Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Dầu mè - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Dầu mè. Jatropha curcas L. - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Dầu mè. Tên khoa học: Jatropha curcas L. (Nguồn ảnh: Internet)


Dầu mè

Dầu mè, Dầu lai, Đậu cọc rào, Ba đậu nam - Jatropha curcas L., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

Mô tả: Cây nhỡ, cao 2-5m, có nhựa trong suốt. Cành mập, nhẵn, có nhiều vết sẹo do lá rụng để lại. Vỏ màu đồng thau lục nhạt tách thành vẩy mỏng. Lá moc so le, chia 3-5 thuỳ nông; gân lá hình chân vịt. Hoa đực và hoa cái riêng biệt. Cụm hoa hình chuỳ dạng ngù mọc ở đầu cành hay nách lá. Quả nang hình trứng, có cuống dài, lúc non màu xanh, khi chín màu vàng, có 3 thuỳ dạng góc, chứa 3 hạt. Cây ra hoa tháng 5-8.

Bộ phận dùng: Lá và dầu hạt - Folium et Oleum Jatrophae.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới, được trồng khắp nơi để làm hàng rào. Trồng bằng cành, cây mọc rất nhanh. Lá có thể thu hái quanh năm, thường dùng tươi. Hạt ép lấy dầu dùng trong công nghiệp và làm thuốc.

Thành phần hoá học: Hạt chứa chất độc Curcin. Nhân hạt chứa dầu béo, 2 phytosterol, 1 phytosterolin (glucosid của phytosterol), một lượng cao sucrose và chất nhựa gây nôn, xổ và gây đau bụng. Hạt ép ra dầu với tỉ lệ 25%, dầu này có mùi khó chịu và gây xổ nhiều hơn dầu Thầu dầu.

Tính vị, tác dụng: Lá có vị đắng và se, tính mát, có độc; có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, cầm máu, chống ngứa. Dầu hạt gây nôn và tẩy mạnh, giải độc, sát trùng. Nhựa mủ cũng có tác dụng như dầu. Cây có độc đối với cá.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá thường được dùng trị

1. Chấn thương bầm giập, vết thương chảy máu, bong gân;

2. Mẩn ngứa, eczema, vẩy nến;

3. Phong hủi;

4. Nhiễm trùng trichomonas ở âm đạo;

5. Loét mạn tính.

Ở Ấn Độ, người ta dùng lá sắc uống và làm thuốc đắp vào vú gây tiết sữa và làm sung huyết. Dầu hạt dùng chữa táo bón và bôi trị ghẻ lở, mụn nhọt, rò, bệnh về tóc. Nhựa mủ dùng bôi trị ghẻ eczema, nấm tóc, các vết loét và dùng đánh lưỡi cho người ốm. Cũng dùng để chữa vết thương. Dùng lá giã đắp hoặc chiết dầu từ hạt để xoa, rịt bên ngoài.

Đơn thuốc:

1. Loét mạn tính: Dùng dầu hạt lẫn với vaselin làm pomat bôi.

2. Mẩn ngứa, eczema: Dùng lá Dầu mè tươi, giã nát và rịt.

Ghi chú: Hạt rất độc, dễ gây ngộ độc nguy hiểm; khi dùng phải thận trọng.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Dầu mè. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Dầu mè, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Dầu mè || Cây Dầu mè || Jatropha curcas L. || Tác dụng của cây Dầu mè || Tìm hiểu về cây Dầu mè || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo