Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau

Cây xương sông. Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau - Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày

Cây xương sông - Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau. (Nguồn ảnh: Internet)

Cây xương sông

a. Thành phần và tác dụng

Xương sông còn gọi là xang sông, hoạt lộc thảo, rau súng ăn gỏi. Cây thảo, cao hơn 0,6 - 2m, sông khoảng 2 năm. Thân thẳng đứng, có rãnh dọc, gần nhẵn. Lá trứng thuôn dài, mép có răng cưa, những lá phía trên nhỏ hơn. Cụm hoa hình đầu, mọc 2 - 4 cái ở nách các lá bắc. Tràng hoa cái rất mảnh, 3 răng; tràng hoa lưỡng tính 5 răng, nhị 5. Bao phấn có tai. Bầu có lông. Quả bế hình trụ, 5 cạnh.

Xương sông mọc dại và được trồng ở nhiều nước thuộc Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan... Thường mọc tự nhiên trong vườn hoặc trong rừng ở độ cao thấp do gió thổi các quả bế có lông đi khắp nơi.

Lá có mùi hơi hăng của dầu, khá đặc trưng không giống các loại rau thơm khác, nên được dùng chủ yếu làm gia vị, nấu canh.

Nhân dân thường hái lá non dùng làm gia vị gói chả nướng hay nấu với thịt, cá.

Thành phần dinh dưỡng trong 100g: Nước 82,5g, protein 2g, đường l,3g, chất xơ 2,9g, tro l,3g, canxi, sắt, phot pho, vitamin B1, B2, Pp, C , 100g cho 14 calo. Nhân dân ta một số vùng lấy làm thuốc chữa cảm sốt, ho, nôn mửa, đầy bụng. Liều dùng 15 - 20g dưới dạng thuốc sắc.

ở Malaysia thường giã nát, xào nóng, chườm vào vùng đau nhức, thấp khớp.

b. Bài thuốc phối hợp

– Chảy máu cam: Lấy một chiếc lá xương sông vò nát, nhét vào lỗ mũi đang chảy máu. Máu sẽ cầm ngay, rất công hiệu.

– Nổi mẩn khắp người (kiểu mề đay): Lá xương sông, lá khế lượng bằng nhau, lá chua me đất bằng nửa lá khế. Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, hoà nước uống, bã xoa ngoài.

– Cảm sốt, ho, đầy bụng: Lá xương sông 15 - 20g, nước 500ml, sắc còn 250ml, chia 2 - 3 lần uống trong ngày; hoặc rửa sạch hãm như hãm nước chè tươi, uống nhiều lần trong ngày.

– Vết thương đang chảy máu: Lấy một nắm lá xương sông rửa sạch, giã nhuyễn, đắp vào sẽ cầm máu ngay, vết thương chóng lành.

– Trẻ sốt cao: Dùng lá xương sông, lá chua me đất lượng bằng nhau rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho trẻ uống, còn bã đắp lên đỉnh đầu, trán và xoa khắp người.

– Đau nhức, thấp khớp: Lấy 1 nắm lá xương sông, rửa sạch, giã nát, xào nóng, bọc vải mỏng chườm, đắp vào nơi sưng đau sẽ khỏi.

– Trẻ lên sỏi kèm ho, sốt kéo dài: Lá xương sông, lá chua me đất, vỏ rễ dâu, địa cốt bì, kinh giới, mỗi thứ 8 - 10g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần. Nếu đại tiện lỏng, phân sống thì giảm lá chua me đất.

– Chữa ho có đờm, trẻ em nôn trớ: Lá xương sông bánh tẻ 2 - 3 lá; mật ong 5 thìa con. Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong, đem hấp cách thuỷ (đun sôi chừng 10 phút) rồi lấy ra, chắt nước uống nhiều lần trong ngày. Người lớn có thể nhai nuốt cả lá.

– Chữa sang chấn, thấp khớp: Lá xương sông (liều lượng tuỳ theo mức tổn thương) giã nát, xào nóng, chườm lên vùng đau nhức hoặc viêm tấy. Nếu bó lá tại chỗ, để qua đêm càng tốt.


Từ Khóa:

Cây xương sông || Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau || Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày ||


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem thêm Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo