Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Tại sao côn trùng gây hại trong ruộng vườn lại không thể trừ hết được

Tại sao côn trùng gây hại trong ruộng vườn lại không thể trừ hết được. Thực Vật

Hình minh họa: Tại sao côn trùng gây hại trong ruộng vườn lại không thể trừ hết được. Thực Vật

(Nguồn ảnh: Internet)


Tại sao côn trùng gây hại trong ruộng vườn lại không thể trừ hết được

Trên thế giới có hơn một triệu loài côn trùng, trong đó có một số là côn trùng có ích cho người, như tằm nuôi và tằm thầu dầu. Những côn trùng có ích này được con người nghĩ cách nuôi dưỡng, để cho chúng nhả nhiều tơ hơn, ủ nhiều mật hơn... Nhưng đại đa số côn trùng là loại có hại cho người, chúng ta chỉ cần quan sát kĩ sẽ phát hiện ra có loại sâu ăn lá rau, có loại hút dịch của gạo, lúa mì, có loại làm mọt thân của cây gỗ, có loại chui dính vào trong quả ăn thịt quả hoặc ăn hạt trong quả, còn có loại hút máu của người và của động vật, truyền nhiễm bệnh tật... Những côn trùng có hại này không những nguy hiểm cho chất lượng và sản lượng cây nông nghiệp, mà còn nguy hại cho sức khỏe của con người và súc vật. Hiện nay, phương pháp phổ biến phòng trừ sâu bệnh là phun thuốc trừ sâu nhưng tại sao hàng năm chúng ta phun thuốc trừ sâu mà vẫn còn côn trùng gây hại? Chủ yếu có mấy nguyên nhân dưới đây.

Một là chủng loại côn trùng rất nhiều, ví dụ như loại côn trùng gây hại cho cây nông nghiệp, không những các loại hoa màu có những loại côn trùng khác nhau mà trên cùng một loại hoa màu cũng có nhiều loại côn trùng gây hại; ví dụ, trong một đời cây lúa nước có mười mấy loại côn trùng gây hại, phun thuốc nông nghiệp thường chỉ có thể phòng trừ một số ít loại côn trùng, chứ không thể trị hết tất cả các loại được.

Thứ hai, côn trùng có sức sinh sôi rất mạnh. Có loại côn trùng một năm có thể sinh sôi mấy đời, có loại sinh sôi mười mấy đời, thậm chí mấy chục đời. Ở điều kiện môi trường thích hợp, một con côn trùng cái có thể sinh sản mấy trăm đến hàng nghìn đời sau. Vì vậy, sau khi phun thuốc, số lượng số côn trùng may mắn sống sót không nhiều, nhưng sau một thời gian sinh sôi, số lượng ngày càng tăng.

Thứ ba, côn trùng có khả năng chống lại những môi trường không tốt và có tính kháng thuốc.

Một đời của côn trùng, có con phải trải qua trứng, ấu trùng, nhộng, côn trùng, có loại trải qua quá trình biến thái từ trứng sang châu chấu, côn trùng trưởng thành. Hiện nay, thuốc diệt sâu thường dùng chỉ có thể làm chết hoạt động của ấu trùng, châu chấu và côn trùng, còn đối với trứng và nhộng không ăn không động trên bề mặt thì hiệu quả không lí tưởng. Mà đối với côn trùng trưởng thành, châu chấu và ấu trùng, hiệu quả phòng trị chỉ có thể đạt được 90%, 10% những côn trùng may mắn sống sót, đời sau chúng sinh sôi, có thể sản sinh ra tính thích ứng với thuốc trừ sâu, tính kháng thuốc.

Ví dụ đối với loài sâu hại lúa như rận bay lúa, ve lá lúa, mỗi mẫu dùng 75 g thuốc nông nghiệp malathion và đạt hiệu quả phòng trị là 95%, sau mấy năm liên tiếp dùng thuốc, mỗi mẫu cũng dùng 100 g thuốc, thì hiệu quả chỉ đạt khoảng 50%. Hơn nữa những nơi mà dùng thuốc nông nghiệp càng lâu và lượng thuốc càng tăng thì tính kháng thuốc của côn trùng càng rõ rệt.

Có loài côn trùng, trứng trùng, châu chấu hoặc ấu trùng, ở nhiệt độ khoảng –15oc không chết cóng; có loại ấu trùng, châu chấu mấy tháng không ăn cũng không chết đói, điều này chứng tỏ sức chịu lạnh, chịu đói của chúng rất khỏe, cho nên có thể an toàn qua mùa đông giá lạnh.

Thứ tư, có một số côn trùng nông nghiệp có khả năng bay rất xa. Mỗi khi đến mùa xuân, mùa hạ, các cây trồng ở phía Bắc như lúa sinh trưởng dồi dào, thức ăn phong phú, côn trùng gây hại từ Nam lên Bắc, mỗi năm khi cuối thu đầu đông, nhiệt độ giảm, sau khi thu hoạch cây trồng nông nghiệp, một số côn trùng gây hại lại di cư từ Bắc vào Nam gây hại.

Thứ năm, phun thuốc diệt sâu bọ thường rất nguy hại đến thiên địch của côn trùng. Thiên địch của côn trùng lại là người bạn của con người. Chủng loại thiên địch rất nhiều như ếch, nhện, bướm kí sinh, ruồi kí sinh, trùng tuyến... Khi phun thuốc trừ sâu mặc dù giết hại côn trùng gây hại nhưng cũng đồng thời giết chết lượng lớn thiên địch. Mà sức sinh sôi của thiên địch lại thấp hơn côn trùng gây hại nhiều, nếu không nắm vững tình hình phát triển của thiên địch và phản ứng của thiên địch với thuốc trừ sâu, dùng thuốc không phù hợp sẽ gây hại hơn, ngược lại sẽ gây nguy hại hơn.

Do những nguyên nhân trên, mặc dù hàng năm phun thuốc trừ sâu, côn trùng gây hại vẫn không ngừng sinh sôi. Phun thuốc chẳng qua là mức khống chế côn trùng gây hại trước khi côn trùng chưa làm cho cây bị tổn hại mà thôi.


Từ Khóa:

Tại sao côn trùng gây hại trong ruộng vườn lại không thể trừ hết được || Thực Vật || Khám phá thế giới


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem Thêm Về Thực Vật

Sức sống của cỏ dại

Bất luận bạn đi đâu, núi cao, cánh đồng, hai bên đường đều có thể thấy loài cỏ dại ở mọi nơi. Cỏ tạp là loài mà người nông dân ghét nhất, bởi vì trong ruộng có cỏ tạp thì hoa màu sẽ sinh trưởng không tốt, ảnh hưởng đến sự thu hoạch cây trồng. Cho nên, ngườ

Chất kích thích sinh trưởng ở thực vật

Sự sinh trưởng và phát dục của thực vật ngoài chịu ảnh hưởng của các điều kiện như nước, phân bón, nhiệt độ, ánh sáng ra còn chịu ảnh hưởng của một chất khác trong cơ thể thực vật, loại chất kì lạ này được các nhà khoa học gọi là “chất kích thích sinh trưở

Tại sao hoa của cây cúc trừ sâu có thể diệt được côn trùng

Mùa hè, trước khi đi ngủ, có lẽ bạn thường thắp một chút hương muỗi. Mùi của hương muỗi đối với người mà nói, không chỉ không cảm thấy khó chịu, thậm chí còn thấy thơm. Nhưng muỗi “ngửi” phải, giống như hít phải khí độc, lập tức toàn thân tê dại và rơi xuố

Tại sao có thể lấy vi khuẩn để diệt côn trùng

Vi khuẩn, ai nghe thấy cũng phải sợ, chúng là những vi sinh vật gây bệnh cho người. Vi khuẩn có rất nhiều chủng loại, nhưng không phải tất cả các loại vi khuẩn đều gây hại cho con người, có một số vô hại với người, có một số còn có ích với người. Vi khuẩn

Tại sao có thể lấy côn trùng để trị côn trùng

Mỗi khi vào đầu hạ, trong các ruộng bông, trên một số lá dày đặc những con sâu hại bông, nếu bạn đánh dấu những lá này, sau một thời gian kiểm tra lại, trên những chiếc lá trước kia còn dày đặc côn trùng đã hoàn toàn không còn nữa, chỉ còn lại một số con đ

Tại sao có thể dùng hoocmon côn trùng để diệt côn trùng

Côn trùng giống như một nhà ma thuật, cuộc đời của chúng biến đổi nhiều dạng, từ trứng biến thành ấu trùng, từ ấu trùng biến thành nhộng, từ nhộng biến thành côn trùng, côn trùng lại sản trứng... Các giai đoạn phát dục của nó đều do các hoocmon trong cơ th

Tại sao sử dụng mùi vị khác nhau có thể diệt những loại côn trùng gây hại khác nhau

Con người trong quá trình tìm cách tiêu diệt côn trùng có hại, đã hiểu rằng tất cả côn trùng đều có khả năng căn cứ vào mùi vị để tìm thức ăn, khả năng này chủ yếu dựa vào khứu giác nhạy cảm và bản năng xu hóa.

Tại sao hạt giống, cây giống phải qua kiểm dịch mới có thể sử dụng

Khi bạn lấy một bao hạt giống thực vật, chuẩn bị thông qua đường bưu điện gửi cho bạn cùng học hay bạn thân ở nơi xa, nhân viên bưu điện sẽ yêu cầu bạn trước tiên qua cơ quan kiểm dịch động vật, thực vật kiểm dịch. Sau khi thông qua kiểm dịch, không phát h

Tại sao dấm có tác dụng "bảo vệ sức khỏe" cho cây trồng

Cây trồng trong quá trình sinh trưởng không chỉ cần các điều kiện cơ bản không khí, nước, ánh sáng, nhiệt độ... Mà còn cần bón phân khi thích hợp cho cây, để thúc đẩy cây sinh trưởng khỏe mạnh. Dấm là một loại gia vị, không liên quan gì tới sự sinh trưởng

Âm nhạc có thể thúc đẩy cây trồng phát triển

Chúng ta hay nói “đàn gảy tai trâu” để ví một người không hiểu gì về âm nhạc. Nhưng trong chuồng bò, chuồng gà mà thường xuyên phát ra những bản nhạc hay thì lại có thể kích thích bò ra nhiều sữa hơn, gà đẻ trứng nhiều hơn. Có thể thấy “đàn gảy tai trâu” đ

Thực vật cũng cần phải ngủ trưa

Hàng ngày, sau bữa ăn trưa, nghỉ ngơi một chút dễ trút bớt sự mệt mỏi, giúp cho tinh thần làm việc hoặc học tập vào buổi chiều hăng say hơn. Đó là một hoạt động điều tiết có tính ức chế sự trao đổi chủ động của con người, có ý nghĩa tích cực đối với sức kh

Thuốc chống hạn hán cho cây trồng

Thực vật trong thời kì sinh trưởng, lâu ngày hạn hán, không mưa, dưới ánh nắng thiêu đốt của Mặt Trời, nhu cầu về nước lúc này có thể nói là “một ân nhân cứu mạng” của thực vật.

Ứng dụng khoa học trong việc tăng sản lượng nông nghiệp

Mọi người biết rằng, thực vật khi gặp khô hạn cần tiến hành tưới nước. Làm thế nào để kịp thời tưới nước cho cây, dùng bao nhiêu nước thì đủ cho nhu cầu của cây mà không lãng phí, con người thường khó nắm chắc được điều này. Nếu nhập hết các số liệu có liê

Mô hình nông nghiệp sinh thái VAC

Ở nông thôn các vùng Chiết Giang, Giang Tô, Quảng Đông Trung Quốc, họ đào ao, trong ao nuôi cá, trên ao trồng dâu, dưới cây dâu trồng cỏ, lấy dâu nuôi tằm, dùng phân tằm, cỏ nuôi cá, bùn đất để trồng dâu, hình thành hệ thống nông nghiệp sinh thái nhân tạo

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo