Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Thống kinh - Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc


Thống kinh

Một số phụ nữ trong thời kỳ trước, trong hoặc sau khi hành kinh thường thấy đau mỏi lưng, và đau bụng dưới, y học gọi là chứng thống kinh. Thống kinh là một loại bệnh phụ khoa thường gặp, biểu hiện thường thấy là khi hành kinh đau bụng, đau bụng dưới lan đến đau toàn bộ khu vực bụng và eo lưng, hoặc đau hậu môn, nhẹ thì có thể chịu được, nặng có thể đau đến toát mồ hôi, da mặt trắng bệch, tứ chi lạnh băng, thậm chí hôn mê. Bất kể là chứng thống kinh xảy ra sau khi có kinh hay do viêm cơ quan sinh dục dẫn đến chứng thống kinh đoạn phát, đều ảnh hưởng không tốt đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Phối hợp uống trà thuốc có thể đem đến hiệu quả khá tốt, các bạn có thể thử xem sao..

1. Trà thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh

Đông y cho rằng, thống kinh chia ra làm hai loại thống kinh hư và thống kinh thực. Thống kinh hư đa phần do khí huyết tiêu giảm, thống kinh thực là do gan khí tích tụ, hàn tụ máu.Muốn điều trị chứng thống kinh phải căn cứ xem là thống kinh hư hay thống kinh thực..

2. Các loại trà nên sử dụng

(1). Trà gừng táo

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 3 lát gừng tươi, 5 quả đại táo (đập giập). Cho nước sôi vào hãm thành trà uống.

Công dụng chữa trị: Tán hàn trị đau bụng kinh.

Chú ý: Món trà này dùng để trị chứng đau bụng kinh do lạnh bụng.

(2). Trà hoạt huyết

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 5 gam hoa hồng, 5 gam đàn hương, 1 gam trà xanh, 5 gam đường đỏ. Đầu tiên cho hoa hồng, đàn hương nghiền nhỏ và trà xanh vào đun sôi, thêm đường đỏ vào uống, mỗi ngày làm uống 1- 2 lần, uống liền trong 3 -5 ngày.

Công dụng chữa trị: Hoạt huyết, trị đau bụng kinh.

Chú ý: Loại trà này có tác dụng rõ rệt đối với người kinh nguyệt ít, bụng dưới hay đau, kinh màu sắc thẫm đỏ, vón cục.

(3) Trà trị thống kinh

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam hương phụ, 10 gam điểu dược, 10 gam nguyên hồ, 3 gam quế. Cho tất cả các nguyên liệu trên đây vào nghiền nát ra, cho thêm nước nóng vào hãm thành trà, mỗi ngày uống 1 lần, uống liền trong 5 ngày.

Công dụng chữa trị: Ôn kinh điều khí, chống đau bụng kinh.

Chú ý: Loại trà này chủ trị thống kinh do khí huyết tích tụ. Loại trà này có tác dụng khá tốt trong điều trị ôn kinh, điều khí, chống đau bụng kinh, bị lạnh từ bên ngoài, khí huyết không đủ, hoặc tinh thần không tốt dẫn đến kinh nguyệt đến sớm hoặc khi hành kinh, bụng dưới đau âm ỉ, có lúc có cảm giác trướng bụng, có lúc cảm thấy bụng dưới lạnh.

(4). Trà đương quy hoàng kỳ

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam đương quy, 15 gam hoàng kỳ, 5 quả đại táo. Cho tất cả vào nghiền nhỏ, cho thêm nước sôi vào hãm, làm thành trà uống. Có thể dùng trước khi hành kinh 5 ngày, sau khi hành kinh 2 ngày thì ngừng uống.

Công dụng chữa trị: dưỡng huyết ích khí.

Chú ý: Trong loại trà trên, đương quy dưỡng huyết, hoàng kỳ ích khí, đại táo bổ tâm thận, thích hợp với chứng thống kinh do khí huyết hư nhược. Loại trà này dùng tốt cho người khí huyết hư tổn, thể chất yếu.

(5). Trà đương quy

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 6 gam đương quy, 2 gam xuyên khung, cho vào nước nóng ngâm sau 20 phút thì uống như uống trà.

Công dụng chữa trị: Bổ huyết điều kinh, hoạt khí chống đau bụng kinh.

Chú ý: Loại trà trên có thể điều trị chứng thống kinh do khí huyết hư tổn. Có thể dùng nhiều để bổ khí hoạt huyết, thích hợp với chứng thống kinh kéo dài, người có thể chất hư nhược.

Biểu hiện lâm sàng thể hiện ở chỗ trong hoặc sau khi hành kinh, bụng dưới thường đau lâm râm, thậm chí có khi là cảm giác đau quặn bụng dưới, muốn nghỉ ngơi, khi nghỉ ngơi hiện tượng đau có giảm, nhạt miệng, mạch yếu.

(6). Trà nguyệt quế hoa

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam nguyệt quế hoa; 1,5 gam hồng trà, 25 gam đường đỏ. Trước khi kinh đến 3-4 ngày có thể làm loại trà này để uống, bằng cách hãm vào nước sôi uống như trà, uống liền trong khoảng 1 tuần.

Công dụng chữa trị: Tốt cho gan giải nhiệt, điều kinh, giảm đau bụng kinh.

Chú ý: Loại trà này thích hợp với người khí huyết tích tụ, thường xuyên đau bụng trước khi kỳ kinh diễn ra, đau trực tràng, kinh nguyệt sẫm màu, chu kỳ kinh rối loạn, thêm vào đó là hiện tượng vú căng tức, tức ngực khó chịu, mạch huyền hoặc trong kỳ kinh bụng hơi trướng đau, lượng hành kinh ít.

(7). Trà hoa hồng

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam hoa hồng, đem ngâm vào nước sôi uống như trà.

Công dụng chữa trị: Hành khí, hoà khí.

Chú ý: Cuốn “Bản thảo chính nghĩa” viết: “Hoa hồng là loại hoa có mùi thơm đậm nhất, thanh mà không đục, hoà mà không mạnh, tốt gan dạ dày, hành khí hoạt huyết, khơi thông kinh lạc”. Nó dùng thích hợp nhất với những người bị thống kinh do máu kinh màu tím sẫm, vón cục.

(8). Trà gừng tươi đường đỏ

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam gừng tươi thái lát, 15 gam sơn tra, cho vào ngâm trong nước nóng trong 15 phút, sau đó cho thêm 15 gam đường đỏ, làm thành trà để uống, mỗi ngày làm uống 1 lần.

Công dụng chữa trị: Ôn kinh tán hàn, chống đau bụng kinh.

Chú ý: Loại trà này thích hợp với người bụng dưới lạnh, máu kinh tối đỏ hoặc vón cục, lưỡi trắng, mạch trầm và gấp.

3. Những điều cần ghi nhớ

Để tránh phải chịu những sự đau đớn do thống kinh đem lại, các bạn nữ nên tăng cường rèn luyện sức khoẻ, tăng cường thể chất, sinh hoạt nên theo quy luật, chú ý kết hợp làm việc và nghỉ ngơi, tăng cường dinh dưỡng thích hợp và bổ sung giấc ngủ đầy đủ, làm cho bản thân có được một cơ thể khoẻ mạnh khó bị nhiễm bệnh.

Thứ nhất, trong chu kỳ kinh nguyệt, không nên tránh bị lạnh, Trong thời gian hành kinh, ngoài việc phải chú ý vệ sinh sạch sẽ ra, còn cần phải tránh lao động quá nặng nhọc và vận động mạnh, không nên làm việc ở nơi quá lạnh, quá ẩm ướt hoặc trong nước, tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh, không ăn thức ăn sống và cay nóng, nên duy trì tâm trạng lạc quan, tình cảm thoải mái, không nên mang những gánh nặng tâm lý lớn. Như vậy, có thể đề phòng xảy ra chứng thống kinh.

Thứ hai, nên cố gắng khống chế không để xảy ra những chấn động lớn về tâm lý. Các bạn nữ trẻ, do thi cử căng thẳng, thất tình, phụ nữ thành niên do bị bệnh tật lâu ngày… đều có thể dẫn đến những chấn động mạnh mẽ về tinh thần. Mang gánh nặng tâm lý nặng nề, tâm trạng quá buồn phiền ủ rũ thêm vào đó là sự nhạy cảm với chứng thống kinh, sự sợ hãi, tâm lý căng thẳng, đều có thể kích thích hệ thống trung khu thần kinh, làm cho tử cung thu nhỏ lại và máu trong tử cung co bóp ra ít, có thể dẫn đến chứng thống kinh hoặc làm cho chứng thống kinh thêm trầm trọng. Cho nên, cần duy trì một tâm trạng vui vẻ, cố gắng khống chế sự thay đổi của cảm xúc, điều này có tác dụng tốt trong việc điều trị chứng thống kinh.

Thứ ba, cần chú ý không nên sinh hoạt tình dục quá độ. Nếu tần suất sinh hoạt tình dục quá nhiều, hoặc làm việc nhà quá nặng nhọc trong khi hành kinh, có thể dẫn đến suy giảm tinh huyết, khí huyết vận hành không thông, tử cung mất đi chất dinh dưỡng dẫn đến thống kinh.

Thêm vào là sinh hoạt tình dục không giữ vệ sinh sạch sẽ, không chú ý giữ gìn vệ sinh trong thời kỳ hành kinh có thể dẫn đến chứng viêm nhiễm bộ phận sinh dục cũng là một nguyên nhân dẫn đến chứng thống kinh. Cho nên, khi bị thống kinh, nên nằm nghỉ ngơi trên giường, tuyệt đối tránh quan hệ tình dục. Những người bị đau bụng, sợ lạnh nên chườm nóng bụng, hoặc chú ý giữ ấm vùng bụng. Ngoài ra, cần an ủi tinh thần, bảo đảm một tinh thần thoải mái cũng có tác dụng tốt trong điều trị chứng thống kinh.

Thứ tư, không nên tuỳ tiện dùng thuốc. Thuốc dùng trong thời kỳ thống kinh, nên dùng trước khi hành kinh 1 tuần. Căn cứ vào chứng hàn nhiệt hư thực của người bệnh mà tiến hành dùng thuốc thích hợp theo chẩn đoán. Nếu bệnh nhân hàn thấp hoặc gan thận hư nhược, thì không được sử dụng những vị thuốc mang tính hàn, như: sừng tê, sinh địa hoàng, huyền sâm, hoàng xa, hoàng cầm, đan bì… Nếu kèm thêm cả hiện tượng thấp nhiệt, kỵ dùng những sản phẩm nóng như: phụ tử, quế, gừng khô, tiểu hồi hương, gừng cao lương, nhân sâm… Đối với hiện tượng máu tích tụ và dược liệu thô, cần chú ý kết hợp thuốc, trong điều kiện điều tiết khí huyết, căn cứ vào tình hình thực tế của bệnh nhân để kết hợp thuốc. Nếu không, một lượng lớn thuốc làm tắc máu hoặc không hấp thu thuốc, đương nhiên sẽ tạo ra hiện tượng hành kinh không thông, mất đi sự điều tiết, cân bằng thông thường, không những không có lợi cho việc điều trị bệnh, mà còn làm cho bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trong thời gian hành kinh, cũng cần tránh dùng thuốc tây làm ngưng tụ máu và thuốc cầm máu, ví dụ như: an lạc huyết, thuốc cầm máu, vitamin K3…Vì chúng đều làm cho máu huyết ngưng tụ, tắc máu,gây bất lợi trong lưu thông mạch máu, và có thể làm tăng hoặc làm cho chứng thống kinh thêm nghiêm trọng.


Từ Khóa:

Thống kinh || Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc || Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày ||


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem thêm Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc

Choáng váng

Stress - Căng thẳng

Tắc kinh

Nôn nghén

Thiếu sữa sau khi sinh

Kinh nguyệt không đều

Mãn kinh

Băng huyết sau khi sinh

Bệnh bạch đới

Liệt dương

Di tinh

Viêm kết mạc

Viêm tai giữa

Viêm khoang mũi

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo