Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Tỏi tây - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Tỏi tây. Allium porrum L. - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Tỏi tây. Tên khoa học: Allium porrum L. (Nguồn ảnh: Internet)


Tỏi tây

Tỏi tây - Allium porrum L., thuộc họ hành - Alliaceae.

Mô tả: Cây thảo hai năm, cao 40-140cm. Thân hành hình trụ hay hình tròn, rộng 1-2cm. Lá mọc 2 hàng, phẳng hoặc hơi gấp lại thành hình máng xối, có màu lục hơi mốc. Hoa hồng, xếp thành tán giả dạng cầu, có cuống dài, màu xanh xanh hay tim tím. 1152

Bộ phận dùng: Thân hành - Bulbus Allii Porri.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở vùng Ðịa Trung Hải, đã được thuần hoá rất tốt tại nước ta và chịu đựng được qua mùa hè tại vùng trung du Bắc bộ. Hiện được trồng nhiều tại Ðà Lạt (Lâm Ðồng).

Thành phần hoá học: Các thành phần chính đã biết trong củ có alliin (0,4%) và cũng có alanine, arginine, acid asparatic, asparagine, histidine, leucine, methionine, phenylalanine, proline, serine, threonine, tryptophane và valine. Còn có các chất khoáng Fe, Ca, P, Mg, Na, K, Mn, S, Si, và các vitamin B, C. Trong tinh dầu của củ có allyl disulphide.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính ấm; có tác dụng kích thích, làm long đờm. Người ta còn nói đến các tính chất bổ thần kinh, rất dễ tiêu hoá, lợi tiểu, sát khuẩn, nhuận tràng và bổ dưỡng cơ thể. Nhờ có các muối kiềm mà Tỏi tây lợi tiểu mạnh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Tỏi tây thường được dùng làm rau xào ăn với thịt bò, thịt lợn, hoặc làm gia vị cho các món canh thịt... Nó cũng được chỉ định dùng trong các trường hợp khó tiêu, thiếu máu, thấp khớp, thống phong, các bệnh đường niệu, sỏi niệu, nitơ - huyết, suy thận, béo phì, vữa xơ động mạch.

Dùng ngoài để chữa áp xe, mụn nhọt, viêm bàng quang, bí tiểu tiện, trĩ, mắt cá và chai chân, vết đốt của sâu bọ, vết thương và dùng rửa mặt.

Cách dùng: Ðể dùng trong, có thể ăn sống, thái nhỏ ăn lẫn với các loại rau sống khác; sắc nước uống hay nấu xúp, nấu canh.

Dùng ngoài lấy dịch lá, củ pha với nước dừa hay sữa để rửa mặt, giữ da, trị phát ban, giã đắp mụn nhọt, áp xe.

Ðơn thuốc:

1. Chữa bệnh nitơ - huyết: Nghiền 20g rễ Tỏi tây, ngâm 10 ngày trong 1 lít rượu trắng, mỗi sáng sớm uống 1 ly.

2. Trị giun: Nghiền rễ con ngâm trong sữa cho trẻ uống.

3. Trị bí tiểu tiện, viêm bàng quang: Dùng 6 củ Tỏi tây, cho vào dầu Dừa, nấu riu riu lửa rồi lấy ra để ấm áp vào bụng.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Tỏi tây. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Tỏi tây, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Tỏi tây || Cây Tỏi tây || Allium porrum L. || Tác dụng của cây Tỏi tây || Tìm hiểu về cây Tỏi tây || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo