Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cá là tổ tiên của loài lưỡng cư

Cá là tổ tiên của loài lưỡng cư. Thế Giới Động Vật

Hình minh họa: Cá là tổ tiên của loài lưỡng cư. Thế Giới Động Vật

(Nguồn ảnh: Internet)


Cá là tổ tiên của loài lưỡng cư

Loài cá thở bằng mang, bơi bằng vây, là động vật có xương sống, sống trong nước. Ếch là loài lưỡng cư, khi còn nhỏ gọi là nòng nọc, ở trong nước, dùng mang để thở. Sau khi trưởng thành, ếch lên trên cạn thì hô hấp bằng phổi. Nhìn sơ qua loài cá, loài lưỡng cư là hai loài động vật không hề liên quan đến nhau. Nhưng sau khi nghiên cứu và phân tích kĩ, người ta đã phát hiện giữa hai loài động vật có mối quan hệ với nhau.

Các nhà khoa học khi nghiên cứu đã đào các hoá thạch động vật trong lòng đất và phát hiện thấy giáp bì của sọ một loài cá vây tay cổ rất giống với giáp bì của nhóm ếch, nhái cổ. Hệ thống tuần hoàn của hai loại cũng có nhiều điểm tương tự. Đặc biệt là vây ngực và vây bụng của cá vây tay thịt rất dày, việc sắp xếp của xương vây và xương chi của động vật lưỡng cư cổ đại rất giống nhau. Hơn nữa, cá vây tay đã thể hiện rõ là dùng phổi để thở.

Vậy thì tại sao cá vây tay lại có thể tiến hoá thành loài lưỡng cư được nhỉ?

Khoảng bốn trăm triệu năm trước - thời kì của kỉ Đêvôn, trong ao hồ nước ngọt của giới tự nhiên có loại cá thở bằng phổi sinh sống với số lượng rất nhiều. Loại cá này thân hình giống quả chuỳ, có chiều dài hơn 1 m, bơi rất nhanh, là loài cá ăn thịt, sống rất tự do. Sau đó, tới thời kì cuối kỉ Đêvôn, trên Trái Đất xuất hiện thực vật trên cạn là loài quyết, loài mộc tặc, thanh tùng to lớn.

Trải qua mấy chục triệu năm, đến kỉ Cacbon, khi đó khí hậu tương đối ấm áp, ẩm thấp, do vậy thực vật sống trên cạn rất phát triển, không chỉ về chủng loại mà còn mọc rất rậm rạp. Có một số loài mọc ven hồ và sông suối, những lá khô rơi xuống nước cùng với những thực vật mọc dưới nước, những rễ cây, tất cả khi bị thối rữa đã làm cho nguồn dưỡng khí trong nước bị giảm sút. Những loài cá sống dưới nước khi đó oxy không đủ đã làm cho những loài cá thở bằng mang không thích ứng được đã bị chết nhưng cũng còn một số cá thở bằng phổi đã dùng vây ngực và vây bụng để đỡ lấy thân cá hoặc cá nổi lên trên mặt nước hoặc bơi đến những gốc rễ cây mọc bên dòng nước để hô hấp.

Do chất lượng nước ngày càng kém mà loài cá này càng dựa vào việc hô hấp không khí ngày một tăng. Có con thậm chí còn nhảy hẳn lên bờ để hô hấp mà sống. Mặt khác, do sự thay đổi của khí hậu gặp khi mùa khô hạn, một số loài cá thở bằng phổi sống ở vùng nước nông, dùng vây ngực và bụng để đỡ cơ thể, chúng chuyển từ vùng nước khô hạn đến nơi có nhiều nước. Vây ngực và bụng của cá do lâu ngày chống đỡ thân cá, cơ thịt có sự thay đổi tương đối lớn. Xương vây dần dần thay đổi gần giống với chi phụ hình năm ngón của động vật sống trên cạn. Cá thở bằng phổi thời cổ đại đã dần dần tiến hoá thành động vật lưỡng cư và trở thành tổ tiên của động vật bốn chân trên cạn.

Loài cá cổ nay được cho là đã bị tuyệt chủng nhưng tháng 12 năm 1938 ở gần bờ Đông Hải Nam Bộ của Châu Phi đã bắt được loại cá này và được đặt tên là cá "Latimeria". Do phần giữa vây đuôi của cá phình ra giống hình ngọn giáo nên được gọi là "cá đuôi hình ngọn giáo".

Phát hiện này gây chấn động toàn thế giới vì việc đánh bắt cá thở bằng phổi không chỉ là chứng cứ đầy đủ chứng minh được những tài liệu hoá thạch mà còn là căn cứ cho việc chứng minh loài cá thở bằng phổi đã tiến hoá thành động vật lưỡng cư. Hơn nữa, nó còn phá vỡ quan niệm cho rằng loài cá thở bằng phổi đã bị tuyệt chủng cách đây 70 triệu năm.


Từ Khóa:

Cá là tổ tiên của loài lưỡng cư || Thế Giới Động Vật || Khám phá thế giới


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem Thêm Về Thế Giới Động Vật

Cá hải quỳ thích sống cùng với hải quỳ

Trong vùng nước nhiệt đới ở ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, có một loài cá kì lạ sinh sống. Bởi vì diện mạo bên ngoài của chúng ít nhiều giống vai hề trang điểm trên sân khấu, do vậy được gọi là "cá hề". Và còn vì chúng thích sống với hải quỳ, nên ngườ

Cá ăn thịt người sinh sống ở vùng Giang Nam Trung Quốc

Nói đến loài cá ăn thịt người, mọi người đều hình dung đó là loài cá mập hung dữ hoặc là loài hổ kình tính tình hung bạo, thân hình to lớn... Chúng đều là những loài "mãnh thú" của biển sâu. Nhưng có một loài cá chỉ dài chừng 20 cm lại là "bá vương" của vù

Cá ngựa con được sinh ra từ bố

Dưới đáy đại dương ấm áp, đặc biệt là ở vùng biển nông, luôn luôn sáng sủa rực rỡ. Ở đó có nhiều loại thực vật dưới đáy biển, nhiều loại động vật bơi lội tung tăng với đủ loại màu sắc, hình dạng v.v.. Đó là những dải san hô trắng, hồng giống như những cây

Dưới đáy biển sâu vẫn có động vật sinh sống?

Mọi người đều biết, động vật sinh tồn được đều trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào ánh sáng của Mặt Trời. Cách đây không lâu, các nhà địa chất khi khảo sát bề mặt dưới đáy biển phát hiện chỗ tiếp giáp với vỏ Trái Đất đã nứt, lộ ra nham thạch đã nóng chảy, làm

Cá có đánh rắm không

Vấn đề này thật là lạ, dường như tất cả mọi người đều trả lời rằng: "không". Nhưng sự thực lại ngược lại, những nhà khoa học chuyên nghiên cứu về cá cho biết, họ đã nhiều lần quan sát được hiện tượng các loại cá "thải khí" vào trong nước, song điều đáng ti

Mắt của "cá bốn mắt" đặc biệt như thế nào

Mỗi người khi đang bơi ở bể bơi đầu ngập trong nước và cố mở mắt để nhìn tứ phía, cảm giác những thứ nhìn thấy trong nước đều mờ mờ không rõ. Chúng ta chỉ cần dùng sự suy đoán logic đơn giản để hình dung một con cá thích hợp với cuộc sống dưới nước, quan s

Tại sao lươn cái lại biến thành lươn đực

Khi mổ lươn, ta thường phát hiện những con lươn to và ráp đều không có trứng mà những con nhỏ, mịn lại có trứng, vậy nguyên nhân do đâu?

Sinh sản bằng trứng và sinh sản bằng con

Những người đã từng nuôi cá đều biết, rất nhiều loài cá sinh sản bằng cách đẻ trứng như cá vàng, điều này quá đỗi quen thuộc với chúng ta. Nhưng có một số loài chỉ cần quẫy quẫy đuôi thì những con cá nhỏ tí xíu được sinh ra. Điều này rất không bình thường

Tại sao khi ếch ăn mồi lại chớp mắt

Ếch là vệ sĩ trong vườn, nó bắt các loại côn trùng để ăn và bảo vệ cho cây trồng được phát triển. Động tác bắt mồi của ếch có một điểm rất lạ là mỗi lần nuốt mồi, ít nhất ếch phải chớp mắt một lần. Nếu côn trùng mà ếch nuốt tương đối to thì số lần chớp mắt

Khi nào thì ếch thích kêu nhất

Từ góc độ tiến hoá mà nói, ếch là động vật đầu tiên dùng thanh đới phát ra tiếng kêu. Cũng giống như ở người, thanh đới của ếch cũng nằm trong xoang hầu, khi không khí đột ngột chạy vào làm chấn động thanh đới và gây ra âm thanh. Ngoài thanh đới ra, hai bê

Mùa hè, ếch để vào tủ lạnh có thể ngủ đông không?

Rất nhiều loại động vật quen thuộc đối với chúng ta có thói quen ngủ đông như ếch, rùa, rắn, thậm chí cả gấu đều ngủ vùi khi mùa đông tới, dường như chúng chẳng muốn chứng kiến cảnh mặt đất trắng xoá băng tuyết. Chỉ tới khi nào mùa xuân về, băng tuyết tan

Ếch đẻ trứng có nhất định ở trong nước không

Mỗi lần, khi đông qua xuân tới, chúng ta đều có thể tìm thấy những hạt trứng đen kết thành từng đám ở các sông, hồ, mương, rãnh. Đó chính là thế hệ mới do những bà mẹ ếch và cóc sinh ra. Những hạt trứng này chẳng bao lâu sau sẽ biến thành nòng nọc con bơi

Cóc có độc không

Tên Hán Việt của cóc là "Thiềm", ngoại hình của chúng rất xấu xí, màu da cóc xám xịt và sần sùi. Vì vậy rất nhiều người không dám chạm vào chúng. Thực ra cái vẻ bề ngoài này lại rất thích hợp với bản thân cóc, vì chúng sống ở những nơi tương đối ẩm ướt, mà

Côn trùng ăn cóc

Đài BBC của Anh đã từng phát tiết mục đặc biệt: "Côn trùng ăn cóc" khiến người xem vô cùng thích thú. Đoạn phim nói về hiện tượng phản tự nhiên này là đoạn phim quay cảnh ở vườn sinh vật học khu đầm lầy nông thôn của bang Arizôna.

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo