Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cây Bạch Đậu Khấu - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Bạch Đậu Khấu. Amomum krervanh Pierre - Cây Thuốc Nam Quanh Ta

Cây Bạch Đậu Khấu. Tên khoa học: Amomum krervanh Pierre (Nguồn ảnh: Internet)


Bạch đậu khấu - Amomum krervanh Pierre (A.Kravanh-Pierre ex Gagnep.),thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.

Mô tả: Cây thảo cao 2-3m. Lá xếp 2 dẫy, hình trái xoan hay ngọn giáo, dài tới 60cm, rộng tới 12cm, nhưng thường chỉ dài 35cm, rộng 7-8 cm, lá có rạch, có điểm tuyến, hơi có mạng; cuống lá rất ngắn, có cánh rộng. Cán hoa 1-2 cái, ở gốc thân, có vẩy lợp, hình tam giác, có lông vàng kim ở ngoài. Cụm hoa hình trụ, hơi hình nón, dài 8-11cm, rộng 4-5cm, lá bắc vàng rơm, lợp khít nhau, có lông ở mặt ngoài, dài 4cm, rộng 15-17mm.

Hoa nhỏ, màu vàng vàng, chỉ để lộ cánh môi ra ngoài các lá bắc; ống tràng dài bằng đài có các thuỳ màu trăng trắng chỉ dài bằng nửa cánh môi; cánh môi hình bầu dục, nguyên, vàng ở giữa, hơi vàng ở mép. Quả có lông vàng kim, rồi hoá nhẵn, hình cầu, đường kính 16mm, có 5-6 cạnh hơi rô với 9 rạch. Hạt 5-9, hình cầu, hơi dẹp, đáy lõm. Hoa tháng 5; quả tháng 8.

Bộ phận dùng: Quả- Fructus Amomi, thường gọi là Ðậu khấu.

Nơi sống và thu hái: Loài đặc hữu của Campuchia, Thái Lan; cũng gặp ở vùng núi Thất Sơn của An Giang. Thu hái quả ở những cây già (3 năm), khi quả từ màu xanh chuyển sang màu vàng xanh thì hái, đem về phơi hay sấy khô, loại bỏ cuống rồi xông diêm sinh (lưu huỳnh) cho vỏ trắng ra là được. Khi dùng bóc vỏ lấy hạt.

Thành phần hoá học: Hạt chứa 2,4% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là d-borneol và d-camphor.

Tính vị, tác dụng: Ðậu khấu vị cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng ôn tỳ, chỉ tả, hành khí, tiêu trệ, giải độc rượu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị bị nhiễm lạnh đau bụng, khí trệ, bụng đầy  18 trướng, nôn oẹ, hoặc sáng ăn tối nôn, ăn không tiêu, đau bụng ỉa chảy, hay ợ hơi, trúng độc rượu. Ngày dùng 4-8 g, dạng thuốc sắc hoặc bột.

Ðơn thuốc:

1. Lợm giọng, buồn nôn: Nhấm hạt Ðậu khấu, nuốt nước.

2. Trẻ con bú vào, trớ ra: Dùng 14 nhân Ðậu khấu, 14 nhân Sa nhân, 8 g Cam thảo, tán nhỏ, xát vào miệng.

Nguồn tham khảo: Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y - Tuệ Tĩnh

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về cây Bạch Đậu Khấu. Bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Lưu Ý

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Bạch Đậu Khấu, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.


Từ Khóa:

Bạch Đậu Khấu || Cây Bạch Đậu Khấu || Amomum krervanh Pierre || Tác dụng của cây Bạch Đậu Khấu || Tìm hiểu về cây Bạch Đậu Khấu || Cây thuốc || Thuốc nam || Cây Thuốc nam || Cây cỏ thuốc quý || Cây dược liệu || Cây thuốc đông y || Cây thuốc quanh ta || Tra cứu cây thuốc nam || Tra cứu dược liệu


Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Xem Thêm Một Số Cây Thuốc Nam Khác

Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo