Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Uống Trà Trị Bách Bệnh - Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc


Uống Trà Trị Bách Bệnh

Những kiến thức xung quanh việc uống trà. Hãy trở thành bác sĩ sử dụng trà điều trị bệnh tật cho chính mình ăn là một trong những việc quan trọng của đời người, nếu ăn đúng cách thì có thể biến thức ăn ngon trở thành thuốc quý.

Trong thời kỳ Tần Hán trước công nguyên, trong cuốn “Thần nông bản thảo kinh” của Trung Quốc có ghi chép lại về trà, khi đó có tác dụng như là dược thảo. Đến cuốn “Thần nông bản thảo” của thời Chiến quốc thì đã trần thuật lại dược tính và tác dụng của trà: trà có vị đắng, những người uống trà rất có ích cho tâm thái, giảm béo, sáng mắt”. Lá trà có màu sắc sáng, mùi thơm, những chất có chứa trong lá trà rất có lợi cho sức khoẻ của con người. Những người thường xuyên uống trà có được sức khoẻ, trường thọ, “mỗi ngày uống khoảng 3 đến 5 chén trà thơm, có lợi cho sức khoẻ, tinh thần sảng khoái”.

Trà được bắt nguồn từ Trung Quốc, trong rất nhiều sách cổ của đất nước này có vô vàn những ghi chép thú vị về trà. Có ghi chép lại rằng, Đường Tuyên Tông năm công nguyên 849, có một hôm có một vị hoà thượng hơn trăm tuổi đến Lạc Dương, Đường Tuyên Tông hỏi vị hoà thượng uống thuốc bổ gì mà có thể được trường thọ như vậy. Vị hoà thượng trả lời, khi còn nhỏ cuộc sống rất nghèo khổ, không biết thuốc bổ là gì, không có uống bất cứ loại thuốc gì, chỉ là bình sinh thích uống trà, đi khắp nơi coi trà là cầu. Đường Tuyên Tông nghe xong liền tặng ông 50 cân trà và chúc ông sẽ luôn trường thọ.

Trà không những có công hiệu trị liệu rất tốt mà còn có thể phòng chống được rất nhiều bệnh tật. Nhà y học đời Đường của Trung Quốc Trần Tàng Khí đã từng đánh giá cao giá trị dược liệu của trà: các loại trà là thuốc quý đối với rất nhiều bệnh tật, trà là thuốc chữa bách bệnh. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, dược tính thần kì của trà đã có được sự công nhận của mọi người. Nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh, trà có vai trò trong việc phòng trừ bệnh đái tháo đường, các bệnh về tim mạch, chống ung thư, chống lão hoá v.v… , có thể thấy trà là một loại thuốc tốt trong việc chữa trị các loại bệnh tật.

Vậy rốt cuộc trong trà có chứa những vật chất nào có lợi cho sức khoẻ của con người, đồng thời lại có công hiệu trừ bệnh tật? Khoa học phát hiện ra rằng, trong trà có chứa rất nhiều hợp chất, trong đó có protein hoà tan, axit amin, hợp chất cacbon hydrat và rất nhiều loạ vitamin, đặc biệt là vitamin C, vitamin B và vitamin P có trong trà rất có lợi đối với cơ thể con người, là thành phần không thể thiếu trong quá trình trao đổi chất. Công dụng của trà trong việc phát triển trí não, phòng chống lão hoá, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện tổ chức tế bào đường ruột và tiêu hoá, giải độc tố đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng thực, vì thế trà cũng chính là chất điều chỉnh chức năng rất tốt.

Đồng thời trà còn có vai trò dự phòng và trị liệu phụ trợ đối với rất nhiều loại bệnh tật.

Muối vô cơ có trong lá trà, đặc biệt là các nguyên tố (các nguyên tố vi lượng) như đồng, phốt pho, sắt, nhôm, mangan, kẽm, canxi, magiê v.v… có thể bổ sung nhu cầu của con người đối với khoáng chất, đối với sức khoẻ của con người và làm chậm lại quá trình lão hoá cũng có vai trò quan trọng. Cafein có trong trà có thể kích thích thần kinh hưng phấn cao độ, khiến cho tinhthần của con người hưng phấn, tư duy hoạt bát, tiêu trừ mỏi mệt. Ngoài ra, cafein còn khiến cho tim mạch hoạt động nhanh hơn, làm cho các động mạch được giãn nở, tăng cường sự cung cấp máu cho tim, có vai trò trong việc xây dựng một trái tim khoẻ mạnh, còn có thể tăng cường sự hô hấp, năng cao khối lượng làm việc của các cơ bắp, nhưng lại không hề làm cho huyết áp tăng cao. Đồng thời trà cũng có tác dụng cầm máu, tiêu diệt vi khuẩn, giải độc khi cơ thể hấp thu phải lượng muối kim loại hoặc chất kiềm sinh vật. Chất cafein và phênol có trong trà kết hợp với nhau có thể phòng trừ sự tăng cao của cholesterol trong cơ thể.

Khoa học thực nghiệm còn phát hiện ra rằng, trà còn có tác dụng chống lại sự ngưng tụ, có thể khiến sự hình thành protein xơ có độ kết dính tăng cao được giảm bớt, điều đó chứng minh trà có thể khống chế sự xơ cứng động mạch. Có nghiên cứu còn cho thấy rõ, uống cà phê khiến hàm lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao, nhưng uống trà có nhiều thành phần phenol và vitamin có thể có vai trò tốt trong việc thanh lọc cafein có hại, vì thế điểm đặc biệt của trà chính là ở đây.

Vì vậy, từ xưa tới nay trà luôn được coi là thực phẩm tốt trong việc tốt cho sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ, có công hiệu giống như là “linh đơn huyền diệu”. Chính vì thế nhà thơ nổi tiếng đời Tống là Tô Đông Pha đã chủ trương khởi xướng nếu bệnh nhẹ thì chỉ cần uống trà, không cần phải uốn thuốc, ông nói: thà rằng uống mấy bất trà còn hơn là uống một viên thuốc.

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, yêu cầu của con người đối với các loại thực phẩm cũng bắt đầu từ “ăn no” đến “ăn ngon” rồi chuyển đến hình thức “tẩm bổ cho sức khoẻ”.

Sự huyền diệu do việc uống trà mang tới sẽ đem đến rất nhiều điều tốt đẹp cho con người trong việc bảo vệ sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ.

I. Lịch sử và sự phát triển của trà thuốc

Trà vốn là một loại thực vật hoang dã thuộc loại sơn trà thường mọc thành bụi. Khoảng hơn 4000 năm trước vào thời đại Thần nông, những người lao động đã ngẫu nhiên phát hiện ra trà cũng như tác dụng giải độc của trà, từ đó trà đã trở thành thứ đồ uống giải độc. Trà thuốc là thành phần thuốc quan trọng trong y học của Trung Quốc, là kinh nghiệm được tổng kết lại trong một thời gian dài và trong quá trình chiến đấu với bệnh tật của người lao động Trung Quốc. Trà có tác dụng như một vị thuốc, nó đã tồn tại trong 2700 năm lịch sử của người Trung Quốc.

Trong cuốn Bản thảo Thần Nông thời Đông Hán, cuốn Bản thảo bổ sung của Trần Tạng Khí đời Đường, cuốn Trà phổ của Cố Nguyên Khánh đời Minh đều ghi chép lại một cách rất cẩn thận công dụng như một vị thuốc của lá trà. Tương truyền Thần Nông Thị nếm phải bạch thảo, nhiễm phải 72 vị độc, nhờ có lá trà mới giải được độc. Những danh y lớn đời Hán là Trương Trung Cảnh, Hoa đều dùng trà để chữa các loại bệnh.

Vào thời Đường đã có khá nhiều cách luận giải về việc phòng bệnh và chữa bệnh khi dùng lá trà. Cuốn Bản thảo đời Đường có nói: “Lá trà cam thảo có vị mát lạnh mà không độc, tiêu đờm, trợ tiêu hóa, lợi tiểu tiện. Lại nói: “Hạ khí tiêu hóa thức ăn, khi uống cho thêm thủ di, hành và gừng vào. Lấy trà và các vị trà thuốc ứng dụng vào việc chữa đau đầu, đờm nóng, tiêu hóa thức ăn và tiêu nước, từ đó có tác dụng bổ thận chống mỏi lưng, thính tai sáng mắt, cơ bắp chắc khỏe.

Tác dụng giống như vị thuốc của trà:

Do trà uống rất thuận lợi nên người ta hay cho thêm vài vị thuốc vào trà, từ đó mà tạo nên trà thuốc. Theo sự tích lũy kinh nghiệm của những người chữa bệnh, cho rằng trà thuốc là chỉ một loại thuốc, vị tất phải cho thêm lá trà mới gọi chung là trà thuốc. Trong cuốn Thái bình thánh huệ vương của Vương Hoài Ân đời Tống đã kể ra hơn 10 phương trà thuốc như trà thông thị, trà bạc hà, trà lưu huỳnh. Trong cuốn n thiện chính yếu của Hốt Tư Tuệ đời Nguyên cũng ghi chép về các phương trà thuốc; cuốn Bản thảo cương mục của Lí Thời Trân đời Minh đã luận giải rất rõ ràng về các phương trà thuốc, trong đó có luận giải về trà chủ trị ho khan, tiêu đờm.

Trà thuốc khá thịnh hành vào thời Minh Thanh, là một thứ trà bổ dưỡng cho sức khỏe, những người nghiên cứu về trà ngày càng nhiều, thậm chí ứng dụng vào trà thuốc càng phong phú, vào thời đó thịnh hành nhất là đại trà ẩm, là một loại trà thuốc bảo vệ sức khỏe. Theo phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc, dùng trà dưỡng sinh kết hợp với thuốc trung thảo càng là một sự phát triển lớn, càng khiến cho công dụng của trà thuốc cũng như trà bổ dưỡng sức khỏe lớn hơn nữa, nó đã trở thành một viên ngọc sáng quý báu trong y học cổ truyền của người Trung Quốc. Ví dụ như trong cuốn Bản thảo cầu chân cũng nói tác dụng của trà là lọc phổi tiêu đờm, thanh nhiệt giải độc, điều tiết dịch nhầy, giải sạch độc. Phàm là các chứng thức ăn khó tiêu hóa, đầu mắt không sạch, đờm không tiêu, tiểu tiện khó khăn, cảm giác háo nước,cho đến nôn ra máu, tiểu tiện ra máu, hỏa thương mục, khi uống trà đều có tác dụng.

Trong hoàng cung thời nhà Thanh, uống trà thuốc để chữa bệnh, bồi dưỡng sức khỏe đã trở thành tục lệ phổ biến của các tầng lớp vương công quý tộc. Các danh y đời trước trong một thời gian dài đã từng bước tích lũy được những kinh nghiệm phong phú về cách chữa bệnh vào việc sử dụng những loại trà thuốc bồi bổ sức khỏe. Sau khi thống nhất đất nước, trong phần phụ lục cuốn Dược điển phần thứ nhất của Trung Quốc đã ghi chép yêu cầu và cách dùng để chữa trị của trà thuốc, sự phổ biến của trà bồi bổ sức khỏe đã từng bước có tác dụng. Trà thuốc qua các nhà dưỡng sinh và danh y thời trước đã không ngừng hoàn thiện, từ đó đã xuất hiện các phương trà thuốc nhiều tác dụng, đã trở thành một nét đặc sắc trong phương pháp dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh của các danh y Trung Quốc.

II. Bảo vệ sức khỏe với trà thuốc trong Đông y

Đông y với việc nhận thức về nguyên lí chữa bệnh của các phương thuốc, chủ yếu là thông qua việc giải thích những lí luận cơ bản về tứ khí, ngũ vị, tăng giảm chìm nổi, quy kinh..

1. Tứ khí

Bao gồm nóng, lạnh, ấm, mát, nó là sự thông qua phân loại quy nạp tính chất các loại bệnh không giống nhau mà ra. Người bệnh tuy có các dạng bệnh như thế nào, biến chứng đến đâu nhưng chung quy lại cũng chỉ có mấy dạng cơ bản này. Qua thực tiễn cũng đã tổng kết được chức năng của các loại thuốc, phàm là những loại thuốc chữa những bệnh tính lạnh lại có thuộc tính nóng, ấm, có chức năng ấm nóng, trợ dương, giải lạnh, ích khí như phụ tử, gừng khô; những loại thuốc chữa những loại bệnh tính nóng lại có thuộc tính mát, lạnh, có chức năng thanh nhiệt, hạ hỏa, mát máu, giải độc, tư âm, như hoàng liên, sinh địa; ngoài ra, những loại thuốc chữa chứng cơ thể suy nhược có chức năng bổ khí, tráng dương, tư âm, dưỡng huyết, an thần như nhân sâm, đương quy; những loại thuốc có chức năng tăng cường cơ thể hoặc những loại bệnh phát ra hay ẩn ở bên trong, đều có chức năng hạ tả, lợi nước, thông tiện, chữa què, hoạt huyết như đại hoàng, xuyên loan v.v.

2. Ngũ vị

Chỉ các vị không giống nhau là chua, cay, mặn, ngọt, đắng. Cay có thể tạo chua, hành khí như ma hoàng, quế, tía tô. Chua có thể tạo chát như ô mai, vị đắng có thể làm hạ tả, dưỡng ẩm, giảm nghịch như hoàng liên v.v. Vị ngọt có thể bổ ích như cam thảo v.v Vị mặn có thể làm mềm cứng tản kết như côn bộ v.v.

3. Tăng giảm chìm nổi

Chỉ những vị thuốc khi vào cơ thể có thể có tác dụng bổ dương, hoặc giảm bình nghịch, hoặc tăng phát tán, hoặc hạ thông đường tiểu, có thể làm bệnh tình thuyên giảm. Thuốc tăng nổi có chức năng thăng dương, phát tán, giải độc, giảm nôn, thuốc giảm chìm có chức năng thanh nhiệt, tả hạ, lợi tiểu, giảm nghịch, nhịp thở đều, tiềm dương..

4. Quy kinh

Chỉ những loại thuốc có tác dụng chữa bệnh đối với một loại tạng phủ nào đó của cơ thể, như hoàng liên có chức năng thanh tả tâm hỏa khi hoàng liên đi vào tâm kinh.

Tóm lại, tác dụng về nguyên lí của những loại thuốc là thông qua cơ chế có tính tổng hợp của tứ khí, ngũ vị, tăng giảm chìm nổi, quy kinh mà thành, tuy mỗi loại thuốc có một vài công dụng, thậm chí là nhiều công dụng nhưng đều có thành phần chủ yếu khác nhau, không thể chọn một loại thuốc để chữa tất cả các loại bệnh. Những loại thuốc có chức năng không giống nhau theo lí luận của ng y, thông qua những tác dụng biện chứng, cách kết hợp hợp lí có thể đạt được những hiệu quả có tính chỉnh thể rõ rệt, từ đó có thể chữa được những căn bệnh thường gặp hoặc những căn bệnh nan giải.

Trà thuốc được sử dụng theo cách lí luận của Đông y, chức năng bảo vệ sức khỏe của nó cũng giống như cơ chế chữa bệnh của các loại thuốc khác, đồng thời thông qua sự tác động lẫn nhau của thuốc và bệnh đối với sự bổ sung, điều tiết chính cơ thể để đạt tới mục đích chữa bệnh. Ví dụ như bệnh có tính nóng biểu hiện là phát nóng, đổ mồ hôi, miệng khát, thích uống nước lạnh hoặc ở trạng thái buốn bực, dùng những loại thuốc lạnh mát hoặc thậm chí dùng cách uống nước lạnh thì có thể đạt được tác dụng trong việc kháng lại chất độc nóng, cuối cùng sẽ hồi phục được sự cân bằng âm dương trong cơ thể.

III. Những thành phần có lợi trong lá trà

Uống trà có thể bổ sung các chất protein và axit amin cần thiết cho cơ thể. Thông qua uống trà có thể hấp thụ trực tiếp hàm lượng protein là 2% ở dạng hòa tan có trong lá trà, phần lớn protein là ở dạng hòa tan nằm trong bã cặn của trà.

Qua việc nghiên cứu chứng minh của các nhà khoa học trong một thời kì dài, hàm lượng hóa học có trong lá trà vô cùng phong phú, bao gồm hơn 500 thành phần các loại, trong đó có rất nhiều thành phần là các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, có tác dụng trong việc phòng chữa các loại bệnh. Trà có nhiều chất phenol, lipopolysaccharides, axit amin v.v.. Hàm lượng phenol có trong lá trà (chủ yếu là ở cây nhi trà) thường chiếm 20-30%, là một loại oxi tự do phổ biến nhất của hợp chất, có tác dụng giảm lượng mỡ trong máu, giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu, phòng trừ lão hóa, chống phóng xạ, diệt khuẩn, tiêu đờm v.v Hàm lượng chất lipopolysacchrides trong lá trà vào khoảng 3%, nó có thể làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và còn có tác dụng cải thiện chức năng tạo máu, chống phóng xạ, trị những bệnh liên quan đến phóng xạ.

Các loại axit amin có trong lá trà rất phong phú, gồm hơn 25 loại, trong đó có isoleucine, leucine, lysine, phenylalanine, threonine, axit methyl butyric là sáu trong tám loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra còn có chất histidine cần cho trẻ sơ sinh đến khi trưởng thành.

Hàm lượng axit amin có trong lá trà chiếm từ 2-5%, nó là đơn vị chủ yếu của thành phần protein chứa trong tế bào để tạo nên cơ thể, là yếu tố không thể thiếu trong bộ máy trao đổi chất của cơ thể, có tác dụng giảm huyết áp, chống mệt mỏi và bảo vệ sức khỏe, có lợi cho việc hóa trị liệu đối với người bị ung thư. Trong những năm gần đây, người ta đã tách chất hồng trà có trong hồng trà, có tác dụng chống lão hóa, chống lại sự di căn của ung thư, giảm lượng đường, giảm lượng mỡ v.v Những lợi ích này rất có tác dụng về sức khỏe đối với cơ thể, có thểphòng và chữa bệnh.

Uống trà còn có thể bổ sung các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Qua thí nghiệm của các nhà khoa học, trong lá trà có chứa hàm lượng nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Có tới hơn 30 loại nguyên tố đại lượng khác gồm chất đạm, natri, kali, canxi, photpho, magie, lưu huỳnh, nhôm, sắt, clo; nguyên tố vi lượng gồm đồng, mangan, kẽm, borum, silic, molypden, coban, iot, flo, selen, crom, thiếc v.v đều là những nguyên tố cần thiết cho cơ thể. Nguyên tố đại lượng chủ yếu là photpho, kali, canxi, natri, magie, lưu huỳnh; nguyên tố vi lượng chủ yếu là sắt, mangan, kẽm, selen, đồng, flo và iot Hàm lượng kẽm có trong lá trà khá cao, đặc biệt là trong trà xanh, bình quân mỗi gam trà xanh chứa 73 mg kẽm, cao nhất là 252 mg; bình quân mỗi gam hồng trà cũng chứa 32 mg kẽm. Về hàm lượng sắt bình quân chứa trong lá trà, mỗi gam trà khô chứa 123 mg; mỗi gam hồng trà chứa 196 mg. Những nguyên tố này có tác dụng quan trọng đối với bộ máy sinh lí của cơ thể. Thường xuyên uống trà sẽ có được những khoáng chất quan trọng.

Ngoài ra, người ta đã tiến hành nghiên cứu rộng rãi đối với vi lượng nguyên tố chứa trong lá trà và đã đạt được những kết quả nghiên cứu lớn, ví dụ thông qua việc nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, hàm lượng selen chứa trong lá trà có tác dụng tích cực đối với việc phòng và chữa bệnh.

IV. Vitamin có trong lá trà

Lá trà chứa rất nhiều hàm lượng vitamin. Hàm lượng vitamin B thông thường vào khoảng 100-150 ppm có trong trọng lượng tịnh của lá trà. Hàm lượng (vitamin B5) có nhiều nhất trong các loại vitamin B, nó ở vào khoảng một nửa hàm lượng vitamin B, nó có thể phòng tránh bệnh hủi và các bệnh về da. Hàm lượng vitamin B1 có trong lá trà cao hơn ở rau, vai trò thường ngày của vitamin B1 là có thể duy trì hệ thần kinh, tim và hệ thống tiêu hóa. Cứ trong 100 gam lá trà thì có khoảng 10-20 mg lactoflavin (vitamin B2), mỗi ngày uống năm cốc trà là có thể đáp ứng đầy đủ 5-7% lượng cần thiết của cơ thể, chức năng hàng ngày là nó có thể tăng cường độ đàn hồi của da và võng mạc. Hàm lượng axit folic (vitamin B11) rất cao, vào khoảng 0,5-0, 7 ppm trong trọng lượng tịnh của lá tr, mỗi ngày uống năm cốc trà là có thể đáp ứng đầy đủ 6-13% lượng cần thiết của cơ thể. Khi vào cơ thể, nó có chức năng thay thế chất béo và hợp chất nucleotide.

Hàm lượng vitamin C có trong lá trà cũng rất cao, cao nhất là ở trà xanh, khi đó hàm lượng vitamin C có thể đạt tới 0,5%, vitamin C có thể phòng tránh bệnh xấu máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, thúc đẩy quá trình làm liền vết thương. Hàm lượng vitamin E (tocopherols) trong lá trà chiếm từ 300-800 ppm trọng lượng tịnh của lá trà, chủ yếu tồn tại trong thành phần của chất béo. Vitamin E là một loại thuốc chống oxi hóa, có thể ngăn trở quá trình oxi hóa của chất béo trong cơ thể, vì thể nó có công dụng trong việc chống lão hóa. Hàm lượng vitamin K có trong lá trà cũng rất cao, mỗi ngày uống năm cốc trà có thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Vitamin K có thể thúc đẩy gan hợp thành chất làm đông máu.

Uống trà có thể bổ sung rất nhiều lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Trong lá trà có chứa rất nhìều hàm lượng vitamin. Căn cứ vào tính hòa tan có thể phân thành vitamin hòa tan trong nước và vitamin hòa tan trong chất béo (bao gồm các loại vitamin B và vitamin C), có thể thông qua việc uống trà để cơ thể hấp thụ trực tiếp các loại vitamin đó.

Vitamin C có thể tăng cường sức đề kháng và sự miễn dịch của cơ thể, còn được gọi là axitchống máu xấu. Hàm lượng vitamin C có trong lá trà khá cao, cứ 100âmm trà xanh thường có 100-250 mg, thuộc vào loại cao như trà Long Tỉnh có thể đạt tới hơn 360 mg, còn có hàm lượng cao hơn cả một số loại hoa quả như chanh, cam quýt Hồng trà, trà ô long trong quá trình chế biến sẽ xuất hiện sự lên men, hàm lượng vitamin C khi chịu sự oxi hóa sẽ giảm, 100 gam lá trà còn 10 mg, đặc biệt là hồng trà hàm lượng càng thấp hơn. Vì vậy, càng có nhiều lượng trà xanh thì giá trị dinh dưỡng càng cao. Mỗi người mỗi ngày chỉ cần uống 10 gam trà xanh cao cấp là đã đáp ứng được lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.

Do vitamin có tính tan trong chất béo khó tan trong nước, lá trà khi đổ nước sôi vào cũng khó có thể được hấp thụ. Vì vậy, cần phải tạo thói quen ăn trà để bù vào nhược điểm này, đem trà giã thành bột nhỏ, cho thêm vài loại thực phẩm vào như trà có thêm đậu phụ, bột mì, các loại bánh ngọt, kẹo, kem ăn những loại thực phẩm có trà này thì có thể có được toàn bộ những thành phần dinh dưỡng vitamin có tính hòa tan trong mỡ có trong lá trà, càng phát huy được giá trị dinh dưỡng của trà.

V. Đặc điểm của trà thuốc

Thuốc nước là loại thuốc hay dùng nhất trong các loại thuốc, nó cũng giống như trà thuốc, ưu điểm của nó là chế biến đơn giản, tiện lợi, dễ dàng, có chứa nhiều thành phần dễ hòa tan, có độ nước trong, sau khi uống dễ hấp thụ vào cơ thể, có tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh khi sắc thuốc cũng phải theo những trình tự phiền phức, nếu cách làm không đúng, những thành phần có lợi sẽ dễ bị phân giải và phá hủy. Ví dụ như đun quá lâu hoặc cho quá ít nước sẽ dễ tạo thành bột; khi đun thuốc đến nhiệt độ 30-40 o C, các chất trong thuốc sẽ tạo hoạt tính enzim mạnh, những thành phần có lợi của nó, đặc biệt là glucozit dưới tác dụng của men sẽ bị phân giải, khiến cho những thành phần có lợi chứa trong thuốc giảm, công dụng chữa bệnh cũng ít đi, thậm chí là mất công dụng.

Những thang trà thuốc có những đặc điểm dưới đây:

Một là có thể căn cứ vào đặc điểm tính năng, yêu cầu chế biến của thuốc, lần lượt đem ngâm tất cả các loại đoạn, sợi, bột thuốc, cũng có thể ngâm cùng lúc. Sau khi để khô, làm theo trình tự đơn giản, tạo ra đồ uống thuận tiện, thích hợp với tất cả các quốc gia và xu thế phát triển với nhịp sống nhanh của thế giới.

Hai là khi ngâm, lấy nước sôi làm dung môi sẽ có thể tiêu hủy nhanh chóng những enzim trong đó, tránh để cho những thành phần có lợi bị phân giải và phá hủy.

Ba là các loại thuốc có thể ở dạng bột thô hoặc sợi nhỏ, đoạn nhỏ, bề mặt bên ngoài có diện tích lớn thì diện tích tiếp xúc với dung môi cũng lớn, dể khiến cho những thành phần có lợi bị phân giải.

Bốn là trà thuốc nên cho vào những đồ có tính giữ nhiệt, thông thường có thể duy trì nhiệt độ ở mức 80-95 o C, như thế mới có thể bảo đảm những thành phần có lợi được hòa tan mà không bị phá hủy.

Năm là có thể đổ nước lại nhiều lần để duy trì được lâu dài công dụng chữa bệnh. c biệt là đối với một loại bệnh mãn tính nào đó, nếu sau khi uống thường xuyên trong một thời gian thìnhững thành phần có lợi sẽ đạt đến một lượng tiêu chuẩn trong cơ thể mà nếu chỉ uống thuốc không sẽ không đạt được hiệu quả như vậy. Ví dụ như những bệnh nhân bị sỏi tiết niệu, sau khi thường xuyên uống trà, có thể gia tăng những thành phần thuốc có tác dụng bào mòn sỏi thận, có lợi cho việc đào thải và làm nhỏ sỏi thận.

Sáu là đối với những loại thuốc dạng keo không chịu được nhiệt độ cao như a giao, sừng hươu hoặc những loại thuốc dễ phát tán như hoa cúc, hoa ngân, một số loại không nên đun lâu như lá dâu, lá phiên tả, tạo ra trà thuốc còn đơn giản hơn tạo ra những loại thuốc khác.

Từ ứng dụng lâm sàng, thuốc nước có thể coi là thuốc ở thể dịch, tuy có ưu điểm là hấp thụ và tác dụng nhanh chóng, nhưng vì phải uống một lượng lớn, có vị đắng, người bệnh khi uống thuốc có cảm giác ức chế, rất khó chịu. Trà thuốc lại được coi như trà để người bệnh có cảm giác dễ chịu hơn khi uống và không bị bó buộc về thời gian uống mà có thể uống tùy lúc. ng thời, nhiệt độ của trà thuốc cũng dễ khống chế, có thể căn cứ vào bệnh tình để lựa chọn cách uống thích hợp.

Từ những hiệu quả trong cách chữa bệnh, những thành phần có lợi trong trà thuốc hòa tan một lượng lớn, chất lượng của cốt thuốc cũng tốt, nên sử dụng lâm sàng. Vì ưu điểm của trà là tiện lợi, có công dụng, có tính tự nhiên, tiết kiệm, ngoài ra còn có tính tập trung, tính linh hoạt, vì vậy trà thuốc nhanh chóng được vận dụng rộng rãi vào các biểu hiện lâm sàng, nhận được sự ủng hộ của mọi người.

VI. Cách chế biến trà thuốc

Căn cứ vào những thành phần không giống nhau tạo ra trà thuốc, người ta cũng có các cách dùng không giống nhau, có mấy cách phân loại và sử dụng dưới đây:.

1. Trà bột

Bột giã nhỏ, hỗn hợp lại với nhau và phân làm ba bước. Bột giã là thảo dược sau khi phơi khô, giã thành bột dạng thô, qua 14-20 lần sàng. Phải tránh khi giã có quá nhiều bột nhỏ. Cho hỗn hợp những loại bột đã giã ở dạng thô vào máy đánh tan đánh đều, hoặc dùng máy trộn đến khi màu đều rồi làm lại 1-2 lần. Bột nghiền là dùng loại giấy có tính năng chống ẩm tốt, hoặc túi làm bằng polyethylen, mỗi túi phân thành từng lượng thuốc nhất định. Bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát. làm bột trà, không được để vón cục, bột mịn cũng ít..

2. Trà viên

Gồm năm bước là giã thành bột, trộn đều, nặn thành viên, sấy khô, đóng gói. Dùng cách giã giống như trên, tạo thành bột thô. Loại thuốc này là lấy bột mì cho thêm một lượng nước thích hợp vào nấu lên thành loại thuốc sánh như bột, trộn lẫn vào cùng với bột trà, tạo thành viên. c của bột cần vừa phải, nếu quá đặc sẽ khó nhào, thậm chí còn ảnh hưởng đến độ dính. Yêu cầu mầu sắc của các viên nặn phải đồng nhất, không được rời rạc.

Cũng có thể lấy những nguyên liệu thuốc có thành phần không bốc hơi được trong phương thuốc, đun nước cô đặc thành thuốc cao thay cho thuốc dạng hồ bột, trộn hỗn hợp với những loại thuốc ở dạng bột thô đấy thành viên. Nếu độ kết dính không đủ thì tùy tình hình mà cho thêm lượng bột hồ thích hợp vào. Lấy một lượng thuốc nhất định cho vào một khuôn tròn bằng đồng, lấy phần tâm của khuôn gỗ đặt vào thuốc, dùng một chiếc gậy để gõ cho rơi ra là có thể dùng được.

Khi sấy nên bắt đầu từ nhiệt độ thấp mới đến nhiệt độ cao, mới đầu vào khoảng 60 o C, đợi đến khi mặtngoài khô mới từ từ tăng nhiệt độ lên 70-80 o C, như thế mới tránh cho bề mặt bên ngoài khỏi nứt. Trong quá trình sấy khô nên đảo đều các vị trí để bề ngoài được khô đều, tránh cho màu sắc của viên trà không giống nhau làm ảnh hưởng đến chất lượng. Cuối cùng dùng loại giấy có tính chống ẩm tốt để đóng gói các viên, cất giữ tại nơi kín, yêu cầu bề mặt phải toàn vẹn, không có hiện tượng nứt..

3. Trà hạt

Còn gọi là trà cô đặc, gồm bốn bước là ngâm, làm thành hạt, sấy khô, đóng gói. Ngâm là lấy 10-20% nguyên liệu trong phương thuốc nghiền thành bột nhỏ (70-100 lần sàng). Tiếp đó cho nước vào nguyên liệu đun một lần hoặc nhiều lần, đem lọc, chất được lọc cô lại thành bột đặc.

Đem những hạt cô đặc và bột thuốc trộn lẫn với nhau, trộn đều cho đến khi các chất kết dính lại, sàng tiếp 12-14 lần để tạo thành hạt. Những hạt này đạt đến nhiệt độ 60-80 o C là tiến hành sấy khô, lai lọc tiếp 12 lần nữa, để ở nơi kín đáo. ng gói cùng với thang thuốc, thông thường vẫn đóng gói bằng túi polyethylen, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Trà ở dạng hạt yêu cầu không có hiện tượng hút ẩm, kết hạt.

VII. Cách pha trà thuốc

Một là bỏ trực tiếp các loại nguyên liệu vào cốc trà, đổ nước sôi vào hoặc nước đã đun sôi và đang giữ ở nhiệt độ nhất định, đậy nắp vào để trong 5-10 phút, thường xuyên uống. Những nguyên liệu có thể uống được trực tiếp đa phần đều là những thứ dễ chiết xuất như nhân sâm, hoa cúc, hạt ngũ vị dễ dàng hơn cho việc phát huy công dụng, cây thạch xương bồ, sơn tra nên chế biến thành dạng bột thô, lấy vải sạch bọc lại, sau đó đổ nước vào uống.

Hai là đem tất cả nguyên liệu vào một bình nước nóng, cho nước sôi vào, đậy chặt nắp lại, để từ 30-60 phút là có thể uống như trà. Khi dùng theo phương pháp này, do bình nước nóng có tính năng giữ nhiệt tốt, những thành phần thuốc có lợi càng dễ phân tách. Có thể cho 2-3 lượng vào một gói, sau đó phân ra số lần uống trong ngày.

Ba là đem tất cả vật liệu vào nồi, cho nước vào đun, chắt lấy nước rồi cho vào bình giữ nhiệt, uống nhiều lần như trà. Khi cho nước vào đun có thể cho nhiều nước, thậm chí có thể đun làm hai lần liên tiếp, sau đó lấy nước đã chắt của hai lần đun ấy cho cùng vào nhau, chia làm hai lần uống.

Bốn là nguyên liệu là phần thịt hạch đào, vừng là các loại thực phẩm có thể sử dụng trực tiếp, nên xát trước để tạo thành bột, sau đó cho thêm sữa, sữa đậu nành vào là có thể uống được. Nếu nguyên liệu là những loại hoa quả như cà rốt, táo có thể ép lấy nước, sau đó cho thêm sữa hoặc nước ép hoa quả vào là có thể uống được.

Khi pha trà để uống cần chú ý: ở cách đổ nước trực tiếp vào uống, khi uống hết 1/3 lượng nước, có thể cho thêm nước sôi vào, tùy theo cách uống mà cho thêm 3-5 lần, uống cho đến khi thấy vị nhạt thì thôi. ở cách uống nước ép hoa quả, nên làm tùy lúc và uống tùy lúc, tránh làm mất đi thành phần chất dinh dưỡng trong khi chế biến.

Trong nước trà có nhân sâm, nhãn khô, vải, táo đỏ, khi uống đến lúc thấy vị nhạt nên lấy ra ăn. Khi chế biến có thể cho thêm đường, tuy nhiên cần biết điều tiết để có vị vừa phải, không nên cho quá nhiều. Không nên cho đườngtrắng mà nên dùng đường đen và đường kính.

VIII. Cách sử dụng trà thuốc

Căn cứ theo yêu cầu về phương thuốc của bác sĩ thì ta nên bỏ những thảo dược cần thiết vào cốc trà hoặc bình giữ nhiệt, đổ nước đun sôi vào, khuấy đều, đậy nắp cốc hoặc nắp bình lại, để trong 15-30 phút là có thể dùng được, uống như trà, uống cho đến khi có vị nhạt. Nếu có những loại thuốc cần phải đun, dùng nồi đất đun lấy nước cốt, cho 2-3 lần nước vào đun, đun cho đến khi còn nước cốt thì đem lọc, cho vào bình giữ nhiệt, uống nhiều lần thay trà.

Đối với những loại trà nghiền thành bột thì cần cho thêm chất kết dính vào (như bột hồ loãng, hoặc những loại thuốc chứa thành phần không bay hơi trong phương thuốc đun thành cao rồi làm thành thuốc dạng chất dính), trộn đều, vo viên, chia thành từng thang (hoặc cho vào bình), bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, phơi cho đến khi khô; phơi dưới ánh nắng hoặc phơi dưới nhiệt độ thấp; cuối cùng đóng gói vào những loại giấy có tính năng chống ẩm tốt, để ở nơi kín đáo, hoặc để trong bình đá. Khi sử dụng cần căn cứ vào lượng nước hoặc thời gian đun để uống thay trà.

Những loại trà nghiền thành bột cần căn cứ theo yêu cầu của phương thuốc, lấy giấy hoặc vải để gói, khi đã chia thành gói nên để ở nơi khô ráo, trong quá trình dùng phải gói lại cẩn thận.

Trà thuốc thành phẩm, thông thường các gia đình không nắm rõ được phương pháp và công nghệ bài chế, có thể căn cứ theo nhu cầu của bản thân, khi lựa chọn mua trà thuốc ở xưởng gia đình hay ở những thương hiệu trà thuốc ở thành phố cần căn cứ vào cách hướng dẫn sử dụng.

Nó phù hợp khi mang theo hoặc dùng trong gia đình. i với những loại bệnh phức tạp, tốt nhất là nên dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

IX. Những điều cần chú ý khi dùng trà thuốc

Cần căn cứ vào bệnh tình, thể chất cũng như khả năng chịu đựng của cơ thể để lựa chọn dùng những loại trà thuốc hợp lí, cần nắm rõ liều lượng dùng hợp lí, không nên dùng quá ít, cũng không được uống quá nhiều.

Nên uống nóng, thông thường không nên để qua đêm. Nên pha xong rồi uống luôn, tránh không được pha rồi để cách mấy ngày sau mới uống.

Với những loại trà khi uống để đổ mồ hôi thì nên uống nóng, không hạn chế uống vào lúc nào thì bệnh có thể dứng. Cần duy trì việc đổ mồ hôi một cách từ từ, không nên để mồ hôi tiết ra quá nhiều nhằm tránh kiệt sức. Loại trà là thuốc bổ nên uống trước bữa ăn để toàn bộ những thành phần trong đó có thể hấp thụ được.

Với những loại trà có tính kích thích tràng vị nên uống sau bữa ăn nhằm giảm sự kích thích đối với tràng vị. Với những loại trà thuốc an thần nên uống trước khi đi ngủ. Với loại trà thanh hầu dùng cho bệnh nhân bị bệnh về họng, khi uống vào miệng nên nuốt một cách từ từ để làm ướt và ấm họng.

Với những loại trà thuốc chữa những bệnh truyền nhiễm về đường tiết niệu, nên duy trì việc uống liên tiếp nhằm duy trì nồng độ thuốc cần thiết trong đường niệu đạo, đồng thời có tác dụng làm loãng dịch niệu, làm sạch đường niệu, có lợi cho việc đào thải nhanh chóng các chất độc bẩn. Với những loại trà thuốc phòng dịch, nên nắm chắc cách dùng theo mùa. Với những loại trà chữa bệnh mãn tính và những loại bổ dưỡng sức khỏe cho người già nên uống thường xuyên và uống trong một thời gian dài.

Nếu muốn làm viên trà (bình trà) nên giữ nóng nhằm tránh nước nguội khiến độ kết dính yếu, khó thành hình dạng. Nên cố gắng rút ngắn thời gian chế biến, tránh thời gian quá dài làm chất lượng thay đổi, nên chú ý hơn vào mùa hè.

Do thể tích của bình pha trà rất nhỏ, dung môi và lượng thuốc ít, vì vậy, không nên dùng những loại thuốc có lượng lớn, bị sùi bọt. Ngoài ra, cũng không nên sử dụng những loại thuốc có độc tố hoặc những loại thuốc có thành phần có lợi nhưng lại khó tan trong nước.


Từ Khóa:

Uống Trà Trị Bách Bệnh || Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc || Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày ||


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem thêm Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc

Cảm lạnh

Ho

Viêm phế quản mãn tính

Hen suyễn

Bệnh lao phổi

Ung thư phổi

Xơ cứng động mạch

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo