Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Cỏ nến - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Cỏ nến. Typha angustata Bory et Chaub. - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Cỏ nến. Tên khoa học: Typha angustata Bory et Chaub. (Nguồn ảnh: Internet)


Cỏ nến

Cỏ nến, Bồn bồn - Typha angustata Bory et Chaub., thuộc họ Cỏ nến - Typhaceae.

Mô tả: Cây thảo cao 1-3m, có thân rễ lưu niên. Lá mọc từ gốc, hẹp, hình dải, thon lại ở chóp, dài 6-15cm, xếp thành 2 dãy đứng quanh thân, bằng hay hơi dài hơn bông hoa đực. Hoa đơn tính, rất nhiều, thành bông rất dày, đặc, hình trụ, có lông tơ, cách quãng nhau 0,6-5,5cm, có chiều dài gần như nhau, bông đực ở ngọn, có lông màu nâu, có răng ở chóp, vàng; bông cái màu nâu nhạt, có lông nhiều, mảnh, trắng hoặc màu hung nhạt. Quả dạng gần quả hạch, nhỏ, hình thoi, khi chín mở theo chiều dọc.

Bộ phận dùng: Phấn hoa - Pollen Typhae, thường có tên là Bồ hoàng.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở các chỗ ẩm lầy một số nơi ở miền Bắc Việt Nam, như ở Sa Pa (Lào Cai) hay ở Gia Lâm (Hà Nội). Còn phân bố ở Ấn Ðộ, Trung Quốc và Nhật Bản. Người ta dùng phấn hoa của các hoa đực đã phơi khô. Chọn ngày lặng gió, cắt bông hoa, phơi khô (nếu trời râm phải tãi ra, tránh ủ nóng làm biến chất). Dùng cối nghiền, sàng sạch lông và tạp chất, rây lấy bột nhỏ, phơi khô để dùng.

Thành phần hoá học: Hạt phấn chứa 30% chất béo, trong đó có acid palmitic; còn có isorhamnetin.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt nhạt, tính bình. Ðể sống thì có tác dụng lợi tiểu, giảm đau, tiêu viêm, tiêu ứ huyết, thông huyết ứ, kinh bế. Sao đen có tác dụng cầm máu, bổ huyết. Còn có tác dụng làm co bóp dạ con. Ở Ấn Ðộ, gốc rễ được sử dụng làm thuốc săn da và lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Từ thời Thượng Cổ, ở nhiều nước, người ta đã dùng phấn hoa Cỏ nến làm thuốc lợi tiểu và săn da. Nay thường được dùng trị ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, có thai ra huyết (sao đen sắc uống), chữa bạch đới, ứ huyết do vấp ngã hoặc đánh đập tổn thương. Ngày dùng 5-10g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Ðơn thuốc: Chữa tổn thương hoặc bị chấn thương ứ máu trong bụng; dùng Bồ hoàng 5g, Cao ban long 4g, Cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã kê lại những phương thuốc sau đây:

1. Chữa thổ huyết; Bồ hoàng sao 80g, uống mỗi lần 4-8g.

2. Chữa chảy máu mũi: Bồ hoàng sao và Thanh đại mỗi vị 4g uống.

3. Chữa khạc ra máu: Bồ hoàng sao, lá Sen khô, bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 8-12g với nước sắc vỏ rễ cây Dâu làm thang.

4. Chữa đại tiện ra máu: Bồ hoàng sao, lá Sen tươi, Củ cải tán bột, uống mỗi lần 4-8g với nước cơm.

5. Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng và rong huyết không dứt: Bồ hoàng sao, lá Lốt tẩm nước muối sao, tán nhỏ, luyện với mật làm viên bằng hạt đậu xanh, uống mỗi lần 30 viên với nước cơm.

6. Chữa sau khi đẻ, máu hôi ra không hết, sinh đau bụng, dùng Bồ hoàng sao qua giấy, uống mỗi lần 4g với nước.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Cỏ nến. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Cỏ nến, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Cỏ nến || Cây Cỏ nến || Typha angustata Bory et Chaub. || Tác dụng của cây Cỏ nến || Tìm hiểu về cây Cỏ nến || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo