Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Sức sống của cỏ dại

Sức sống của cỏ dại. Thực Vật

Hình minh họa: Sức sống của cỏ dại. Thực Vật

(Nguồn ảnh: Internet)


Sức sống của cỏ dại

Bất luận bạn đi đâu, núi cao, cánh đồng, hai bên đường đều có thể thấy loài cỏ dại ở mọi nơi. Cỏ tạp là loài mà người nông dân ghét nhất, bởi vì trong ruộng có cỏ tạp thì hoa màu sẽ sinh trưởng không tốt, ảnh hưởng đến sự thu hoạch cây trồng. Cho nên, người nông dân tìm đủ mọi cách để tiêu diệt loài cỏ dại trong ruộng, trừ đến trừ lui, trừ hàng năm vẫn không hết, cỏ dại vẫn không ngừng sinh sôi.

Tại sao cỏ dại trong ruộng diệt không hết, vẫn sinh sôi hàng năm? Bởi vì, sức sinh sôi của cỏ dại rất mạnh, chủng loại cỏ dại cũng rất nhiều, những loài cỏ dại mà con người biết tới có khoảng 30.000 loài, chúng phân bổ khắp nơi trên Trái Đất, đâu đâu cũng có. Chúng có thể sản sinh lượng lớn giống, hơn nữa, có khi giữa một năm sinh sôi đến 2 – 3 đời, số lượng khiến người ta phải kinh ngạc. Rễ, thân rễ và thân củ của một số loài cỏ dại là cơ quan sinh sản chủ yếu, thông thường chúng ta chỉ trừ đi phần cỏ trên mặt đất, không lâu sau, trên thân rễ ở dưới đất sẽ nhanh chóng lớn lên thành cây cỏ mới. Có khi chúng ta cũng đã đào cả phần thân rễ dưới đất rồi, nhưng vẫn còn một lượng lớn hạt giống lưu lại trong đất, không lâu sau lại có thể lớn thành cây. Bạn thấy sức sinh sôi của cỏ tạp thật khỏe biết bao.

Cỏ tạp còn có sức sống ngoan cường, có thể chịu khô, chịu úng, chịu lạnh, chịu phèn, chịu nghèo màu, vì vậy khắp nơi trên Trái Đất ta đều thấy vết tích của chúng. Đất đai trong ruộng màu mỡ, cỏ tạp sinh trưởng càng mạnh mẽ. Chúng ta quản lí ruộng không tốt có thể thấy cỏ tạp sinh sôi còn nhiều hơn cả hoa màu.

Cỏ tạp không những có số lượng hạt giống nhiều, sức sống đặc biệt khỏe, mà phương pháp phát tán cũng đa dạng, khiến cho cỏ tạp không có cách nào bị diệt hết được. Hạt giống của một số loài cỏ tạp có thể sống hàng mấy năm trong đất hoặc trong nước, thậm chí sau mấy chục năm còn có thể nảy mầm. Ví dụ, cỏ bobo sống trong ruộng nước đến năm, mười năm; hạt của cỏ sống đời nó ở trong đất gần trăm năm vẫn có khả năng nảy mầm. Hạt giống của rất nhiều loài cỏ tạp mặc dù bị chim thú ăn, theo phân chim rơi xuống đất lại nảy mầm như thường, hay hạt giống của nhiều loài cỏ tạp rất nhỏ, rất nhẹ, bay theo gió đến khắp bốn phương định cư. Có một số hạt giống còn có sức dính, có thể dính lên quần áo của người hay thân động vật rồi phát tán sang những nơi xa khác.

Cỏ tạp có sức sống ngoan cường và khiến mọi người kinh ngạc như vậy, cho nên cỏ tạp trong ruộng cho dù có hàng năm sử dụng các biện pháp phòng trừ nhưng vẫn không trừ hết. Vì vậy, con người vẫn phải tiếp tục nỗ lực nghiên cứu các biện pháp diệt chúng.

Cỏ tạp là đại nạn trong sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê, trong ngành sản xuất lương thực toàn thế giới, do hoa màu và cỏ tạp tranh nhau phân bón, nước, ánh sáng nên hàng năm làm giảm khoảng 10% sản lượng lương thực. Như vậy “kẻ địch mạnh” của cỏ tạp – thuốc diệt cỏ trong tay các nhà khoa học “thế hùng mà sống”.

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc diệt cỏ, nhưng theo phương thức sử dụng, có thể phân làm hai loại: một loại mang tính diệt hết và một loại mang tính chọn lựa. Loại thuốc diệt có tính diệt hết như sodium, chlorate, hợp chất axit arsenic, sức diệt cỏ của loại này lớn, nhưng nhược điểm của nó là “tốt xấu bất phân”, “một đao giết gọn” làm cho các loại cây trồng khi gặp thuốc này đều đi vào chỗ chết, cho nên đa số người biết mà không dùng. Thuốc diệt cỏ này không thể dùng trong ruộng, chỉ có thể dùng diệt cỏ khai hoang và diệt cỏ trên đường.

Loại thuốc diệt cỏ có tính chọn lọc, giống như có mắt phân biệt vậy, nó có thể tìm diệt một cách có chọn lọc các loại cỏ tạp, mà không gây hại gì cho cây trồng. Hình thức diệt cỏ của nó đa dạng, có loại có độc đối với chất nguyên sinh của cỏ tạp, có thể gây trở ngại cho sự phân li tế bào; có loại khiến cho cỏ sinh trưởng kì dị; có loại hạn chế sự hoạt động của chất xúc tác hô hấp tế bào trong thân cỏ; có loại gây sự phân giải nhanh các chất dinh dưỡng trong thân cỏ; có loại hạn chế tác dụng quang hợp hoặc tác dụng trao đổi thay thế. Ví dụ như thuốc diệt cỏ simazin thường dùng.

Nó sẽ ức chế tác dụng trao đổi chất của cỏ tạp, khiến cho cỏ tạp khô mà chết. Thuốc diệt cỏ tạp diuron và diquat có thể ức chế tác dụng quang hợp của cỏ tạp. Còn thuốc “2,4 – axit diclorophenoxyacetic” có thể diệt một cách có chọn lọc loài cỏ tạp hai lá mầm, mà không dễ giết loài cỏ lá đơn và gây hại đến hoa màu như các loại ngũ cốc, đó là sự lợi dụng khác biệt cực lớn về hình thái của loài cỏ tạp thực vật hai lá mầm và cỏ tạp lá đơn. Lúa nước và cỏ bo bo cùng thuộc một họ thực vật, nhưng do propanil có thể giết chết loài cỏ bo bo ở trong ruộng lúa mà không gây hại cho lúa, đó là trong thân lúa có một loại dung môi thủy phân có thể thủy phân propanil thành chất không độc, mà cỏ bo bo thì không có chất dung môi này nên sẽ bị tiêu diệt.

Trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng dùng nhiều nhất là loại thuốc diệt cỏ có tính chọn lọc, nó giống như Tôn Ngộ Không có đôi mắt lửa thần, có thể phân biệt chính xác cỏ tạp và hoa màu. Chủ yếu là do cỏ tạp và hoa màu về các mặt hình thái sinh lí của thời kì phát dục đều hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt này sẽ sản sinh sức đề kháng khác nhau đối với thuốc vì thế mà đạt được hiệu quả diệt khác nhau. Đương nhiên cây trồng khác nhau chọn lọc loại thuốc diệt cỏ khác nhau.

Mấy năm gần đây, đã có một loại thuốc diệt cỏ gọi là glyphosate, nó chỉ giết cỏ tạp, không gây hại hoa màu. Đó là chuyện gì vậy? Đó là thành quả của việc vận dụng kĩ thuật cao mới để cải tạo cây trồng của các nhà công tác khoa học kĩ thuật. Họ thông qua một loạt các thí nghiệm nuôi trồng, EPSP của glyphosate đã hợp thành một loại gien xúc tác len vào trong cây thuốc lá, khiến cho cây thuốc lá có khả năng đề kháng với glyphosate. Dùng glyphosate phun lên cây thuốc lá sẽ xuất hiện kì tích làm mọi người kinh ngạc: cỏ tạp sẽ bị giết hết, nhưng cây thuốc lá lại bình yên vô sự, sinh trưởng khỏe mạnh.

Ngoài ra, các nhà khoa học kĩ thuật còn hợp thành EPSP kháng cỏ glyphosate thành gien xúc tác rồi chuyển vào trong tế bào của thực vật hoa thiên ngưu thấp, gien kháng lại thuốc diệt cỏ cũng đạt hiệu quả mong muốn. Vì thế, kĩ thuật này trở thành phương pháp cơ bản trong cây trồng lương thực có thể đề kháng với loại thuốc diệt cỏ.

Ngày nay, những nhà công tác khoa học kĩ thuật nông nghiệp đã thu được một số loại cây chuyển đổi gien như rau xanh, rau cải dầu, hoa bông, đậu tương... Đề kháng với thuốc diệt cỏ, khiến cho thuốc diệt cỏ có thể phân biệt chính xác diệt loài cỏ tạp.


Từ Khóa:

Sức sống của cỏ dại || Thực Vật || Khám phá thế giới


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem Thêm Về Thực Vật

Quả bầu, dưa chuột tại sao lại bị đắng

Quả bầu nướng là một món ăn ngon đầu mùa hạ ở phía Nam Trung Quốc, nhưng có khi gặp phải “quả bầu đắng”, ngay cả thịt cũng đắng đến nỗi không ăn nổi. Ở phía Bắc, người ta thích ăn dưa chuột ròn, nhiều nước, ăn sống có vị ngon riêng, nhưng có khi ăn đến đoạ

Đặc điểm của rau hẹ

Rau hẹ là một loại rau đặc sản của Trung Quốc. Đặc điểm lớn nhất của rau hẹ là một năm có thể cắt mấy lần, cho nên thời gian cung ứng cho thị trường lâu dài, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, bốn mùa ăn rau hẹ.

Hành tây có thể để được rất lâu

Hành tây thật sự có sức sống rất mãnh liệt. Nếu bạn cầm một củ hành tây lên xem xét kĩ, có thể phát hiện nó mặc thật sự nhiều “áo khoác”, lớp này sát lớp kia, vừa là “áo sơ mi”, vừa là “áo khoác”.

Màu sắc của củ cà rốt

Cà rốt là một loại rau xanh có lịch sử trồng trọt lâu đời, đã được trồng hơn 2.000 năm ở Châu Âu, người Hi Lạp, người La Mã cổ xưa đều rất thân thuộc với chúng. Ở Thụy Sĩ từng phát hiện hóa thạch cà rốt. Vào thế kỉ XIII, cà rốt chuyển từ Châu Âu sang Trung

Tác dụng chữa bệnh của tỏi

Nói đến tỏi mọi người đều quen thuộc. Thân củ tỏi màu trắng, có củ vỏ tím, có củ vỏ trắng, khi rán cá cho hai nhánh tỏi vào có thể loại bỏ mùi tanh, còn có thể tăng vị thơm của cá. Trong xì dầu cho một ít tỏi giã dập có thể tránh cho xì dầu “lên váng”. Mùa

Tính di truyền ở thực vật

Trong bữa ăn của chúng ta rau là một trong những món chính như rau muống, rau cải, rau cần, củ cải... Hơn nữa mùi vị khác nhau, năm nào cũng như vậy không có sự thay đổi nào. Đó là kết quả của sự di truyền sinh vật.

Thực vật vẫn có thể sống mà không cần đất

Tục ngữ nói: “vạn vật thổ trung sinh” có nghĩa là mọi thứ trên thế giới đều nhờ vào đất đai, mới có thể sinh trưởng, cái ăn, cái mặc hàng ngày không thể thiếu được của chúng ta đều là lấy từ thực vật. Những thứ này từ đất trực tiếp sinh trưởng lên. Sự sinh

Chất kích thích sinh trưởng ở thực vật

Sự sinh trưởng và phát dục của thực vật ngoài chịu ảnh hưởng của các điều kiện như nước, phân bón, nhiệt độ, ánh sáng ra còn chịu ảnh hưởng của một chất khác trong cơ thể thực vật, loại chất kì lạ này được các nhà khoa học gọi là “chất kích thích sinh trưở

Tại sao hoa của cây cúc trừ sâu có thể diệt được côn trùng

Mùa hè, trước khi đi ngủ, có lẽ bạn thường thắp một chút hương muỗi. Mùi của hương muỗi đối với người mà nói, không chỉ không cảm thấy khó chịu, thậm chí còn thấy thơm. Nhưng muỗi “ngửi” phải, giống như hít phải khí độc, lập tức toàn thân tê dại và rơi xuố

Tại sao có thể lấy vi khuẩn để diệt côn trùng

Vi khuẩn, ai nghe thấy cũng phải sợ, chúng là những vi sinh vật gây bệnh cho người. Vi khuẩn có rất nhiều chủng loại, nhưng không phải tất cả các loại vi khuẩn đều gây hại cho con người, có một số vô hại với người, có một số còn có ích với người. Vi khuẩn

Tại sao có thể lấy côn trùng để trị côn trùng

Mỗi khi vào đầu hạ, trong các ruộng bông, trên một số lá dày đặc những con sâu hại bông, nếu bạn đánh dấu những lá này, sau một thời gian kiểm tra lại, trên những chiếc lá trước kia còn dày đặc côn trùng đã hoàn toàn không còn nữa, chỉ còn lại một số con đ

Tại sao có thể dùng hoocmon côn trùng để diệt côn trùng

Côn trùng giống như một nhà ma thuật, cuộc đời của chúng biến đổi nhiều dạng, từ trứng biến thành ấu trùng, từ ấu trùng biến thành nhộng, từ nhộng biến thành côn trùng, côn trùng lại sản trứng... Các giai đoạn phát dục của nó đều do các hoocmon trong cơ th

Tại sao sử dụng mùi vị khác nhau có thể diệt những loại côn trùng gây hại khác nhau

Con người trong quá trình tìm cách tiêu diệt côn trùng có hại, đã hiểu rằng tất cả côn trùng đều có khả năng căn cứ vào mùi vị để tìm thức ăn, khả năng này chủ yếu dựa vào khứu giác nhạy cảm và bản năng xu hóa.

Tại sao côn trùng gây hại trong ruộng vườn lại không thể trừ hết được

Trên thế giới có hơn một triệu loài côn trùng, trong đó có một số là côn trùng có ích cho người, như tằm nuôi và tằm thầu dầu. Những côn trùng có ích này được con người nghĩ cách nuôi dưỡng, để cho chúng nhả nhiều tơ hơn, ủ nhiều mật hơn... Nhưng đại đa số

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo