Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau

Cây hoa gạo. Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau - Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày

Cây hoa gạo - Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau. (Nguồn ảnh: Internet)

Cây hoa gạo

a. Thành phần và tác dụng

Cây hoa gạo còn được gọi là mộc miên, cổ bối, ban chi hoa, anh hùng thụ. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, nước sắc hoa gạo có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ mạnh.

Vỏ thân cây hoa gạo chứa nhiều chất nhầy, hoa chứa 85,66% nước, 1,38% protein, 11,95% đường, 1,09% chất khoáng, hạt chứa 25% tinh dầu. Nước sắc hoa gạo cớtác dụng ức chế trực khuẩn mạnh.

Theo Đông y, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, đại tiện lỏng, kiết lỵ, đau khớp cổ chân và khớp gối, viêm loét ngoài da, chấn thương do trật đả...

Hoa gạo vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết, thường dùng để trị đại tiện lỏng, kiết lỵ, băng huyết, viêm loét, nhọt độc, xuất huyết do chấn thương...

Rễ gạo vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, se vết thương, thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày, kiết lỵ phân có máu, lao hạch, sưng vú sau khi sinh con, tổn thương do trật đả.

b. Bài thuốc phối hợp

– Viêm phế quản cấp tính: Rễ gạo 30g sắc uống.

– Ho khạc nhiều đờm do phế nhiệt: Hoa gạo 15g, ngư tinh thảo (rau diếp cá) 15g, tang bạch bì (vỏ dâu) 10g, sắc uống.

– Nôn ra máu: Hoa gạo 14 bông, thịt lợn nạc 100g.

Hoa gạo rửa sạch, thái nhỏ; thịt lợn thái miếng. Hai thứ nấu canh ăn.

51 – Ho ra máu: Hoa gạo 14 bông sắc kỹ, chế thêm một chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.

– Viêm loét dạ dày: Rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 15 – 30g, sắc uống. Hoặc: Rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 30g, rễ cây lưỡng diện châm 6g, sắc uống.

– Lỵ trực khuẩn, viêm ruột và dạ dày cấp tính, đại tiện lỏng, đại tiện ra máu: Hoa gạo 60g, sắc kỹ, chế thêm một chút mật ong hoặc đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Hoặc: Hoa gạo 15g, hoa kim ngân 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15g, sắc uống. Hoặc: Hoa gạo 15 - 30g sắc kỹ, chia uống 3 lần trong ngày.

– Sưng đau vú sau khi sinh con: Hạt cây gạo 10g, sao vàng sắc uống.

– Trẻ em sốt cao vào mùa hè: Hoa gạo 6g, sắc kỹ, chế thêm chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.

– Viêm khớp mạn tính, đau lưng và đau gối mạn tính: Rễ gạo 30 - 60g, sắc hoặc ngâm rượu uống. Hoặc: Vỏ thân cây gạo 15g, sắc kỹ, bỏ bã, chế thêm một chút rượu vang, chia uống 2 lần trong ngày.

– Tiểu tiện không thông: Chất gôm cây gạo 10g, hoa kim ngân 20g, hạ khô thảo 20g, sắc với 750ml nước, cô còn 300ml, chia uống 3 lần trong ngày.

– Sưng nề do chấn thương: vỏ thân hoặc rễ cây gạo ngâm rượu xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương. Hoặc: vỏ thân cây gạo 100g, củ nghệ vàng già 100g. Vỏ gạo cạo bỏ vỏ bẩn ở ngoài, băm nhỏ, giã nát với nghệ thái mỏng, dùng giấm và rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vết thương khi còn nóng.

– Ngứa vùng hậu môn: vỏ thân cây gạo sắc lấy nước ngâm rửa nơi bị bệnh.

– Trĩ xuất huyết: Hoa gạo 20g, quyển bá 10g, hoa hoè 15g, sắc uống.

– Bong gân: vỏ cây gạo 16g (cạo bỏ vỏ ngoài, sao rượu), lá lốt 16g (sao vàng), sắc với 750ml nước, cô còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc: Rau má tươi, vỏ thân cây gạo tươi, vòi voi tươi và bồ công anh tươi, bôn thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, bó vào nơi bị bệnh.

– Gãy xương: Sau khi nắn chỉnh ổ gãy, dùng vỏ rễ cây gạo tươi rửa sạch, giã nát, bó vào vị trí gãy xương, 2 ngày thay 1 lần.


Từ Khóa:

Cây hoa gạo || Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau || Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày ||


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem thêm Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo