Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Thôi chanh - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Thôi chanh. Alangium chinense - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Thôi chanh. Tên khoa học: Alangium chinense (Nguồn ảnh: Internet)


Thôi chanh

Thôi chanh, Thôi ba, Quảng Trung Quốc - Alangium chinense (Lour.) Harms (Stylidium chinense Lour.), thuộc họ Thôi chanh - Alangiaceae.

Mô tả: Cây nhỡ cao 4-5cm hay cây gỗ rụng lá. Lá dạng màng, hình mắt chim - nhọn, gân hình tim ở gốc, có khi có góc dạng thuỳ ở đầu hoặc xoan - ngọn ngắn, gốc cụt, thường không cân đối, có khi có lông sét mềm, có khi có điểm tuyến hay gần như nhẵn, rất thay đổi về kích thước và hình dạng, dài 10- 20cm. Hoa thành xim lưỡng phân, ở nách lá, với 8-12 hoa có cuống dài bằng hoặc vượt quá cuống lá. Quả hạch dạng bầu dục, hay gần hình cầu, màu nâu đen, ít nạc, có thể dài tới 30mm; hạch có 2 hạt mà 1 cái thường tiêu biến. Ra hoa tháng 5-8.

Bộ phận dùng: Rễ (rễ con, vỏ rễ), thân, lá - Radix, Caulis et Folium Alangii Chinensis, thường gọi là Bát giác phong.

Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở nhiều nơi, thường gặp ở ven rừng, ven đường; dọc các suối từ Cao Bằng, Lạng Sơn tới Nghệ An. Thu hái lá và hoa vào mùa hè và thu. Thu hái thân, rễ quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học: Rễ chứa alcaloid, tinh bột, acid amin và các acid hữu cơ.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng khư phong, hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng chỉ thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ rễ thường được dùng chữa đau xương mỏi gối và làm thuốc đòn ngã. Lá dùng trị rắn cắn; còn dùng làm thức ăn cho gia súc. Quả nhỏ có vị chua, dùng phối hợp với các vị thuốc khác chữa bệnh đau thận.

Ở Trung Quốc, thường dùng rễ chữa: Thấp khớp đau nhức xương, liệt nửa người, suy tim; vô cảm và mất cảm giác đau; đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết.

Liều dùng 3-10g rễ, sắc nước uống, hoặc ngâm rượu. Đồng thời nấu nước để tắm rửa.

Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người già yếu và trạng thái suy nhược.

Lá được dùng trị căng sữa đau buốt. Hoa dùng trị đau đầu phong và ngực bụng trướng đau.

Đơn thuốc:

1. Thấp khớp: Thôi chanh (rễ) 30g, rượu trắng 2 lít, ngâm trong 7 ngày, và dùng rượu thuốc 15g, ngày dùng 2 lần.

2. Liệt nửa người: Thôi chanh 5g, hầm với thịt gà làm thức ăn.

3. Rắn cắn: Lá Thôi chanh nhai nuốt nước, bã đắp.

Ghi chú:

- Rễ cây có tác dụng hoạt huyết mạnh, nên không dùng cho phụ nữ có thai.

- Các rễ con, lông rễ khá độc, bình thường là gây buồn ngủ, mệt mỏi, nếu dùng quá liều sẽ gây nguy hiểm: đầu váng, mắt hoa, nhìn mọi vật thấy to ra, bứt rứt. Kinh nghiệm dân gian dùng nước sắc hạt cải củ để giải độc.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Thôi chanh. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Thôi chanh, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Thôi chanh || Cây Thôi chanh || Alangium chinense || Tác dụng của cây Thôi chanh || Tìm hiểu về cây Thôi chanh || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo