Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Chim ngủ bằng cách nào

Chim ngủ bằng cách nào. Thế Giới Động Vật

Hình minh họa: Chim ngủ bằng cách nào. Thế Giới Động Vật

(Nguồn ảnh: Internet)


Chim ngủ bằng cách nào

Loài chim ngủ bằng cách nào? Tư thế ngủ ra sao? Ngủ ở đâu? Mỗi ngày ngủ bao nhiêu lâu? Đây đều là những vấn đề mà mọi người muốn biết.

Thực ra loài chim cũng giống như con người vậy, ban ngày cũng có hiện tượng "ngủ trưa".

Khi bạn bước vào vườn thuỷ cầm ở trong vườn bách thú, bạn sẽ nhìn thấy nhiều chim như chim nhạn, thiên nga... Ở nhiều tư thế khác nhau, có con đang bơi trong ao, đang đuổi theo vui đùa với nhau, có con đang bận kiếm thức ăn, phát ra nhiều tiếng kêu ồn ào huyên náo, hiện ra một cảnh tượng bừng bừng sức sống, làm cho các du khách lưu luyến khó quên. Nhưng đến buổi trưa, hầu như bạn không nghe thấy tiếng hót nữa, chỉ nhìn thấy từng đôi uyên ương và nhiều con chim nhạn, thiên nga, cong đầu về hướng mặt lưng, vùi vào dưới cánh, ung dung trôi trên mặt nước, dập dềnh theo gió; còn những con chim nhạn, thiên nga và các loài chim lội nước khác như cò, sếu, hạc, vạc... Ngủ trên mặt đất bên cạnh ao, một chân co lên, chân kia đứng trên bờ ao, hoặc nhắm mắt nghỉ ngơi, hoặc vùi đầu xuống cánh. Chúng đều đang "ngủ trưa" đấy !

Ban ngày, bất luận giờ nào bạn đến vườn chim hót, những loài chim nhỏ làm người ta rối mắt như chim tương tư, chim hoạ mi, sơn tước, sơn tước đỏ, v.v. Đều nhảy nhót không ngừng trên mặt đất hoặc chuyền đi chuyền về giữa các cành cây, dường như ban ngày chúng không hề ngủ. Nhưng bạn chỉ cần chú ý quan sát một chút còn có thể phát hiện ra một số chim nhỏ đứng trên cây đang nhắm mắt để "ngủ trưa" tạm thời.

Những loài chim rừng thích sống trên mặt đất như gà rừng vào buổi trưa chúng thường tắm cát trên mặt đất tương đối râm mát, đôi khi chúng nằm sảng khoái trong hố cát, hoặc "ngủ trưa" ở trong bụi rậm, dưới gốc cây lớn kín đáo. Nhưng đến buổi tối chúng bay lên cây để ngủ đêm trên những cành cây có cành lá um tùm, điều kiện ẩn náu tốt. Chim cú là loài mãnh cầm trực ban đêm, ban ngày đậu trên cành cây có cành lá sum suê. Điều thú vị là ban ngày bất cứ lúc nào bạn cũng có thể phát hiện được nó, nó thường mở một mắt, nhắm một mắt đứng trên cành cây rậm rạp, ngủ ở đó không động đậy. Đây là tư thế ngủ đặc biệt của cú.

Những loài chim nước (nhạn, thiên nga...) Và loài chim lội nước (cò, sếu, hạc, vạc...) Trong giới tự nhiên, ngoài ban ngày có "ngủ trưa" ngắn ngủi khi kiếm ăn ra, khi màn đêm buông xuống liền bay về nơi ngủ đêm như đầm lau sậy, đồng cỏ, bụi rậm hoặc trong rừng để ngủ đêm.

Đại đa số loài chim ngoài thời kì ấp trứng, nuôi chim non phải ngủ trong tổ ra, nói chung đều không ngủ trong tổ. Khi chim non ra khỏi tổ, có thể bay nhảy, chúng liền rời khỏi tổ ngay và không quay về tổ nữa.

Vậy thì, rốt cuộc loài chim một ngày ngủ bao nhiêu tiếng, hiện nay vẫn chưa có người trong giới chuyên môn nghiên cứu. Nhưng đối với loài chim cá biệt như chim trĩ, mọi người đã quan sát và phát hiện thấy khi trời tối trong một tiếng sau khi lên cây, nó đã ở vào trạng thái ngủ say. Lúc này thợ săn có thể dùng súng bắn một con trong đàn, những con gà khác đậu trên cùng cây lại không sợ hãi bay đi mà vẫn đậu ở chỗ cũ không động đậy; nhưng qua thời gian ngủ say thì chúng tỉnh dậy khá dễ dàng, khi bị kinh động lập tức bay tản ra khắp nơi.


Từ Khóa:

Chim ngủ bằng cách nào || Thế Giới Động Vật || Khám phá thế giới


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem Thêm Về Thế Giới Động Vật

Rùa có tuổi thọ rất cao

Trong thế giới động vật, mọi người đều nói tuổi thọ của rùa là cao nhất, do vậy rùa có biệt hiệu là "sao lão thọ" (thọ tinh).

Tắc kè hoa lại có thể đổi màu

Tắc kè hoa là một loài động vật bò sát, sống ở trong các rừng cây như ở Mađagatxca, lục địa Châu Phi, Anatolia, ấn Độ... Nó thường chờ đợi lặng lẽ trên cành cây, hai mắt đảo đi đảo lại theo các hướng khác để quan sát. Khi côn trùng bay dần đến thì sẽ nhanh

Tắc kè hoa có bản lĩnh gì để chống lại kẻ thù

Biện pháp hiệu quả chống kẻ thù thường dùng nhất của tắc kè hoa chính là tiến hành nguỵ trang thay đổi màu sắc cơ thể, để đề phòng và đánh lừa kẻ địch. Đôi khi toàn thân của nó có màu sắc rất sặc sỡ làm cho kẻ địch sợ không dám đến gần; đôi khi màu sắc cơ

Tại sao cá sấu lại chảy nước mắt

Loài cá sấu hung dữ theo truyền thuyết khi nuốt những động vật nhỏ bé sẽ chảy ra "giọt nước mắt bi thương". Do vậy, từ xưa đã có câu ngạn ngữ mà tất cả mọi người đều biết, đó là "nước mắt cá sấu", đồng thời thường dùng câu nói này để mỉa mai những kẻ giả d

Tại sao chim trống thường đẹp hơn chim mái

Trong xã hội loài người, nhu cầu theo đuổi ngoại hình đẹp của nữ giới bao giờ cũng cao hơn nam giới, trang phục đẹp sặc sỡ dường như đã trở thành lợi thế đặc biệt của nữ giới. Nhưng loài chim lại hoàn toàn ngược lại, đại đa số chim trống to lớn, có bộ lông

Tại sao mỏ của loài chim lại có nhiều hình dạng

Giống như các loài động vật khác, mỏ của loài chim có rất nhiều hình dạng. Ví dụ, mỏ của chim hạc to, dài và mảnh, tỏ ra rất khoẻ và có sức hơn đối với việc mò thức ăn ở chỗ nước nông và cặp chặt tôm cá cho khỏi trơn tuột. Mỏ trên của vẹt rất cứng và dày,

Phải chăng trên Trái Đất từng có chim phượng hoàng

Phượng hoàng, đây là một đề tài mà các hoạ sĩ luôn thích vẽ, hiện nay còn có một số mặt hàng lấy phượng hoàng để làm nhãn hiệu, như diêm, xe đạp... Phượng hoàng trên tranh vẽ là một con chim lớn, cổ dài, toàn thân được phủ lông vũ 5 màu rực rỡ, phần cổ phủ

Tại sao đà điểu lại đặt cổ sát bằng trên mặt đất

Ngay từ năm 1891, trên báo Tin tức của Mĩ đã đưa tin rằng, khi đà điểu gặp nguy cấp, chưa kịp chạy thoát thì sẽ đặt cổ của mình sát mặt đất, chui vào trong đống cát, coi như mình không nhìn thấy gì cả thì sẽ bình yên vô sự. Mọi người chế giễu hành vi khá b

Tại sao các loài chim như cò, hạc lại thường đứng một chân

Khi chúng ta đến công viên hoặc vườn bách thú để ngắm các loài chim, thường có thể nhìn thấy các loài chim như cò, hạc chỉ đứng bằng một chân. Một số người rất ngạc nhiên: tại sao những loài chim này lại đứng bằng một chân?

Tại sao ngỗng trời khi bay xa thường xếp thành hình mũi tên hoặc dàn hàng ngang

Ngỗng trời là loài chim di cư trú đông, mỗi khi đến mùa thu đông, từ vùng Sibêria, quê hương của chúng, kết thành đàn, bay đến miền Nam ấm áp để trú đông.

Chim cánh cụt có thể chống lại được giá rét của Nam Cực

Mọi người nói Nam Cực là nơi lạnh nhất trên thế giới. Câu nói này không phóng đại một chút nào cả. Theo số liệu điều ra nhiều năm của các nhà khoa học, nhiệt độ thấp nhất của mùa đông ở Châu Nam Cực -88,30C, kỉ lục cá biệt từng lên tới -940C.

Tại sao chim gõ kiến không bị chấn động não

Trong rừng sâu, thường có thể nghe thấy âm thanh của chim gõ kiến dùng mỏ mổ "cốc, cốc, cốc" vào thân cây. Đó là chim gõ kiến đang "chữa bệnh" cho những cây bị côn trùng có hại xâm nhập đấy !

Quạ có thông minh hay không

Nhắc đến những người bạn thông minh trong giới động vật, chúng ta liền nghĩ ngay đến hắc tinh tinh, đại tinh tinh, cá heo... Hiện nay chúng ta cũng có thể tính quạ vào một trong số đó. Tại sao quạ lại được coi là một trong số đó nhỉ? Trước tiên chúng ta hã

Tại sao chim công biết xoè đuôi

Tất cả những người từng đến vướn bách thú dạo chơi đều sẽ bị thu hút bởi bộ lông rực rỡ của chim công đực, đặc biệt là khi công đang xoè đuôi. Khi nó dựng ngược lông đuôi ánh vàng rực rỡ đó, ngẩng đầu sải bước, thực sự là rất đẹp. Tại sao chim công biết xo

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo