Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



7 lỗi trong vệ sinh chế biến món ăn - Lời khuyên hữu ích cho sức khỏe


7 lỗi trong vệ sinh chế biển món ăn

Bạn nghĩ ràng ăn hàng thật đáng sợ? Đúng, nhưng nguy cơ từ căn bếp của bạn đôi khi củng đáng sợ không kém đâu.

Hầu hết mọi người đều lo lắng về chuyện ngộ độc thực phẩm trừ khi do chính tay họ nấu. Tuy nhiên, gần 25% trường hợp ngộ độc thực phẩm là từ các bữa ăn tối tại gia đình và một số thói quen trong chế biến chính là thủ phạm.

1) Rửa tay trước khi nấu

Vâng, đây là một thói quen tốt nhưng nghiên cứu cho thấy bạn cần thường xuyên rửa tay trong suốt quá trình chế biến để tăng độ an toàn. Thử rửa tay mỗi lần bạn chuyển sang một loại thực phẩm mới như khi chuyển từ nhặt rau sang thái thịt. Sự “vi phạm” diễn ra một cách không chủ ý khi bạn đang làm việc này lại tiện tay làm luôn việc khác.

An toàn hơn: Hãy đếm đến 20 khi để tay dưới vòi nước chảy. Dùng xà phòng để tăng thêm khả năng diệt khuẩn.

2) Sau khi mua về, rửa thực phẩm càng sớm càng tốt

Thật là tuyệt khi các loại rau quả tươi ngon được rửa sạch sẽ, chuẩn bị sẵn sàng khi bạn bắt đầu nấu. Tuy nhiên, nếu rửa chúng trước khi cất vào tủ lạnh, các loại mốc và vi khuẩn sẽ nhanh chóng phát triển trở lại sau đó nhờ hơi nước đọng lại trên rau củ. Vậy nên đúng nhất là rửa sạch thực phẩm trước khi nấu.

An toàn hơn: Hãy tách từng tàu bắp cải, từng lá xà lách bởi ở phần cuống lá luôn chứa rất nhiều vi khuẩn và đất cát. Nếu không thể rửa sạch, tốt nhất là cắt bỏ phần đó đi.

3) Chỉ "kỳ cọ" các loại quả ăn cả vỏ

Thực tế dù các loại quả không ăn được vỏ hoặc có vỏ cứng chẳng hạn như chuôi hoặc dưa hấu đều có nguy cơ như các loại quả ăn cả vỏ bởi vi khuẩn trên bề mặt vỏ quả có thể bám vào dao và theo vào các lát quả thái mỏng. Vậy nên hãy dùng bàn chải “kỳ cọ” vỏ ngoài của tất cả các loại củ quả để đánh bật mọi bụi bặm, đất cát và vi khuẩn. Sau khi rửa, cần phải vệ sinh bàn chải sạch sẽ để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho các lần rửa sau.

An toàn hơn: cắt bỏ cuống, núm các loại rau quả như cà chua, dâu tây, cà tím... để vi khuẩn không có chỗ trú thân.

4) Dùng khăn lau dụng cụ nhà bếp

Việc dùng khăn lau là rất tốt trừ khi bạn quá thoải mái dùng chúng để lau khô bát, nhân tiện lau vài mảnh vụn khoai tây rồi lại lau khô thớt... Chắc chắn, thay vì đảm bảo vệ sinh, bạn đang “nối giáo” cho các vi khuẩn mặc sức lan truyền. Dùng khăn riêng để lau khô tay và dùng giấy đa năng để lau thớt là cách làm an toàn nhất.

An toàn hơn: Bạn không bao giờ ăn thịt sống vì chúng chứa rất nhiều vi khuẩn? Chắc chắn rồi và vì vậy cũng không nên để thịt sống cạnh các thực phẩm khác, hãy để nó lên đĩa hoặc thớt để có thể rửa sạch các dụng cụ đựng, thái ngay sau đó.

5) Hâm nóng các món ăn bằng lò nướng hay lò vi sóng

Các vi khuẩn phát triển mạnh nhất khi thực phẩm ở trong khoảng nhiệt độ 5°C - 57°C. Vậy nên khi thực phẩm đã nấu hoặc nướng thì trước khi ăn phải đun sôi trở lại. Mọi thực phẩm đều có thể gây hại, kể cả gạo, mì cũng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe con người. Đừng nghĩ rằng hâm nóng lại món ăn là đã an toàn. Các chất độc trong thực phẩm có thể tồn tại rất lâu và nhiệt đôi khi không giải quyết được gì. Nguyên tắc số 1: Nếu người bạn yêu thương về muộn quá 2 tiếng so với bữa ăn thì hãy cho thực phẩm vào tủ lạnh và hâm nóng lại khi người đó trở về nhà.

An toàn hơn: Các thức ăn thừa cần được cất trong các hộp nhỏ có nắp đậy kín để thực phẩm nhanh được làm lạnh hơn.

Không chồng quá nhiều hộp lên nhau trong tủ lạnh vì như thế hơi lạnh có thể không tới được và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

6) Để nhiệt độ tủ lạnh ở mức "lạnh"

Bạn nghĩ rằng nhiệt độ thấp sẽ làm vi khuẩn phát triển chậm lại nhưng rõ ràng là bạn không thể biết chính xác nhiệt độ trong tủ lạnh là bao nhiêu, 4 hay 5°C. Vậy nên tốt nhất là hãy mua một nhiệt kế gắn tường và kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh một tháng/lần.

An toàn hơn: Mua một nhiệt kế để tủ lạnh và để nhiệt độ ở ngăn đá là -17°C.

7) Thịt nấu chín là khi không còn màu dỏ

Bạn nghĩ rằng như vậy là đảm bảo an toàn, vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn? Nghiên cứu tại Đại học bang Kansas (Mỹ) chỉ ra rằng mắt thường trong trường hợp này không thể cho cái nhìn chính xác - chỉ có nhiệt kế đo độ sôi mới là cách duy nhất cho bạn biết liệu thực phẩm bạn đun nấu có đạt nhiệt độ an toàn là từ 71°C trở lên hay không bởi thịt còn sông cũng vẫn có thể có màu hơi nâu.

An toàn hơn: Nếu nhiệt độ không đủ, bạn phải đun lâu hơn và nhớ rửa nhiệt kế thật sạch để còn dùng cho lần sau hoặc ban muốn kiểm tra nhiệt độ của một món khác.

8) Tác động của màu sắc đến cơ thể

Một bữa ăn luôn cần có nhiều màu sắc. Một bữa ăn lý tưởng là khi có đủ 16 màu của rau củ và hoa quả. Mỗi một màu đều có tác dụng với từng vùng của cơ thể:

– Rau củ màu cam: Cung cấp beta - carotene, tiền vitamin A.

Nó có chức năng bảo vệ, ngăn ngừa các tế bào ung thư phát sinh và phát triển. Ngoài ra, nó còn ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.

Lưu ý: để hấp thu tối đa, nên dùng nhóm rau màu cam với dầu thực vật. Tốt hơn là nên luộc hoặc hầm loại thực phẩm này.

– Rau củ màu đỏ: Có chứa lycopene, được biết đến là chất chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày và tử cung. Ngoài ra, lycopene còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và giảm lượng cholesterol.

– Rau củ màu tím: Rất giàu chất chống oxy hóa. Những chất này giúp bảo vệ vitamin E trong tế bào. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và các bệnh về tim mạch.

Chú ý: cần phải sử dụng loại rau củ này khi còn tươi.

– Rau củ màu vàng: Có chứa nhiều chất bioflavonoid rất tốt cho cơ thể. Ví dụ như khoai tây có thể ngăn ngừa và chữa các bệnh viêm loét. Món khoai tây bóc vỏ nướng rất có lợi cho hệ tiêu hóa.

– Rau củ màu xanh: Giàu chất diệp lục, rất tốt cho hệ tim mạch. Chất này cũng có tác dụng làm sạch gan, máu, xoang mũi, xoang trán và kích thích tiêu hóa. Loại rau củ này có thể ăn sống hoặc chỉ chần qua nước sôi.


Từ Khóa:

7 lỗi trong vệ sinh chế biến món ăn || Lời khuyên hữu ích cho sức khỏe || Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày ||


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem thêm Lời khuyên hữu ích cho sức khỏe

7 hormone quan trọng trong cơ thể

7 điều nên tránh sau bữa ăn

3 cách phối hợp thức ăn đúng cách

10 thực phẩm không nên ăn khi đói

Các món ăn kị nhau

Dùng nhiều nước cốt dừa không có lợi cho sức khỏe

Sức khỏe từ sự cân đối giữa khẩu vị và màu sắc

4 thói quen xấu trong ăn uống

7 nhóm thức ăn làm chậm tiến trình lão hóa

Những điều chưa biết về tiến trình lão hóa

9 mẹo giúp bạn yêu đời hơn

Thế nào là chế độ ăn lành mạnh

Tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản

Nghệ thuật ăn uống

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo