Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau

Cù gừng. Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau - Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày

Cù gừng - Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau. (Nguồn ảnh: Internet)

Cù gừng

a. Thành phần và tác dụng

Gừng là một loại củ rất quen thuộc và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của mọi gia đình. Gừng không những gia tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng.

Ngoài ra, gừng còn là một vị thuốc quý trong kho tàng y học dân gian mà mỗi người có thể vận dụng để tự chữa bệnh cho mình.

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng giải biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đờm, hành thuỷ, giải độc. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống. Ngoài ra tuỳ theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.

Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương.

Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm can thận, giáng hư hoả. vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu. Trong kỹ thuật bào chế, gừng cũng có thể giúp cho thầy thuốc đạt được một sôi mục đích quan trọng. Sinh địa nấu với gừng sẽ hạn chế bớt tính mát. Bán hạ chế với gừng để giải độc. Một số loại thuốc khác như sâm, đinh lăng... cũng thường được tẩm gừng, sao qua để tăng tính ấm và dẫn vào phế vị.

Trong củ gừng có chứa tinh dầu, chất béo, các vitamin B1; B2, B6, C và nhiều chất khoáng như kali, canxi, sắt, kẽm... Gừng có những dược tính sau: – Ngăn chặn sự tạo thành cục máu đông, nhờ đó có thể ngăn ngừa chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim (tác dụng này tương tự aspirin nhưng không gây viêm loét và xuất huyết dạ dày). Người bị bệnh tim mạch nên dùng gừng tươi hàng ngày vào sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 lát mỏng (khoảng 2g), sẽ không phải dùng aspirin.

– Ngăn cản sự tăng cholesterol trong máu, có tác dụng với các bệnh tăng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao.

– Giúp cho hệ thống miễn dịch làm việc có hiệu quả, tăng khả năng chống lạnh, chịu lạnh và hạn chế các bệnh viêm nhiễm.

– ức chế thần kinh trung ương, ức chế hoạt tính của histamin, dẫn đến giảm co thắt cơ trơn, giảm cơn dị ứng. Do đó, gừng có tác dụng tốt trong việc chữa nôn mửa (do thai nghén, say tàu xe hay do hóa trị, xạ trị) mà không gây phản ứng phụ như các thuốc chống nôn hóa dược.

– Giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hoá. Kích thích sự sinh trưởng các loại vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hoá, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do kháng sinh. Gừng cũng làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh dạ dày.

– Chống phù nề, giảm đau, chống hen. Gừng được dùng để điều trị có hiệu quả các chấn thương phần mềm (thuốc đắp và uống) bong gân, hen suyễn, ho lâu không khỏi, đau răng, thấp khớp.

– Tăng tinh dịch và tính năng động của tinh trùng (70 - 90%), tăng khả năng tình dục (cho cả nam và nữ).

Ngoài ra, gừng còn có tác dụng phòng sỏi mật, phòng chống các bệnh ung thư, chống lão hoá, giảm sốt, điều hoà thân nhiệt, giúp ra mồ hôi, chống nhiễm độc gan do thuốc và hóa chất.

b. Bài thuốc phối hợp

– Ngừa cảm lạnh sau khi phải dầm mưa nhiều giờ: Gừng sống 20g giã nát, bỏ vào 1 cốc nước sôi hoặc trà nóng cho đường vừa đủ ngọt để dễ uống, uống lúc còn nóng ngay khi vừa về tới nhà.

– Chữa cảm lạnh: Gừng sống 10g, hành lá 10g, tiêu sọ 10 hạt. Gạo tẻ 1 nắm nấu cháo, lúc sắp bắc xuống cho gừng sông (xắt nhuyễn) hành lá (cắt ngắn) và tiêu sọ (đâm nát) vào khuấy đều. Ăn cháo lúc còn nóng. Ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi.

– Trúng hàn đi tả hoặc phong hàn gây tê thấp, hen suyễn, tay chân lạnh: Gừng khô tán nhỏ 5g, hoà với nước ấm hoặc nước cháo nóng mà uống.

– Nôn mửa khi đi tàu xe: Gừng sống cắt lát mỏng.

Ngậm gừng sông nhấm nháp từng chút một, nuốt nước dần cho tới khi hết nôn.

– Mất tiếng hoặc khan tiếng: Củ cải trắng 2 củ, gừng sống 7 lát. Rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống làm 2 hoặc 3 lần trong ngày.

– Buồn nôn trong thời kỳ có thai: Gừng sống 20g, giã nát hoặc khoảng 8g bột gừng khô. Bỏ gừng vào một cốc nước sôi hoặc nước trà nóng, có thể thêm một chút đường cho dễ uống.


Từ Khóa:

Cù gừng || Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau || Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày ||


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem thêm Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo