Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cẩm nang sức khỏe gia đình

Say sóng khi đi tàu

Kiến thức chung

Khi đi tàu trên sông biển, đôi khi bạn phải trải qua những cảm giác rất khó chịu được gọi là say sóng. Người bị say sóng thường nôn mửa, nhức đầu, chóng mặt, có cảm giác thân thể rất nặng nề, toát mồ hôi khắp người... Trong một số trường hợp, tim có thể đập nhanh hoặc thở gấp, hơi thở ngắn.

Đây là một hiện tượng rất thông thường. Các nhà nghiên cứu cho biết có chừng 30% người đi biển bị say sóng trong điều kiện thông thường, và đến 90% trong những điều kiện xấu như khi biển động, có sóng lớn.

Một số người không chịu nổi những cảm giác khó chịu của việc say sóng, và họ thấy tốt nhất là tránh xa việc đi tàu. Tuy nhiên, vấn đề không đến mức nghiêm trọng như vậy. Với một số kiến thức nhất định, bạn có thể vẫn có khả năng thưởng thức những giờ tuyệt vời lênh đênh trên sóng nước mà không phải chịu đựng cơn say sóng quá đáng.

Những điều nên làm

–  Tránh đi tàu trên sông, biển vào những ngày thời tiết xấu. Gió mạnh và sóng to là nguyên nhân khiến bạn rất khó có thể tránh được việc say sóng.

–  Chọn đi loại tàu lớn, nhất là khi đi xa. Tàu càng lớn, khả năng bị say sóng của bạn càng ít hơn. Điều này dễ hiểu, vì thuyền lớn có khả năng ổn định thăng bằng, ít bị nhồi trên sóng nước.

–  Nên ở giữa tàu, đừng đi ra mũi tàu. Các mũi tàu chuyển động nhiều hơn, trong khi phần giữa tàu thường được giữ ổn định hơn.

–  Tránh không đi tàu vào những lúc bạn đang có vấn đề về tai nghe. Trong tai chúng ta có một lượng nhỏ chất lỏng giúp tạo ra cảm giác thăng bằng. Khi lượng chất lỏng này không ổn định, bạn có cảm giác chóng mặt và buồn nôn. Nói chính xác, cảm giác buồn nôn và chóng mặt khi bạn say sóng là xuất phát từ đây. Vì vậy, nếu bạn đang có vấn đề về tai nghe và đi tàu trong lúc đó, bạn có thể nhận lãnh những hậu quả nghiêm trọng hơn bình thường.

–  Dùng một loại thuốc chống say sóng có bán sẵn trên thị trường. Có các dạng thuốc uống, thuốc chích và thuốc dán. Loại thuốc dán được xem là có ưu điểm nhất, vì chúng ít gây phản ứng phụ và có thời gian tác dụng kéo dài. Thuốc chích hoặc thuốc viên chỉ công hiệu trong vòng 2 giờ, trong khi thuốc dán có thể kéo dài đến 8 giờ. Tuy nhiên, bạn phải dùng thuốc dán đúng cách. Nên dán vào bên dưới vành tai, thuốc dần dần thấm vào da và tạo hiệu quả cao nhất sau khoảng 4 giờ. Vì vậy, bạn cần tính toán để dùng thuốc trước khi lên tàu ít nhất là 4 giờ. Cácphản ứng phụ có thể có là cảm giác khô miệng, hoa mắt hoặc đôi khi hơi nhức đầu. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

–  Giữ ấm cho cơ thể. Mặc y phục giữ ấm đầy đủ có thể giúp tăng khả năng đề kháng của cơ thể chống lại cơn say sóng.

–  Ăn nhiều thức ăn, nhưng không ăn một lần quá nhiều, mà chia ra làm nhiều lần, mỗi lần một ít. Tốt nhất là các món ăn nhẹ, dễ tiêu.

–  Uống một ít nước gừng nóng, hoặc dùng loại thuốc viên bột gừng được chế biến sẵn.

–  Khi dạo chơi trên boong tàu, chỉ nhìn ra xa hướng chân trời, tránh nhìn xuống dòng nước chảy hoặc những vật thể gần tàu.

–  Thường xuyên dùng tay chà xát vùng da giữa ngón tay cái và ngón trỏ. Nhiều người đã xác định việc xoa bóp như thế giúp họ giảm bớt cảm giác nôn mửa.


Từ Khóa:

Say sóng khi đi tàu || Cẩm nang sức khỏe gia đình || Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày ||


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem thêm Cẩm nang sức khỏe gia đình

Rối loạn đường trong máu

Chế độ ăn khi đang dùng thuốc

Chống dị ứng

Tác dụng phụ của thuốc

Ngộ độc thực phẩm

Nhiễm độc kim loại

Say rượu bia

Mệt mỏi sau khi đi xa bằng máy bay

Táo bón

Tiêu chảy

Bệnh trĩ

Ợ chua

Nấc cụt

Hen suyễn

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo