Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau

Cây hướng dương. Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau - Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày

Cây hướng dương - Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau. (Nguồn ảnh: Internet)

Cây hướng dương

a. Thành phần và tác dụng

Cây hướng dương là loại thảo mộc có tác dụng chữa bệnh toàn diện. Hoa hướng dương chứa betacaroten, lutein, lá chứa axit ascorbiccaroten, axit citric. Hạt chứa protein, dầu béo, cholesterol. Từ lá, hoa đến rễ, thân, cành, dân gian đều có thể chế được các vị thuốc quý trị nhiều bệnh thông dụng như đau đầu, bí tiểu, mụn nhọt, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt...

Theo Đông y, hạt hướng dương có vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng tư âm bổ hư, ninh tâm an thần, chỉ lỵ, thấu chẩn. Dùng chữa tinh thần uất ức, thần kinh suy nhược, chán ăn, đau đầu do suy nhược, kiết lỵ ra máu, sởi không mọc được.

Vỏ hạt có có thể dùng để chữa tai ù. Hoa hướng dương có tác dụng trừ phong, sáng mắt. Dùng chữa đầu choáng váng, mặt sưng phù, còn dùng để thúc sinh cho phụ nữ. Hạt hướng dương (còn gọi là quỳ phòng, hướng nhật quỳ hoa thác, hướng nhật quỳ hoa bàn) có tác dụng chữa đầu đau, mắt hoa, đau răng, đau dạ dày và bụng, phụ nữ thông kinh, sưng đau lở loét. Lá có tác dụng tăng cường tiêu hóa và chữa cao huyết áp. Lõi thân cành (còn gọi là hướng nhật quỳ ngạnh tâm, hướng nhật quỳ kinh tâm, hướng nhật quỳ nhương) có tác dụng chữa tiểu tiện xuất huyết, tiểu dưỡng chấp, sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện khó khăn.

Rễ cây hướng dương có tác dụng chữa ngực, sườn và vùng thượng vị đau nhức, thông đại tiểu tiện, chữa đòn ngã chấn thương, mụn nhọt lở loét chảy nước vàng.

b. Bài thuốc phối hợp

– Ho gà: Dùng lõi thân và cành cây hướng dương 15 – 30g, giã nát, hãm nước sôi, thêm đường trắng và uống trong ngày.

– Cao huyết áp: Dùng lá hướng dương khô 30g (hoặc 60g lá tươi), thổ ngưu tất 30g, sắc nước uống thay trà trong ngày.

– Mắt mò: Dùng đế hạt hướng dương luộc với trứng gà, ăn trứng gà và uống nước thuốc.

– Tai ù: Dùng vỏ hạt hướng dương 15g, sắc nước uống thay trà trong ngày.

– Thượng vị đau tức do ăn không tiêu: Dùng rễ cây hoa hướng dương, hạt mùi, tiểu hồi hương; mỗi vị 6 - 10g, sắc nước uống.

– Đau dạ dày, đau bụng: Dùng khay hạt hướng dương 1 cái, dạ dày lợn, nấu canh ăn.

– Kiết lỵ đại tiện xuất huyết: Dùng hạt hướng dương (đã bóc vỏ) 30g, hãm nước sôi trong 1 tiếng, pha thêm chút đường phèn uống trong ngày.

– Đại tiện táo bón: Dùng rễ cây hoa hướng dương, giã nát, vắt lấy nước cốt, hoà thêm chút mật ong uống; Mỗi lần uống 15 - 30g, ngày uống 2 - 3 lần.

– Tiểu nhỏ giọt, dương vật đau buốt: Dùng rễ cây hoa hướng dương tươi 30g sắc với nước uống. Chú ý: chỉ đun sôi một vài phút, không nấu quá lâu sẽ mất tác dụng. Hoặc dùng lõi thân và cành cây hướng dương 15g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong nhiều ngày.

– Tinh hoàn sưng đau: Dùng rễ cây hoa hướng dương 30g, sắc với đường đỏ uống.

– Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu: Dùng lõi thân cành cây hướng dương một đoạn khoảng 1 mét, cắt ngắn, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng hên tục trong một tuần.

– Tiểu đường: Dùng lõi thân và cành cây hương dương một đoạn khoảng 60cm, rễ rau cần cạn 60g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong nhiều ngày.

– Phì đại tuyến tiền liệt (dạng nhiệt tích ở hạ tiêu): Dùng khay hạt hướng dương 1 cái, mật ong lượng thích hợp. Khay hạt hướng dương thái nhỏ, sắc hai nước, trộn nước đầu và nước hai, thêm mật ong vào cho đủ ngọt.

Uống thay trà trong ngày.

– Phụ nữ trước hoặc trong lúc hành kinh bụng dưới đau tức: Dùng khay hạt 30 - 60g, sắc lấy nước, hoà thêm đường đỏ uống trong ngày.

– Viêm tuyến vú: Dùng khay hạt hướng dương, bỏ hết hạt, thái nhỏ, sao vàng, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 9 - 15g, hoà với rượu hoặc nước sôi, khi uống lần thứ nhất ra mồ hôi mới có kết quả.

– Ung nhọt sưng tấy, lở loét: Dùng khay hạt hướng dương đốt tồn tính, nghiền thành bột mịn, hoà với dầu vừng bôi vào chỗ bị bệnh.

– Ngoại thương xuất huyết: Dùng lõi thân và cành cây hướng dương giã nát, đắp vào chỗ chảy máu.

– Đau răng: Dùng hoa hướng dương phơi hoặc sấy khô, nhồi vào tẩu thuốc lá hoặc nõ điếu cày, hút như thuốc lá hoặc thuốc lào. Hoặc dùng khay hạt hướng dương, rễ câu kỷ tử; mỗi thứ 10 - 15g, luộc với trứng gà, ăn trứng gà và uống nước thuốc.

– Thống kinh: Đài hoa hướng dương 30 - 60g, đường đỏ 30g, sắc uống.

Hoặc: Hoa hướng dương 15g, sơn tra 30g, sao đen, tán bột, chia 2 lần uống trong ngày với nước đường đỏ, trước kỳ kinh 2 ngày thì bắt đầu uống, mỗi kỳ kinh uống 2 thang, uống liên tục trong vài kỳ kinh.

– Bế kinh: Cành hướng dương 9g, móng lợn 150g sắc uống.

– Khí hư: Dùng rễ hướng dương 60g, rễ ké đầu ngưạ 30g, cả hai vị đem sao với rượu rồi sắc uống.

Hoặc: Dùng lõi cành hướng dương 30g, hồng táo 10 quả, thêm chút đường đỏ, sắc uống.

Hoặc: Lõi cành hướng dương sấy khô, sao đen, tán bột, uống mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 3 - 4g với nước đường đỏ.

Hoặc: Đài hoa hướng dương sao đen, tán bột, mỗi ngày uống 12g với rượu vàng.

Hoặc: Hoa hướng dương 30g, phơi khô trong bóng râm (âm can), tán bột, mỗi ngày uống 6g khi bụng đói với rượu ấm.

– Băng huyết, rong kinh: Đài hoa hướng dương 1 cái, sao cháy, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g với rượu vàng.

– Phụ nữ sau sinh đau bụng: nhụy hoa hướng dương lượng vừa đủ, sắc uống.

– Viêm loét âm đạo: Hoa hướng dương khô 60g, sắc lấy nước ngâm rửa âm đạo hàng ngày.

– Sỏi mọc chậm: Hoa hướng dương lượng vừa đủ sắc kỹ, cho thêm rượu rồi chia uống vài lần trong ngày; hoặc dùng hoa hướng dương sắc lấy nước, để nguội bớt rồi dùng khăn tẩm chườm suốt dọc cột sống và vùng bụng, ngực cho đến khi ban sỏi nổi đều thì thôi.

– Viêm da dị ứng: Hoa hướng dương 9g, hoa mào gà đỏ 6g, đường đỏ 30g, sắc uống.

– Sốt rét: Hoa hướng dương và bạch đầu ông lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 - 9g, hoặc cánh hoa hướng dương lượng vừa đủ, sắc hoặc hãm uống thay trà.

– Lên mề đay: Đài hoa hướng dương 15g, rau sam 6g, hoa mào gà đỏ 6g, lá tía tô 5g, sắc uống.

– Nhọt vùng lưng: Hoa hướng dương sao tồn tính, tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào vùng tổn thương, kết hợp với uống nước sắc 60g hoa hướng dương có pha thêm chút rượu.

– Viêm khớp: Đài hoa hướng dương lượng vừa đủ, sắc cô đặc thành dạng cao, phết vào giấy bản rồi dán lên vùng bị tổn thương.

– Ngứa da không rõ nguyên nhân: vỏ hạt hướng dương và cuống quả ớt lượng vừa đủ, sắc lấy nước lau rửa.

– Xuất huyết do chấn thương: Dùng lõi cành hoa hướng dương rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương.

– Bỏng lửa: Hoa và lá hướng dương sấy khô tán bột, trộn với dầu thực vật bôi lên vùng bị tổn thương.

Hoặc: Hoa hướng dương lượng vừa đủ ngâm vào dầu thực vật, sau 2 tuần dùng dầu này bôi lên vùng bị tổn thương. ' Hoặc: Hoa hướng dương, bột đại hoàng lượng bằng nhau và vừa đủ, đem ngâm với 240g dầu vừng, sau khoảng 2 tuần có thể lấy dầu này bôi lên vùng bị tổn thương.

– Đau răng: Hoa hướng dương lượng vừa đủ sấy khô, thái sợi, cuốn điếu hút như hút thuốc lá hoặc đài hoa hướng dương 1 cái, rễ kỷ tử lượng vừa đủ, sắc uống.

– Loét miệng: Lõi cành hướng dương sao cháy thành than, tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bệnh.


Từ Khóa:

Cây hướng dương || Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau || Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày ||


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem thêm Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo