Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Bí ẩn về những ngọn đèn vĩnh cửu

Bí ẩn về những ngọn đèn vĩnh cửu. Bách Khoa Tri Thức

Hình minh họa: Bí ẩn về những ngọn đèn vĩnh cửu. Bách Khoa Tri Thức

(Nguồn ảnh: Internet)


Bí ẩn về những ngọn đèn vĩnh cửu

Đèn cháy hết bấc và hết dầu thì phải tắt, vậy mà vẫn có những ngọn đèn rực sáng qua hàng thiên niên kỷ với cả “dầu” lẫn bấc còn nguyên. Phải chăng, người xưa đã tìm ra kỹ thuật cháy trong chân không hay có thể duy trì sự cháy mà không cần ôxy.

Nhà thơ trào phúng hy lạp lucian (120-180) là người thích chu du khắp thiên hạ. Một lần, khi đặt chân đến syrie và thăm thú khu vực heirapolis, ông nhận thấy một pho tượng rất lớn đặt giữa một ngôi đền. Trên trán pho tượng là một viên ngọc sáng rực, soi rõ cả khu vực vào ban đêm. Trên bàn tay phải là một ngọn đèn vĩnh cửu.

Theo lời kể của dân địa phương thì “không ai biết ngọn đèn ấy cháy từ bao giờ và bao giờ tắt”. Hoàng đế numa pompilius (la mã) cũng có một ngọn đèn vĩnh cửu và không hề tiết lộ tại sao nó cứ cháy mãi.

Từ thế kỷ thứ nhất, triết gia la mã pliny đã cho rằng: ngọn đèn vĩnh cửu phải được thắp sáng bằng một loại dầu đặc biệt và có một sợi bấc cũng hết sức khác thường. Lời kết luận mơ hồ này được các nhà khoa học ngày nay bổ sung như sau: đó là một loạidầu cực kỳ tinh khiết (không hề có tạp chất), còn bấc có lẽ được làm từ amiante. Tất nhiên, để được gọi là ngọn đèn vĩnh cửu thì nó phải phát sáng ít nhất là vài chục năm mà không cần châm dầu, thay bấc.

Vào thế kỷ thứ hai, nhà nghiên cứu pausanius đã mô tả khá chi tiết một ngọn đèn vĩnh cửu trong tác phẩm atlicus. Sự trùng hợp nằm ở chỗ, có khoảng vài trăm tư liệu khác cũng nói về cây đèn này. Nó nằm trong ngôi đền minerve polius ở athen (hy lạp), do một người có tên là callimadub sáng chế. Nhiều tác phẩm cổ xưa của hy lạp đôi khi cũng nhắc đến vật này: “... Một người tài hoa, biết chế tạo những dụng cụ hết sức kỳ lạ, đặc biệt là những ngọn đèn vĩnh cửu. Ông ta có loại dầu đặc biệt, cho phép những ngọn đèn này cháy mãi”. Đền thờ thần apollon carneus và đền aberdain đều có một bàn thờ, ở trên đó có ngọn đèn vĩnh cửu.

Cháy trong cả gió mưa

Saint augustin (354-430) đã mô tả về một ngọn đèn vĩnh cửu trong ngôi đền isis (ai cập). Điều khó hiểu nhất là nó nằm ở phần không có mái che, bất chấp gió mưa. Tương tự như vậy, ngọn đèn ở edessa (syrie) đã cháy suốt 500 năm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Năm 1300, lý thuyết “dầu đặc biệt” được soi rõ phần nào, khi nhà nghiên cứu marcus grecus viết trong tác phẩm liber ignum (sách lửa) rằng một số ngọn đèn vĩnh cửu có dùng nhiên liệu đặc biệt. Đó không phải là dầu mà chỉ là một loại bột mịn được tạo ra từ những “con sâu phát sáng”, nhưng là loài sâu gì thì marcus không biết và bí ẩn mãi mãi bị chôn vùi. Marcuss chỉ nói rằng “ta đã quan sát sợi bấc.

Nó dài bằng cánh tay ta. Rất lâu sau đó, ta quay lại và thấy chiều dài của nó vẫn thế, chẳng có ai thay bấc mới hay trút thêm bột”.

Năm 1402, trong mộ phần pallas (con trai vua evandra – la mã), người ta tìm được một ngọn đèn vĩnh cửu và cho rằng nó đã cháy được 2.600 năm. Để dập tắt nó, theo các bậc cao niên, chỉ có cách đập vỡ tất cả hoặc trút ngược “dầu” của nó.

Năm 1450, một nông dân ở padoue (italy), trong lúc cày ruộng trên cánh đồng của mình đã tìm được một cái bình bằng đất nung, tiếp đó là hai bình nhỏ bằng kim loại, một bằng vàng và một bằng bạc.

Trong hai hũ này là một loại chất nhờn kỳ lạ, nửa như dầu, nửa nhưmật ong. Bên trong cái bình bằng đất nung là một cái bình đựng đất nung khác đựng trong một ngọn đèn vĩnh cửu vẫn đang cháy. Bị chôn dưới lòng đất (không biết từ bao giờ) mà lại cháy được trong điều kiện ít ôxy như vậy, đó quả là một bí ẩn thần kỳ.

Năm 1610, nhà nghiên cứu ludovicius vives khẳng định ông đã từng nhìn thấy một ngọn đèn vĩnh cửu (cháy qua 1.500 năm) và bị đám thợ gốm đập vỡ. Nhà sử học cambden (anh) vào năm 1586 cũng nhắc về một ngọn đèn vĩnh cửu tại phần mộ của constantius chlorus, cha của costantin đại đế. Chlorus qua đời năm 306 ở anh và từ đó, có một ngọn đèn vĩnh cửu được dặt trong phần mộ của ông. Vua henri viii vào năm 1539 đã giải tán rất nhiều nhà thờ và tu viện ở anh, từ đó, có rất nhiều ngọn đèn vĩnh cửu được thắp lên và không bao giờ tắt, trừ khi bị đập vỡ. Ở tây ban nha, cũng có một ngọn đèn vĩnh cửu được tìm thấy tại cordone vào năm 1846.

Các phát hiện nói trên chứng tỏ những ngọn đèn kỳ bí này không phải là sản phẩm của riêng hy lạp, ai cập hay la mã. Linh mục evariste – regis huc (1813-1860) là người rất thích du ngoạn ở châu á và đã tìm được một ngọn đèn bất tử như vậy ở tây tạng vào năm 1853.

Nhưng tại sao thông tin về loại đèn bí ẩn này lại ít ỏi đến như vậy? Một số người cho rằng chúng chỉ là sản phẩm của óc tưởng tượng, vì người xưa không thể nào tạo ra những kỳ tích như vậy. Tuy nhiên, một số nhà sử học lại lập luận rằng, “vậy bằng cách nào, người ta có thể tạo ra kim tự tháp khi mà cần cẩu, xe nâng hay xe tải chưa xuất hiện?”. Nhà hóa học brand (hambourg - đức) vào năm 1669 nhận định: những ngọn đèn vĩnh cửu này cháy lâu như thế là nhờ phốt pho. Người khác lại cho rằng chúng cháy lâu là do không cần không khí, ngược lại, nếu tiếp xúc với không khí chúng sẽ tắt. Nếu quả ý kiến này là đúng, thì lẽ nào người xưa đã biết đến kỹ thuật hút chân không? Hơn nữa, lửa cháy không cần ôxy là chuyện hết sức khó hiểu.

Những cuộc tranh luận này buộc người ta quay về một bí ẩn khác: kỹ thuật chiếu sáng của người ai cập. Trên các đường phố ai cập cổ, người ta dùng đèn dầu và đuốc. Nhiên liệu là những cặn bã có nhiều chất béo và chất nhờn. Nhưng ở những hầm mộ được đào sâu trong núi đến 100 m thì các nô lệ và nhà điêu khắc đã làm việc bằng ánh sáng gì? Trong các hầm mộ này, không hề có dấu vết của ngọn đèn hay ngọn đuốc nào. Vậy phải chăng, người ai cập đã dùng cáccác bức tượng trên đảo phục sinh loại gương để phản chiếu ánh sáng mặt trời? Nhưng các loại “gương” thời ấy chỉ bằng bạc và chỉ có thể phản chiếu được 40% ánh sáng, nghĩa là ở độ sâu vài chục mét, bóng tối sẽ lại bao phủ hoàn toàn.

Và rồi một phát hiện đã làm chấn động thế giới khảo cổ: tại đền hator ở denderah (được xây dựng cách đây hơn 4.200 năm) có một gian phòng nằm rất sâu. Trong đó có những bức vẽ cho thấy người ai cập “đã sử dụng những dụng cụ kỳ lạ trông như bóng đèn điện ngày nay!”. Phải chăng đây chính là kỹ thuật ánh sáng bí ẩn. Nhà khoa học erich von daniken (đức) đang cố công tái tạo những bóng đèn to tướng này trong phòng thí nghiệm, nhưng vẫn chưa tìm được cốt lõi của vấn đề. Các nhà ai cập học cũng bỏ cuộc, vì rõ ràng thời ấy chưa có điện. Vậy, những ngọn đèn ấy được thắp sáng bằng gì? Giải được bài toán này, chúng ta cũng sẽ có câu trả lời cho bí ẩn về những ngọn đèn vĩnh cửu.


Từ Khóa:

Bí ẩn về những ngọn đèn vĩnh cửu || Bách Khoa Tri Thức || Khám phá thế giới


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem Thêm Về Bách Khoa Tri Thức

Cá heo dụ dỗ bạn gái bằng giọng hát trầm

Cá heo phần lan và cá heo xanh hát lên những bản nhạc trầm, được phát ra từ con đực nhằm quyến rũ con cái. Phát hiện này của các nhà khoa học mỹ đã giải thích câu hỏi bao lâu nay: vì sao cá heo hát.

Dơi hút máu – huyền thoại và sự thật

Huyền thoại và truyền thuyết trên khắp thế giới mô tả dơi là những con quái vật hút máu người. Trên thực tế, dơi hút máu người có tồn tại song chỉ có ba loài ở nam và trung mỹ.

Tìm kiếm dấu vết cổ đại từ vũ trụ

Hiện nay, việc sử dụng các vệ tinh chụp trái đất đã cho phép các nhà khảo cổ học rút ngắn rất nhiều thời gian tìm kiếm các tàn tích và đạt được hiệu quả cao.

Phát hiện bãi đá nhạc cổ tại ấn độ

Các nhà khảo cổ vừa tái phát hiện một dãy đá khổng lồ, nằm trên đồi kupgal ở miền nam ấn độ, bao gồm những tảng đá với các góc lồi lõm bất thường, khi gõ vào thì tạo ra những âm thanh vang xa như tiếng cồng.

Phát hiện mộ người hầu của vua ai cập

Mộ của những cận thần hoặc đầy tớ của vua aha, vị vua đầu tiên của triều đại ai cập cổ đại thứ nhất, mới được phát hiện tại abydos.

Bí mật của những ngôi mộ 3.500 năm ở mán bạc

Tại di chỉ mán bạc, ninh bình (việt nam), các nhà khảo cổ vừa tìm thấy 10 ngôi mộ, với hài cốt đa phần là của trẻ em, có tuổi khoảng 3.500 năm. Đó quả là những bằng chứng hữu ích, bởi nhờ đó mà các nhà khảo cổ học có thể nghiên cứu sự tồn tại của nền văn m

Bí ẩn của công nghệ ướp xác ai cập

Trong thùng rác ở trung tâm một kim tự tháp ai cập, ông bovis, du khách người pháp, nhận thấy có xác chết một số con vật nhỏ. Điều ngạc nhiên là trong môi trường ẩm như vậy, không có con nào bị thối rữa, chúng chỉ khô lại như xác ướp...

Bí mật xung quanh những dấu chân kỳ quặc

Có lẽ bạn đã nghe về chủng người australopithéque sống cách đây 4 triệu năm, chỉ có chiều cao trung bình từ 1 đến 1,5 m, và nặng từ 20 đến 50 kg. Nhưng thật khó tin rằng, có những dấu chân người sống cách đây... Vài triệu năm.

Bí ẩn của những tượng đá trên đảo phục sinh

Trên hòn đảo nhỏ ở nam thái bình dương này, hàng trăm bức tượng đá cao từ 7-10 m (mỗi bức nặng gần 90 tấn) vẫn ngoảnh mặt ra biển như đợi chờ một điều gì đó trong suốt mấy nghìn năm qua. Đến nay, người ta vẫn chưa hiểu vì sao các cư dân cổ xưa có thể dựngn

Tìm kiếm đội quân ba tư cổ trên sa mạc ai cập

Du khách băng qua sa mạc ai cập có thể sẽ giải mã được một bí ẩn đã làm bối rối các nhà khảo cổ trong nhiều thế kỷ: điều gì đã xảy ra với đội quân 50.000 người của hoàng đế ba tư cambyses.

Giả thuyết mới về nguồn gốc kim tự tháp

Các kim tự tháp ai cập cổ đại có thể là hệ quả của một quyết định xây dựng tường bao lăng mộ hoàng đế. Bức tường ra đời vô tình đã che khuất gò đất phủ mộ, khiến người ta phải đắp thêm các ụ mới cho nó nhô lên cao, tạo thành dạng bậc thang – tiền thân của

Đời sống công nhân xây kim tự tháp

Từ nhiều thập niên qua, kim tự tháp ai cập tiết lộ cho con người hiện tại nhiều chi tiết về đời sống các pharaoh trong xã hội ai cập cổ đại. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, không mấy ai nói đến đời sống của những người đã đem mồ hôi, nước mắt và máu xư

Tìm ra dấu vết về triều đại pharaon ramses ii

Việc phát hiện ra một tấm đá khắc chữ miêu tả chi tiết mối quan hệ ngoại giao giữa người ai cập và hittite cổ đại, vào thế kỷ xiii tcn, có thể là đầu mối tìm ra dấu vết về vua ramses ii, vốn bị mất tích từ lâu.

Tìm thấy tấm bùa hộ mệnh thời la mã cổ đại

Một tấm lá mỏng bằng vàng thời la mã cổ đại có khắc những câu thần chú huyền bí và chữ viết bằng tiếng latin – hy lạp mới được tìm thấy tại mid - norfolk, anh. Tấm lá có tác dụng như bùa hộ mệnh, cầu xin sự bảo vệ từ thần abrasax có phép thuật.

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo