Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cóc có độc không

Cóc có độc không. Thế Giới Động Vật

Hình minh họa: Cóc có độc không. Thế Giới Động Vật

(Nguồn ảnh: Internet)


Cóc có độc không

Tên Hán Việt của cóc là "Thiềm", ngoại hình của chúng rất xấu xí, màu da cóc xám xịt và sần sùi. Vì vậy rất nhiều người không dám chạm vào chúng. Thực ra cái vẻ bề ngoài này lại rất thích hợp với bản thân cóc, vì chúng sống ở những nơi tương đối ẩm ướt, màu da và nốt sần sùi rất giống bùn đất nên khó bị phát hiện, như vậy vừa có thể tránh được sự săn đuổi của kẻ thù, vừa dễ bắt các loại côn trùng làm thức ăn.

Khi cóc bị tấn công ác liệt hoặc bị hại, bề mặt nốt da của chúng, đặc biệt là một đôi tuyến sau tai ở đầu sẽ phóng ra một loại dịch trắng như sữa. Quan sát kĩ hơn một chút, tuyến sau tai chính là hai miếng hình bầu dục nổi lên trên da mặt lưng của đầu. Ngoài ra, các mụn tròn nổi lên trên da cũng như tuyến sau tai vậy, đều do rất nhiều tuyến da tạo thành. Trừ một loại tuyến có thể tiết ra dịch dính để duy trì độ ẩm cho bề mặt da, còn có loại tuyến có thể tiết ra dịch tương màu trắng sữa. Loại dịch tương màu trắng sữa này có độc, đây chính là vũ khí tự vệ của chúng. Nhưng đối với con người mà nói, loại độc tố này quá nhẹ, không gây tác dụng gì đáng kể, nếu bôi lên trên tay hoặc các vị trí khác trên da đều không gây phản ứng gì. Nếu bôi vào mắt, do chúng có tác dụng kích thích cục bộ, chúng ta sẽ cảm thấy đau mắt, nhưng chỉ cần dùng nước rửa ngay thì sẽ chẳng có nguy hại gì cả. Chúng ta dùng tay bắt cóc, nếu không có ý làm hại chúng thì chúng sẽ không tuỳ tiện phóng dịch tương ra. Nhưng cần chú ý, không được ăn da và trứng cóc, ăn vào sẽ bị trúng độc dẫn tới tử vong.

Trong Đông y có một vị thuốc gọi là Thiềm tô, chính là dùng loại dịch tương màu trắng sữa mà cóc tiết ra trộn với bột mì, có tác dụng trợ tim, giảm đau, cầm máu, trị mụn nhọt.


Từ Khóa:

Cóc có độc không || Thế Giới Động Vật || Khám phá thế giới


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem Thêm Về Thế Giới Động Vật

Tại sao lươn cái lại biến thành lươn đực

Khi mổ lươn, ta thường phát hiện những con lươn to và ráp đều không có trứng mà những con nhỏ, mịn lại có trứng, vậy nguyên nhân do đâu?

Cá là tổ tiên của loài lưỡng cư

Loài cá thở bằng mang, bơi bằng vây, là động vật có xương sống, sống trong nước. Ếch là loài lưỡng cư, khi còn nhỏ gọi là nòng nọc, ở trong nước, dùng mang để thở. Sau khi trưởng thành, ếch lên trên cạn thì hô hấp bằng phổi. Nhìn sơ qua loài cá, loài lưỡng

Sinh sản bằng trứng và sinh sản bằng con

Những người đã từng nuôi cá đều biết, rất nhiều loài cá sinh sản bằng cách đẻ trứng như cá vàng, điều này quá đỗi quen thuộc với chúng ta. Nhưng có một số loài chỉ cần quẫy quẫy đuôi thì những con cá nhỏ tí xíu được sinh ra. Điều này rất không bình thường

Tại sao khi ếch ăn mồi lại chớp mắt

Ếch là vệ sĩ trong vườn, nó bắt các loại côn trùng để ăn và bảo vệ cho cây trồng được phát triển. Động tác bắt mồi của ếch có một điểm rất lạ là mỗi lần nuốt mồi, ít nhất ếch phải chớp mắt một lần. Nếu côn trùng mà ếch nuốt tương đối to thì số lần chớp mắt

Khi nào thì ếch thích kêu nhất

Từ góc độ tiến hoá mà nói, ếch là động vật đầu tiên dùng thanh đới phát ra tiếng kêu. Cũng giống như ở người, thanh đới của ếch cũng nằm trong xoang hầu, khi không khí đột ngột chạy vào làm chấn động thanh đới và gây ra âm thanh. Ngoài thanh đới ra, hai bê

Mùa hè, ếch để vào tủ lạnh có thể ngủ đông không?

Rất nhiều loại động vật quen thuộc đối với chúng ta có thói quen ngủ đông như ếch, rùa, rắn, thậm chí cả gấu đều ngủ vùi khi mùa đông tới, dường như chúng chẳng muốn chứng kiến cảnh mặt đất trắng xoá băng tuyết. Chỉ tới khi nào mùa xuân về, băng tuyết tan

Ếch đẻ trứng có nhất định ở trong nước không

Mỗi lần, khi đông qua xuân tới, chúng ta đều có thể tìm thấy những hạt trứng đen kết thành từng đám ở các sông, hồ, mương, rãnh. Đó chính là thế hệ mới do những bà mẹ ếch và cóc sinh ra. Những hạt trứng này chẳng bao lâu sau sẽ biến thành nòng nọc con bơi

Côn trùng ăn cóc

Đài BBC của Anh đã từng phát tiết mục đặc biệt: "Côn trùng ăn cóc" khiến người xem vô cùng thích thú. Đoạn phim nói về hiện tượng phản tự nhiên này là đoạn phim quay cảnh ở vườn sinh vật học khu đầm lầy nông thôn của bang Arizôna.

Tại sao động vật lưỡng cư không sống ở biển

Ếch, cóc và cả mỹ nhân ngư trong truyền thuyết có tiếng kêu như tiếng trẻ con khóc đều là những thành viên của nhóm động vật lưỡng cư. Thực ra, động vật thuộc loại này có rất nhiều, trên toàn thế giới có khoảng 3000 loài, Trung Quốc có khoảng 210 loài. Như

Ếch trâu – Loài ếch ăn thịt rắn

Khi những cơn gió đông đã trở nên ấm áp, mùa xuân tràn ngập mặt đất, thế giới tự nhiên được bao phủ bởi một màu xanh, nếu bạn đi dạo chơi ở những vùng ngoại ô thì sẽ thường xuyên được nghe những tiếng "ộp ộp" vọng ra từ những cánh đồng, các bờ sông, con rạ

Rồng trong truyền thuyết là loài động vật nào

Chúng ta thường nói: rồng cuốn hổ ngồi; long phượng hiện hình; dường như trên Trái Đất đúng là đã từng xuất hiện loại động vật này, nhưng những nhà khảo cổ học thì cho rằng trên thực tế rồng chỉ là một loài động vật do con người tưởng tượng ra. Không chỉ ở

Tại sao khủng long lại bị tuyệt chủng

Trong lịch sử phát triển của sinh vật học, có rất nhiều loài động vật sau khi xuất hiện lại biến mất. Vì vậy chúng ta không cảm thấy kì lạ, bởi vì động vật tuyệt chủng trên thực tế là một giai đoạn tất yếu trong lịch sử tiến hoá của sinh vật. Một số loài đ

Khủng long có biết nuôi con không

Trong động vật bò sát trên thế giới hiện nay, rắn, thằn lằn hay rùa sau khi đẻ trứng thì con mẹ thường dùng bùn, cát v.v. Để phủ những quả trứng này, sau đó trứng nở ra an toàn hay bị kẻ địch ăn mất, chỉ có thể phó thác cho số phận. Khủng long là động vật

Khủng long có thể sống lại hay không

Trong bộ phim khoa học viễn tưởng "Công viên kỉ Jura" đã miêu tả cho chúng ta một cảnh tượng như sau: khủng long Trung sinh đại tuyệt chủng vào 65 triệu năm trước được sống lại, những con vật to lớn xông xáo bừa bãi khắp nơi trên thế giới, coi thường tất c

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo