Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Cải thảo - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Cải thảo. Brasica pekinensis Rupr - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Cải thảo. Tên khoa học: Brasica pekinensis Rupr (Nguồn ảnh: Internet)


Cải thảo hay Cải bắp dài, Cải bao, Cải trắng cuốn lá - Brasica pekinensis Rupr., thuộc họ Cải - Brassicaceae. Sách Trung Quốc ghi là Tùng, Hoàng uỷ thái; người Trung Quốc còn gọi là Cải Thiên tân.

Mô tả: Cây thảo hai năm cao 30-40cm, không lông, có khi ở mặt dưới trên gân chính có lông. Lá chụm ở đất, nhiều, hình bầu dục hoặc trứng rộng ngược, dài 30-60cm, rộng bằng 1/2 dài, đầu tròn, mép gợn sóng, có khi có răng không rõ, đầu giữa rộng màu trắng, gân bên thô và nhiều; cuống lá màu trắng, dẹp, rộng 2-8cm, phía mép có khi có cánh. Lá ở phía trên hình trái xoan đến ngọn giáo. Hoa màu trắng, dài 8mm. Quả cải dài 3-6cm, rộng 3mm; hạt hình cầu, hình trụ tròn 1-1,5cm, màu nâu hạt dẻ.

Bộ phận dùng: Cây, hạt - Herba et Semen Brassicae pekinensis.

Nơi sống và thu hái: Cải thảo là loại rau chủ yếu của miền Bắc và Đông Bắc Trung Quốc, vào 2 mùa xuân và thu. Ta cũng nhập trồng nhiều ở miền Bắc và ở Đà Lạt vào vụ đông.

Tính vị, tác dụng: Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt nhuận thấp, tức là làm mềm cổ họng, bớt rát, đỡ ho; lại bổ ích trường vị, là loại rau ngon chứa nhiều vitamin A, B, C, E.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Có thể dùng nấu canh ăn như các loại rau cải khác, làm nước canh cơ bản trong bữa ăn; cũng có thể nấu canh với jambông, gà, vịt, xương lợn. Cũng có thể lấy lõi bắp cuộn lại ở phía trong màu trắng và mềm dùng ăn sống, dầm muối thành nguyên liệu chủ yếu của món nộm dùng ăn cơm, ăn cháo; hoặc trộn dầu giấm như rau xà lách. Cải thảo nấu lẩu hoặc xào ăn đều ngọt cả.

1. Cải thảo dùng chữa sốt: Người bị bệnh trường nhiệt, bệnh sốt rét và các bệnh có sốt lâu, thường thường khi sốt không muốn ăn uống, dùng Cải thảo nấu canh cho người bệnh ăn. Có thể tuỳ ý thêm giá đậu xanh hoặc giá đậu nành, cà, rau dừa, rau cần, nấu chung, canh ăn bổ lại hạ sốt.

2. Cải thảo lợi tiểu tiện: Người bị bệnh viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện không bình thường, đau buốt; có thể dùng rau Cải thảo hoặc Rau cần hai vị nấu canh hoặc nấu chín lấy nước uống liền vài ngày.

Ghi chú: Cải thảo có thể xắt khúc nhỏ đem tẩm xì dầu để phơi khô cất ăn dần, dùng để nấu canh thịt, hấp cá, ăn hủ tiếu, ăn thịt bò viên. Cuống Cải thảo có thể xắt miếng, lẫn với cà rốt, đem muối (thêm hành, tỏi, bột ớt, nước gừng), có vị chua chua, ngon ngọt, cay cay, nồng nồng...

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Cải thảo. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Cải thảo, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Cải thảo || Cây Cải thảo || Brasica pekinensis Rupr || Tác dụng của cây Cải thảo || Tìm hiểu về cây Cải thảo || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo