Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Chó có phân biệt được màu sắc không

Chó có phân biệt được màu sắc không. Bách Khoa Tri Thức

Hình minh họa: Chó có phân biệt được màu sắc không. Bách Khoa Tri Thức

(Nguồn ảnh: Internet)


Chó có phân biệt được màu sắc không

Có con chó cưng, bạn sẵn sàng chia sẻ phần ăn của bạn cho nó. Con chó sống trong nhà, làm bầu làm bạn với bạn, bạn đi đâu nó đi theo đó, cứ như bóng với hình. Như vậy, chắc bạn tưởng bạn nhìn thấy thế giới này như thế nào thì chó cũng nhìn thấy như thế ấy? Lầm to! Tuy cùng nhìn vào một thế giới, nhưng bạn thấy khác con chó thấy khác. Chỉ là vì con chó bị “mù màu”, nghĩa là mắt nó không phân biệt được màu!

Người ta đã làm rất nhiều thí nghiệm để xem con chó phản ứng như thế nào đối với những màu khác nhau. Thường người ta dùng thực phẩm để làm các thí nghiệm này. Chẳng hạn, màu nào đó là dấu hiệu của thực phẩm, còn những màu khác là không phải là thực phẩm. Qua rất nhiều thử nghiệm, chó đã tỏ ra không thể phân biệt được màu này với màu kia. Nếu có phân biệt được là chẳng qua là nhớ mùi khứu giác (mũi) của chó không có tác dụng gì nữa thì chó đành chịu “thua”.

Thế còn mèo thì sao? Người ta cũng sử dụng những thí nghiệm như đã thí nghiệm với chó. Và mèo cũng tỏ ra chẳng hơn gì chó, trong lĩnh vực phân biệt màu. Dường như bất cứ màu nào đối với mèo cũng chỉ là màu xám.

Còn các động vật khác, có loài nào phân biệt được màu không? Cứ theo những thử nghiệm đã tiến hành cho đến lúc này thì ngoài con người ra, dường như chỉ có một động vật phân biệt được màu sắc. Đó là con khỉ. Khỉ và vượn (hầu: ape) có thể phân biệt được các màu các cánh cửa của tủ chứa thức ăn.

Trong thực tế sự mù màu của động vật là điều có thể hiểu được. Hầu hết thú hoang đều săn mồi ban đêm hoặc gặm cỏ vào lúc xế chiều, lúc ánh sáng đã mờ mờ. Hầu hết các loài thú đều có màu (lông) đậm. Do đó việc phân biệt màu chẳng có gì là quan trọng và cần thiết cho sự sinh tồn của chúng. Hầu hết các loài thú đều phát triển rất cao những giác quan thiết yếu cho sự sinh tồn của nó như khứu giác, thích giác để nó có thể thích ứng tốt nhất với thế giới riêng của chúng.


Từ Khóa:

Chó có phân biệt được màu sắc không || Bách Khoa Tri Thức || Khám phá thế giới


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem Thêm Về Bách Khoa Tri Thức

Cỏ cây và sinh vật sống như thế nào trong sa mạc

Ta nên biết có hai loại hoang mạc (sa mạc). Có loại hoang mạc chỉ có đá trơ trụi và “biển” cát chập chùng với những gò cát luôn thay hình đổi dạng, nơi mặt trời như đổ lửa xuống. Có hai loại hoang mạc - như hoang mạc Gobi chẳng hạn - thì lại lạnh cắt da. B

Có hay không có quái vật một sừng

Cách nay rất lâu người ta thực hiện những cuộc du hành dài ngày gian nan và nguy hiểm để thám hiểm những vùng đất xa lạ. Những nhà thám hiểm này khi trở về cũng đem theo rất nhiều câu chuyện ly kỳ về những quang cảnh lạ lùng mà họ đã nhìn thấy. Họ thường k

Tại sao loài thú lại không nói được

Có rất nhiều lý do khiến con vật không thể nói - nghĩa là dùng âm thanh để biểu đạt tư tưởng - như con người. Hầu hết những gì có vẻ thông minh mà con vật làm được chẳng qua là kết quả kết thừa của một vài động thái nào đó thôi. Những động thái này chỉ biể

Sinh vật nào giống con người hơn hết

Loài vật giống con người là loài nhân hầu (người khỉ: ape). Chẳng những nhân hầu có cột (xương) sống như con người, mà bàn tay cũng có ngón cái chĩa ngang như con người, khiến cho ngón cái cùng với ngón tay kia tạo thành một “vòng”. Nhờ đó mà nó nắm rất ch

Tại sao cầm thú lại thay lông

Loài cầm thú có thể bị rụng lông và thay thế bằng một lông khác. Chẳng cứ gì cầm thú (chim và loài vật) mà ngay cả các giống lưỡng thê, bò sát thậm chí cả sâu bọ cũng “thay lông, lột da”.

Tinh tinh có phải là loài khỉ không

Vâng, tinh tinh là loài khỉ, nhưng là loài khỉ đặc biệt. Và nó là loài khỉ thông minh hơn hết. Khỉ thuộc lớp động vật có vú cao cấp nhất mà ta gọi là “linh trưởng” trong đó bao gồm cả loài người. Tất cả các giống khỉ đều có lông mao, thường sống trên cây,

Tại sao chó thường đào lỗ để chôn xương

ở thành phố, chắc bạn không có dịp để thấy sự kiện một chú chó, sau khi gặm chán một khúc xương to rồi bèn đào lỗ chôn khúc xương đó.

Phải chăng con mèo nào cũng “rù”

Khi chú mèo cảm thấy dễ chịu, được chủ ve vuốt, nó thường phát ra âm “rù...ù...ù, rù...ù...ù” khe khẽ. Tiếng “rù” ấy là do các thanh đai trong cuốn họng của nó rung lên nhè nhẹ khi mèo hít không khí vào phổi, không khí đi qua “hộp âm” (voice box) trong đó

Bạn biết gì về con lừa

Tiếng Anh có nhiều từ để gọi con lừa: donkey, ass, burro. Còn từ nữa không? Còn! “jackcass” là con lừa đực! “jennet” là con lừa cái.

Bạn biết gì về loài chuột túi

Có rất nhiều giống, nhiều thứ chuột. Và, không phải giống chuột nào cũng có cái đuôi kỳ diệu mà chỉ có giống chuột “opussum” mới có. Thật ra, giống chuột này có nhiều cái lạ nữa kia.

Tại sao lạc đà lại có bướu

Lạc đà được ban cho cái danh hiệu là “con tàu đi trong sa mạc”. Có nhiều lí do khiến người ta tặng cho nó cái mỹ hiệu đó. Chẳng khác nào một con tàu được kiến tạo như thế nào đó để đủ sức đương đầu với sóng gió bão tố trên đại dương, con lạc đà cũng được “

Có hay không có thảo mộc ăn thịt côn trùng

Sao lại ngược ngạo như vậy? côn trùng ăn, phá thảo mộc thì có chứ thảo mộc - không có mỏ, miệng, tay, chân thì làm sao bắt được côn trùng mà ăn thịt? Vậy mà có sự ngược ngạo đó!

Tại sao muỗi là kẻ tử thù của loài người

Bạn hãy tưởng tượng đang ngồi ngoài sân, ngoài trời ngắm cảnh vào một đêm trăng mùa hè đẹp trời. Bạn nghe thấy tiếng vo ve. Bạn cảm thấy nhói ở tay hay ở chân. Bạn giơ tay đập vào đó một cái. Đưa tay lên, bạn thấy dính chút máu. Đấy, thế là bạn đã tham gia

Nhện giăng tơ như thế nào

Hầu hết chúng ta đều cho rằng nhện chỉ dùng tơ của nó vào việc dệt thành những cái lưới nhện. Thật ra, không có sinh vật nào dùng tơ vào nhiều việc như nhện. Nói cách khác, tơ nhện có rất nhiều công dụng với nó. Cụ thể là để làm nhà ở, làm kén, làm “máy ba

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo