng không muốn ăn uống: Dùng củ mài sao chín 1/2 nghiền thành bột uống với nước cơm.

– Bổ hư tổn, lợi nhan sắc: Củ mài khô tán thành bột cho thêm dầu ăn đun lên khi có mùi thơm, cho thêm rượu, sắc uống khi đói.


Từ Khóa:

Củ mài || Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau || Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày ||


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem thêm Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo