Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Niệt dó - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Niệt dó. Wikstroemia indica - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Niệt dó. Tên khoa học: Wikstroemia indica (Nguồn ảnh: Internet)


Niệt dó

Niệt dó, Dó niệt, Dó chuột - Wikstroemia indica (L.) C.A. Mey., thuộc họ Trầm - Thymelaeaceae.

Mô tả: Cây nhỏ mọc đứng, cao 0,3-0,6m (1m), phân nhiều cành, thân cành đều có màu hồng, vỏ có nhiều xơ sợi. Lá mọc đối, phiến lá hình trứng thuôn, dài 2-5cm, rộng 8-15mm, gần như không có cuống, nhiều gân lá chạy xiên. Hoa màu vàng lục, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả mọng, hình trứng, to bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ. Hạt có vỏ ngoài mỏng, vỏ trong cứng, màu đen nhạt. Mùa hoa tháng 5-9, mùa quả tháng 6-12.

Bộ phận dùng: Rễ cây - Radix Wikstroemiae Indicae, thường có tên là Liễu kha vương. Lá, vỏ thân cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở bụi bờ khắp nơi vùng rừng núi. Thu hoạch rễ cây vào mùa thu đến mùa xuân. Để sử dụng người ta phải nấu một đêm cho bay hơi rồi đem phơi khô, cất kín. Khi dùng thì đun trong 3 giờ, sắc thật kỹ (mở vung) rồi mới uống. Lá thường dùng tươi, có thể thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học: Có wikstroemin, aretigenin và maiterosinol.

Tính vị, tác dụng: Niệt dó có vị đắng, cay, tính hơi lạnh; có tác dụng tán kết tiêu sưng, thanh nhiệt giải độc, tán ứ trục thuỷ. Lá cành có độc, trâu bò ăn phải có thể chết vì ngộ độc. Ở Trung Quốc, rễ, vỏ trong của rễ và lá được sử dụng, được xem như có vị đắng, hơi cay, tính lạnh, có độc; có tác dụng hoá đàm tán kết, thông kinh lợi thuỷ.

Công dụng: Vỏ thân và cành có sợi và chất dính được dùng chế giấy. Lá cành có độc được dùng để duốc cá và chế thuốc trừ sâu bọ trong nông nghiệp. Người ta sử dụng vỏ rễ và vỏ thân đã nấu và phơi nhiều lần để chữa: tuyến lâm ba kết hạch, hen suyễn, viêm tuyến mang tai, sưng amygdal, ho gà.

Liều dùng 12-32g, sắc thật kỹ để khử độc. Ta thường dùng vỏ cây này thay vị Cam toại (nên có tên là Cam toại nam) để tháo nước, để tán kết trong bệnh cổ trướng.

Liều dùng như trên. Lá được dùng ngoài giã tươi, thêm dầu Vừng hoặc dầu Lạc đắp chữa đinh nhọt sưng tấy, bị thương rắn cắn. Ở Trung Quốc, rễ và vỏ trong của rễ dùng trị sưng amygdal viêm tuyến nước bọt, viêm hạch lâm ba (Lâm ba kết viêm), viêm chi khí quản, suyễn khô, viêm phổi, phong thấp đau nhức xương khớp, đòn ngã tổn thương, ma phong, bế kinh, thuỷ thũng. Lá dùng trị viêm tuyến vú cấp tính, viêm tổ chức tổ ong.

Ghi chú: Phụ nữ có thai và người suy nhược không được dùng. Khi sử dụng, chế biến, sắc thuốc, phải cẩn thận, tránh sự nhiễm độc.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Niệt dó. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Niệt dó, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Niệt dó || Cây Niệt dó || Wikstroemia indica || Tác dụng của cây Niệt dó || Tìm hiểu về cây Niệt dó || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo