Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Nguyệt quới - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Nguyệt quới. Murraya paniculata - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Nguyệt quới. Tên khoa học: Murraya paniculata (Nguồn ảnh: Internet)


Nguyệt quới

Nguyệt quới - Murraya paniculata (L.) Jack, thuộc họ Cam - Rutaceae.

Mô tả: Cây gỗ nhỏ, cao 2-8m, vỏ hơi trăng trắng. Lá kép lông chim lẻ, có 5-9 lá chét mọc so le, nguyên, hình bầu dục ngọn giáo, nhọn ở gốc, bóng láng, dai, có gân chính nổi rõ. Hoa lớn màu trắng vàng, thơm, thành xim ít hoa ở nách lá hay ở ngọn cây. Quả đỏ, nạc, hình cầu hay hình trứng, có đài tồn tại, với 1-2 hạt hơi hoá gỗ.

Bộ phận dùng: Rễ và lá - Radix et Folium Murrayae Paniculatae- , thường có tên là Cửu lý hương.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang trong các rừng còi, cũng  787 thường được trồng làm cảnh và làm hàng rào vì có hương thơm. Trồng bằng hạt. Thu hái rễ và lá quanh năm. Hoa và quả có khi cũng được dùng, thu hái vào mùa khô, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học: Lá cũng như vỏ, có chứa tinh dầu. Các bộ phận của cây, nhất là các cánh hoa, chứa một glycosid gọi là murrayin mà khi có mặt của các acid pha loãng và đun sôi sẽ phân tích ra thành murrayetin và glucose. Cánh hoa phơi khô chứa glucosid scopolin. Murrayin được xem như có tính chất kích thích và làm săn da.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, đắng, hơi ấm; có tác dụng gây tê, trấn kinh, giải biểu tiêu viêm, khư phong hoạt lạc; lá cũng kích thích và thu liễm.

Công dụng: Thường dùng trị:

1. Đòn ngã tổn thương, phong thấp đau xương;

2. Đau dạ dày và đau răng;

3. Ỉa chảy, kiết lỵ;

4. Sâu bọ và rắn cắn. Còn được dùng trị dịch viêm não và gây tê cục bộ.

Ngày dùng 9-15g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài, ngâm lá tươi để rửa đắp tại chỗ.

Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ nghiền ra để ăn và sát lên những chỗ đau của cơ thể, bột lá dùng đắp vết thương và vết đứt; nước sắc lá dùng uống trị phù; lá cũng được dùng trị ỉa chảy và kiết lỵ; vỏ thân và rễ cũng được dùng trị ỉa chảy.

Đơn thuốc:

1. Đau phong thấp: Nguyệt quới, rễ Bông ổi, rễ Móng bò (Champion) mỗi vị 15g, nấu súp với thịt mà ăn hoặc ngâm rượu uống.

2. Đau nhức răng: Vỏ thân hoặc lá tươi nhai, ngậm.

3. Bổ phổi: 5-8g hoa sao khô sắc uống.

4. Ho có đờm: 8-16g lá khô sao vàng sắc uống.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Nguyệt quới. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Nguyệt quới, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Nguyệt quới || Cây Nguyệt quới || Murraya paniculata || Tác dụng của cây Nguyệt quới || Tìm hiểu về cây Nguyệt quới || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo