Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Móc - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Móc. Caryota urens L. - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Móc. Tên khoa học: Caryota urens L. (Nguồn ảnh: Internet)


Móc

Móc - Caryota urens L., thuộc họ Cau - Arecaceae.

Mô tả: Thân cột thẳng, thường đơn, cao 10-15m, đường kính 40-50cm. Lá to dài 5-6m, hai lần lông chim, có thùy lông chim hơi dai, có hình tam giác với mép ngoài dài hơn, có răng không đều về phía trước. Cụm hoa ở nách lá, thành bông mo phân nhánh, dài 30-40cm, bao bởi 4 mo dài 30cm, lợp lên nhau, dài, các nhánh trải ngang, dài 30-40cm. Quả hình cầu lõm, đường kính 12-15mm, màu đỏ khi chín, có vỏ quả ngoài hơi dày, vỏ quả trong có nạc ngọt, dễ chịu. Hạt 1-2, hình khối, có nội nhũ sừng.

Bộ phận dùng: Bẹ móc, nhân quả hạch - Petiolus et Semen Caryotae Urentis.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố từ Ấn Ðộ tới Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc hoang khá phổ biến ở vùng đồi núi, nhất là ở miền Trung trong rừng thứ sinh vùng trung du, cũng được trồng ở vườn để lấy lá lợp nhà, chằm áo tơi, mũ lá. Bẹ móc có thể thu lượm quanh năm.

Thành phần hóa học: Dịch ngọt của cây chứa 13,6% saccharose và vết của đường giảm; khi cho lên men, dịch hay rượu ngọt của cây chứa 1% đường giảm, 2-4,5% rượu và 0,3% acid acetic.

Tính vị, tác dụng: Bẹ non có vị đắng, sít, tính bình; có tác dụng thu liễm cầm máu và làm sít ruột, tan hòn cục. Quả Móc vị cay, tính mát; có tác dụng giải khát và mệt mỏi. Rượu có tác dụng nhuận tràng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá có sợi rất dai dùng khâu nón, khâu tơi, làm bàn chải, làm chổi. Thân cây cắt ngang cho một lượng lớn dịch ngọt, mà khi cho bốc hơi một cách đơn giản, người ta được đường và khi thuỷ phân sẽ có rượu cọ, mô mềm của lõi thân chứa nhiều bột cũng tốt như bột cọ loại tốt. Nõn thân này thái nhỏ, luộc qua, bỏ nước hoặc chần qua nước sôi sau đó xào và nấu canh ăn.

Quả Móc, nấu ăn không bóc vỏ sẽ gây cảm giác ngứa rát ở môi và lưỡi do có nhiều tinh thể hình kim trong vỏ quả giữa, nhưng tách phần này ra thì quả có vị ngọt, dễ chịu. Người ta thường tẩm giấm ngào với mật để ăn.

Bẹ Móc được sử dụng làm thuốc chữa lỵ, ỉa ra máu, bạch đới, rong kinh băng huyết.

Liều dùng: 20g đốt tồn tính, tán bột uống hay sắc uống. Nhân quả hạch được dùng ở Ấn Ðộ làm thuốc đắp vào đầu trong trường hợp bị đau nửa đầu.

Đơn thuốc:

1. Chữa đái ra máu hay tiểu tiện không thông, dùng bẹ Móc tươi 20g sắc uống.

2. Chữa ho ra máu, dùng bẹ Móc đốt cháy 10g, hạt Dưa trời (Qua lâu nhân) 12g sắc uống.

Ghi chú: Có một loài khác gọi là Móc mương – Caryota rumphiana Blume, mọc ở Thanh Hoá, có hạt dùng ăn với trầu.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Móc. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Móc, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Móc || Cây Móc || Caryota urens L. || Tác dụng của cây Móc || Tìm hiểu về cây Móc || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo