Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Quái vật hồ loch ness và loài khủng long cổ dài dưới nước

Quái vật hồ loch ness và loài khủng long cổ dài dưới nước. Bách Khoa Tri Thức

Hình minh họa: Quái vật hồ loch ness và loài khủng long cổ dài dưới nước. Bách Khoa Tri Thức

(Nguồn ảnh: Internet)


Quái vật hồ loch ness và loài khủng long cổ dài dưới nước

Ngày 9 tháng 10 năm 1987, trên hồ Loch Ness tươi đẹp ở miền bắc Scotland, hai mươi chiếc du thuyền được trang bị máy móc đo lường khoa học hiện đại, bắt đầu một cuộc khảo sát khoa học với quy mô lớn. Lần khảo sát do các nhà khoa học Anh và Mỹ hợp tác tiến hành này đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới, vì thông qua lần khảo sát này, nhân loại có thể làm rõ trong hồ Loch Ness rốt cuộc có hay không loài quái thú mà người ta vẫn đồn đại hơn một trăm năm nay, nếu có thì chúng như thế nào?

Người ta phát hiện ra quái vật hồ Loch Ness sớm nhất là vào đầu thế kỷ XIX. Một ngày mùa thu năm 1802, một người nông dân tên Alexander Macdonald đang làm đổng bên hồ Loch Ness, đột nhiên, có tiếng sóng trào từ phía hồ dội đến. Anh ta giật mình ngẩng đầu nhìn về phía hồ, chỉ trông thấy một con quái thú không biết tả hình thù như thế nào ngoi lên khỏi mặt nước, vây vừa ngắn vừa thô, giống như mái chèo đang quạt nước, bơi ra giữa hồ. Lúc đó con quái thú chỉ còn cách người nông dân này khoảng bốn mươi mét.

Mùa hè năm 1880, có thêm nhiều người đã tận mắt nhìn thấy con quái thú này. Một hôm, sau buổi trưa, rất nhiều du khách tới hóng mát ở bên hồ, mặt hồ vô cùng phẳng lặng, một vài chiếc du thuyền đang chầm chậm di chuyển trên mặt hồ. Đột nhiên, mặt hồ dội lên một trận sóng lớn, chỉ trong nháy mắt đã làm lật tung một chiếc du thuyền, tất cả du khách đều rơi xuống nước. Lức đó có người đã nhìn thấy con quái thú ẩn hiện giữa làn sóng lớn, nó có cái đầu nhỏ hình tam giác, cổ dài và mảnh, toàn thân đen tuyền, tựa như loài “rồng” trong truyền thuyết vậy. Ngay sau đó, con quái vật lặn ngay xuống nước. Từ đó, tin đồn “phát hiện quái vật hồ Loch Ness” càng lan truyền khắp nước Anh.

Cũng vào năm đó, một người tên là Duncan Macdonald đã lặn xuống đáy hồ Loch Ness để kiểm tra xác của một chiếc thuyền bị đắm. Nhưng anh ta vừa lặn xuống nước không lâu, đã ra sức phát đi tín hiệu cầu cứu. Mọi người vội vã kéo anh ta lên khỏi mặt nước, lúc đó anh ta thần trí đã không còn tỉnh táo nữa. Sau khi tỉnh táo trở lại, anh ta nói với mọi người rằng, lúc dưới nước, khi anh ta đang định kiểm tra khung con thuyền bị đắm thì phát hiện ra có một con quái thú giống như con ếch khổng lồ đang nằm cách anh ta không xa. Con quái thú đó đã khiến anh ta sợ chết khiếp.

Năm mươi năm trôi qua, một buổi sớm tháng 8 năm 1933, bác sĩ thú y Grant đang men theo hồ Loch Ness để về nhà bằng xe máy, vô tình lại phát hiện ra một con quái vật khổng lổ đang nằm bò trên bờ. Grant cho rằng con quái thú này rất giống với loài khủng long đã bị tuyệt chủng, liền dừng xe lại quan sát tỉ mỉ. Con quái vật lúc đó liền phát ra những tiếng gầm gừ, như đang cảnh báo Grant đừng tới gần nó, sau đó quay mình và lặn xuống nước. Khi đó, cặp vợ chồng George Spaicer người địa phương cũng nhìn thấy con quái vật khổng lổ đó đi từ bờ hồ lặn dần vào trong nước, trên mặt hồ còn thấy nhô lên cái sống lưng như hai cái bướu lạc đà của nó. Họ cho biết, da con quái vật này rất khô ráp, có màu đen nhạt, cổ nhỏ và dài, có thể lắc lư linh hoạt giống như đầu rắn. Mình nó dài khoảng mười lăm mét, là con thú khổng lồ sống trong nước mà họ chưa từng nhìn thấy bao giờ. Năm sau, cảnh sát Alex Campell cũng đã phát hiện ra con quái vật này trên mặt nước hồ Loch Ness. ông đã sống bên hồ Loch Ness năm mươi năm, tổng cộng nhìn thấy con quái vật đó mười chín lần.

Sau khi việc phát hiện ra quái thú trên hồ Loch Ness được đăng lên báo chí, đã thu hút sự chú ý của hàng trăm hàng nghìn người. Họ không ngại ngàn dặm đường xa tới hồ Loch Ness, hy vọng có thể một lần được nhìn thấy hình dạng của con quái thú. Còn có những nhà thám hiểm có tham vọng muốn bắt được được nó. Tới thăm dò hồ Loch Ness sớm nhất là một thiếu tá hải quân người Anh tên là Gorde. Anh ta cùng bốn viên cảnh sát địa phương đã Châu chực bên bờ hồ hơn hai mươi ngày, nhưng đến bóng dáng của nó cũng chẳng thấy đâu. Sau này, anh ta đã đến hỏi thăm hơn năm mươi người từng nhìn thấy con quái thú, sắp xếp lại cảnh tượng mà họ đã nhìn thấy, miêu tả lại một cách toàn diện hình dạng của con quái thú hồ Loch Ness.

Năm 1934, bác sĩ Wilson đến từ London cuối cùng cũng đã có cơ hội chụp được ảnh của con quái thú hồ Loch Ness. Từ trong ảnh chúng ta có thể thấy một con quái vật cổ nhỏ dài, đầu nhỏ. Cho dù có người cho rằng bức ảnh mà bác sĩ Wilson chụp được chẳng qua chỉ là một cái vây cá, nhưng phát hiện này vẫn làm dậy lên một làn sóng hiếu kì đối với rất nhiều người.

Kể từ lần đầu tiên báo chí Anh đăng tải bài về quái vật hồ Loch Ness vào năm 1933, trong vòng hơn năm mươi năm lẩn lượt đã có hơn ba nghìn người tự xưng là đã chính mắt nhìn thấy con quái thú đó. Rất nhiều nhà thám hiểm và nhà khoa học còn sử dụng các loại máy móc đo lường và thu được các tài liệu liên quan đến con quái thú hồ Loch Ness. Năm 1936, có người đã quay được đoạn phim đầu tiên về hoạt động của con quái thú. Năm 1955 còn có người chụp được bức ảnh hai cái bướu lạc đà của nó lộ ra trên mặt hồ.

Ngày 21 tháng 10 năm 1972, một người lính Anh đã giải ngũ tên Serre lái một chiếc thuyền cao su tới hồ Loch Ness quan sát. Khi còn cách xa khoảng chừng hai trăm mét, con quái thú hồ Loch Ness nổi lên trên mặt nước. Nó nhìn chiếc thuyền nhỏ khoảng hai mươi giây, sau đó chìm xuống nước, bơi sang mặt bên kia chiếc thuyền. Serre có tất cả ba mươi giây để quay lại hình ảnh của nó. Nhưng anh ta phát hiện con quá thú này chỉ dài hơn năm mét, có hai cái bướu lạc đà nổi lên trên mặt nước, trên cái cổ vừa nhỏ vừa dài có một cái đầu nhỏ, thân mình nhỏ hơn nhiều so với con quái thú mà người ta miêu tả kể lại. Thế là người ta cho rằng hồ Loch Ness rất có thể không chỉ có một con quái thú.

Tổ nghiên cứu của viện nghiên cứu khoa học ứng dụng Mỹ dưới sự dẫn dắt của nhà khoa học Lyons đã thực hiện nghiên cứu quái thú hồ Loch Ness bằng thiết bị quan sát đo đạc dưới nước. Năm 1972, họ đã sử dụng máy chụp hình dưới nước và chụp được hình ảnh khiến người ta tin phục và giật mình: bức ảnh hiện lên một cái vây dẹt dài khoảng hai mét, hình quả trám. Tháng 6 năm 1975, họ chụp lại được hình ảnh thân mình và phần đầu quái thú hồ Loch Ness đang hoạt động ở dưới nước. Mình nó dài khoảng 6,5 mét, cổ dài từ 2,1 đến 3,7 mét. Sau này, các nhà khoa học người Mỹ này đã sử dụng máy đo lường thăm dò bằng âm thanh ghi lại được một con quái thú dài hơn mười lăm mét, phía sau còn có ba con thú nhỏ nữa. Họ còn huấn luyện riêng hai con cá heo chuyên truy tìm tung tích quái thú. Cá heo là sinh vật thông minh nhất trong đại dương, chúng biết cõng máy quay dưới nước tìm kiếm quái thú hồ Loch Ness, và quay lại hình ảnh.

Nhiều năm sau, người ta vẫn tìm kiếm quái thú hồ Loch Ness không biết mệt mỏi. Nhưng ngoài một số bức ảnh, mấy đoạn phim ra, thì ngay đến một vật chứng đủ sức chứng minh sự tồn tại của nó cũng không tìm được, cho dù là một cục xương. Có người đã nảy sinh nghi ngờ về sự tồn tại của quái thú hồ Loch Ness. Có người còn cho rằng, cái gọi là quái vật hồ Loch Ness chẳng qua là những thanh gỗ mục từ đáy sông nổi lên, sau khi trôi nổi trên mặt nước, chúng thải ra ngoài khí bên trong rồi lại chìm xuống đáy hồ. Củng có người cho rằng tất cả chỉ là ảo giác, mọi người nhìn rái cá, quạ, hươu mà nhầm thành quái thú.

Cuộc khảo sát ngày 9 tháng 10 năm 1987 của các nhà khoa học Anh và Mỹ tại hồ Loch Ness là vô cùng chặt chẽ, cẩn thận, máy móc mà họ sử dụng có thể phân biệt được cả những con cá nhỏ chỉ dài vài millimet. Vì thế động vật dưới đáy hồ Loch Ness dù kích cỡ như thế nào cũng không thể trốn thoát được. Trong quá trình khảo sát ba ngày đó, thiết bị đã từng ba lẩn phát hiện “một vật thể di động khổng lồ”, nhưng nhìn từ hình ảnh sau khi được máy tính xử lý, lại rất khó miêu tả đó là hình dạng gì. Có thể đó là một con cá lớn hoặc một vật gì đó khác, vì thế vẫn rất khó xác định hồ Loch Ness rốt cuộc có quái thú hay không.

Nhưng có nhiều người tin rằng, ảo giác chỉ có thể xảy ra ở một số người cá biệt chứ không thể nhiều người như vậy cùng có ảo giác. Một số nhà khoa học cho rằng, quái vật ở hồ Loch Ness là hậu duệ của loài khủng long cổ dài dưới nước Plesiosaur đã bị tuyệt chủng. Khủng long cổ dài Plesiosaur xuất hiện vào khoảng một trăm tám mươi triệu năm trước và bị tuyệt chủng vào khoảng sáu mươi triệu năm trước, là một loài “họ hàng xa” với khủng long. Theo phân tích hóa thạch, cổ khủng long cổ dài Plesiosaur nhỏ dài, đầu nhỏ hơn thân mình rất nhiều. Mình nó ngắn rộng, và dẹt, có răng sắc nhọn, là một loài bò sát ăn thịt hung dữ. Phần bụng của khủng long cổ dài Plesiosaur có hai đôi chần vây, có thể quạt nước bơi, còn có thể dùng chân vây chống đỡ để cơ thể trườn bò trên đất giống như báo biển.

Khủng long Plesiosaur

Vậy, khủng long cổ dài Plesiosaur sống trong đại dương làm sao có thể vào được hồ Loch Ness? Các nhà khoa học giải thích, ở hẻm lớn Scotland có ba hồ dài và hẹp là hồ Loch Ness, hồ Losh Oich, và hồ Losh Lochy. Ngày xưa, hồ Loch Ness và đại dương thông với nhau. Do lục địa dịch chuyền, nên một trăm hai mươi triệu năm trước cửa hồ Loch Ness đổ ra biển bị chặn lấp, thế là một số động vật biển vào hồ Loch Ness, bao gốm cả khủng long cổ dài Plesiosaur bị nhốt lại trong hồ. Ở đây thực vật phong phú, môi trường thích hợp, lại không có những loài kẻ thù đáng sợ, nên khủng long cổ dài Plesiosaur liền ở lại đây và sinh sôi nảy nở, còn khùng long cổ dài Plesiosaur ở các vùng biển đều lần lượt bị tuyệt chủng hết.

Nếu kết luận này là chính xác, thì tất có một ngày chúng ta sẽ được nhìn thấy diện mạo thật của quái thú hồ Loch Ness, hé lộ bí mật của tự nhiên này. Nếu hậu duệ của khủng long cổ dài Plesiosaur vẫn còn sống trên thế giới này, một ngày nào đó, các nhà khoa học cũng sẽ tìm thấy con quái thú trong truyền thuyết.

Quái vật hồ loch ness và loài khủng long cổ dài dưới nước

Ngày 9 tháng 10 năm 1987, trên hồ Loch Ness tươi đẹp ở miền bắc Scotland, hai mươi chiếc du thuyền được trang bị máy móc đo lường khoa học hiện đại, bắt đầu một cuộc khảo sát khoa học với quy mô lớn. Lần khảo sát do các nhà khoa học Anh và Mỹ hợp tác tiến hành này đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới, vì thông qua lần khảo sát này, nhân loại có thể làm rõ trong hồ Loch Ness rốt cuộc có hay không loài quái thú mà người ta vẫn đồn đại hơn một trăm năm nay, nếu có thì chúng như thế nào?

Người ta phát hiện ra quái vật hồ Loch Ness sớm nhất là vào đầu thế kỷ XIX. Một ngày mùa thu năm 1802, một người nông dân tên Alexander Macdonald đang làm đổng bên hồ Loch Ness, đột nhiên, có tiếng sóng trào từ phía hồ dội đến. Anh ta giật mình ngẩng đầu nhìn về phía hồ, chỉ trông thấy một con quái thú không biết tả hình thù như thế nào ngoi lên khỏi mặt nước, vây vừa ngắn vừa thô, giống như mái chèo đang quạt nước, bơi ra giữa hồ. Lúc đó con quái thú chỉ còn cách người nông dân này khoảng bốn mươi mét.

Mùa hè năm 1880, có thêm nhiều người đã tận mắt nhìn thấy con quái thú này. Một hôm, sau buổi trưa, rất nhiều du khách tới hóng mát ở bên hồ, mặt hồ vô cùng phẳng lặng, một vài chiếc du thuyền đang chầm chậm di chuyển trên mặt hồ. Đột nhiên, mặt hồ dội lên một trận sóng lớn, chỉ trong nháy mắt đã làm lật tung một chiếc du thuyền, tất cả du khách đều rơi xuống nước. Lức đó có người đã nhìn thấy con quái thú ẩn hiện giữa làn sóng lớn, nó có cái đầu nhỏ hình tam giác, cổ dài và mảnh, toàn thân đen tuyền, tựa như loài “rồng” trong truyền thuyết vậy. Ngay sau đó, con quái vật lặn ngay xuống nước. Từ đó, tin đồn “phát hiện quái vật hồ Loch Ness” càng lan truyền khắp nước Anh.

Cũng vào năm đó, một người tên là Duncan Macdonald đã lặn xuống đáy hồ Loch Ness để kiểm tra xác của một chiếc thuyền bị đắm. Nhưng anh ta vừa lặn xuống nước không lâu, đã ra sức phát đi tín hiệu cầu cứu. Mọi người vội vã kéo anh ta lên khỏi mặt nước, lúc đó anh ta thần trí đã không còn tỉnh táo nữa. Sau khi tỉnh táo trở lại, anh ta nói với mọi người rằng, lúc dưới nước, khi anh ta đang định kiểm tra khung con thuyền bị đắm thì phát hiện ra có một con quái thú giống như con ếch khổng lồ đang nằm cách anh ta không xa. Con quái thú đó đã khiến anh ta sợ chết khiếp.

Năm mươi năm trôi qua, một buổi sớm tháng 8 năm 1933, bác sĩ thú y Grant đang men theo hồ Loch Ness để về nhà bằng xe máy, vô tình lại phát hiện ra một con quái vật khổng lổ đang nằm bò trên bờ. Grant cho rằng con quái thú này rất giống với loài khủng long đã bị tuyệt chủng, liền dừng xe lại quan sát tỉ mỉ. Con quái vật lúc đó liền phát ra những tiếng gầm gừ, như đang cảnh báo Grant đừng tới gần nó, sau đó quay mình và lặn xuống nước. Khi đó, cặp vợ chồng George Spaicer người địa phương cũng nhìn thấy con quái vật khổng lổ đó đi từ bờ hồ lặn dần vào trong nước, trên mặt hồ còn thấy nhô lên cái sống lưng như hai cái bướu lạc đà của nó. Họ cho biết, da con quái vật này rất khô ráp, có màu đen nhạt, cổ nhỏ và dài, có thể lắc lư linh hoạt giống như đầu rắn. Mình nó dài khoảng mười lăm mét, là con thú khổng lồ sống trong nước mà họ chưa từng nhìn thấy bao giờ. Năm sau, cảnh sát Alex Campell cũng đã phát hiện ra con quái vật này trên mặt nước hồ Loch Ness. ông đã sống bên hồ Loch Ness năm mươi năm, tổng cộng nhìn thấy con quái vật đó mười chín lần.

Sau khi việc phát hiện ra quái thú trên hồ Loch Ness được đăng lên báo chí, đã thu hút sự chú ý của hàng trăm hàng nghìn người. Họ không ngại ngàn dặm đường xa tới hồ Loch Ness, hy vọng có thể một lần được nhìn thấy hình dạng của con quái thú. Còn có những nhà thám hiểm có tham vọng muốn bắt được được nó. Tới thăm dò hồ Loch Ness sớm nhất là một thiếu tá hải quân người Anh tên là Gorde. Anh ta cùng bốn viên cảnh sát địa phương đã Châu chực bên bờ hồ hơn hai mươi ngày, nhưng đến bóng dáng của nó cũng chẳng thấy đâu. Sau này, anh ta đã đến hỏi thăm hơn năm mươi người từng nhìn thấy con quái thú, sắp xếp lại cảnh tượng mà họ đã nhìn thấy, miêu tả lại một cách toàn diện hình dạng của con quái thú hồ Loch Ness.

Năm 1934, bác sĩ Wilson đến từ London cuối cùng cũng đã có cơ hội chụp được ảnh của con quái thú hồ Loch Ness. Từ trong ảnh chúng ta có thể thấy một con quái vật cổ nhỏ dài, đầu nhỏ. Cho dù có người cho rằng bức ảnh mà bác sĩ Wilson chụp được chẳng qua chỉ là một cái vây cá, nhưng phát hiện này vẫn làm dậy lên một làn sóng hiếu kì đối với rất nhiều người.

Kể từ lần đầu tiên báo chí Anh đăng tải bài về quái vật hồ Loch Ness vào năm 1933, trong vòng hơn năm mươi năm lẩn lượt đã có hơn ba nghìn người tự xưng là đã chính mắt nhìn thấy con quái thú đó. Rất nhiều nhà thám hiểm và nhà khoa học còn sử dụng các loại máy móc đo lường và thu được các tài liệu liên quan đến con quái thú hồ Loch Ness. Năm 1936, có người đã quay được đoạn phim đầu tiên về hoạt động của con quái thú. Năm 1955 còn có người chụp được bức ảnh hai cái bướu lạc đà của nó lộ ra trên mặt hồ.

Ngày 21 tháng 10 năm 1972, một người lính Anh đã giải ngũ tên Serre lái một chiếc thuyền cao su tới hồ Loch Ness quan sát. Khi còn cách xa khoảng chừng hai trăm mét, con quái thú hồ Loch Ness nổi lên trên mặt nước. Nó nhìn chiếc thuyền nhỏ khoảng hai mươi giây, sau đó chìm xuống nước, bơi sang mặt bên kia chiếc thuyền. Serre có tất cả ba mươi giây để quay lại hình ảnh của nó. Nhưng anh ta phát hiện con quá thú này chỉ dài hơn năm mét, có hai cái bướu lạc đà nổi lên trên mặt nước, trên cái cổ vừa nhỏ vừa dài có một cái đầu nhỏ, thân mình nhỏ hơn nhiều so với con quái thú mà người ta miêu tả kể lại. Thế là người ta cho rằng hồ Loch Ness rất có thể không chỉ có một con quái thú.

Tổ nghiên cứu của viện nghiên cứu khoa học ứng dụng Mỹ dưới sự dẫn dắt của nhà khoa học Lyons đã thực hiện nghiên cứu quái thú hồ Loch Ness bằng thiết bị quan sát đo đạc dưới nước. Năm 1972, họ đã sử dụng máy chụp hình dưới nước và chụp được hình ảnh khiến người ta tin phục và giật mình: bức ảnh hiện lên một cái vây dẹt dài khoảng hai mét, hình quả trám. Tháng 6 năm 1975, họ chụp lại được hình ảnh thân mình và phần đầu quái thú hồ Loch Ness đang hoạt động ở dưới nước. Mình nó dài khoảng 6,5 mét, cổ dài từ 2,1 đến 3,7 mét. Sau này, các nhà khoa học người Mỹ này đã sử dụng máy đo lường thăm dò bằng âm thanh ghi lại được một con quái thú dài hơn mười lăm mét, phía sau còn có ba con thú nhỏ nữa. Họ còn huấn luyện riêng hai con cá heo chuyên truy tìm tung tích quái thú. Cá heo là sinh vật thông minh nhất trong đại dương, chúng biết cõng máy quay dưới nước tìm kiếm quái thú hồ Loch Ness, và quay lại hình ảnh.

Nhiều năm sau, người ta vẫn tìm kiếm quái thú hồ Loch Ness không biết mệt mỏi. Nhưng ngoài một số bức ảnh, mấy đoạn phim ra, thì ngay đến một vật chứng đủ sức chứng minh sự tồn tại của nó cũng không tìm được, cho dù là một cục xương. Có người đã nảy sinh nghi ngờ về sự tồn tại của quái thú hồ Loch Ness. Có người còn cho rằng, cái gọi là quái vật hồ Loch Ness chẳng qua là những thanh gỗ mục từ đáy sông nổi lên, sau khi trôi nổi trên mặt nước, chúng thải ra ngoài khí bên trong rồi lại chìm xuống đáy hồ. Củng có người cho rằng tất cả chỉ là ảo giác, mọi người nhìn rái cá, quạ, hươu mà nhầm thành quái thú.

Cuộc khảo sát ngày 9 tháng 10 năm 1987 của các nhà khoa học Anh và Mỹ tại hồ Loch Ness là vô cùng chặt chẽ, cẩn thận, máy móc mà họ sử dụng có thể phân biệt được cả những con cá nhỏ chỉ dài vài millimet. Vì thế động vật dưới đáy hồ Loch Ness dù kích cỡ như thế nào cũng không thể trốn thoát được. Trong quá trình khảo sát ba ngày đó, thiết bị đã từng ba lẩn phát hiện “một vật thể di động khổng lồ”, nhưng nhìn từ hình ảnh sau khi được máy tính xử lý, lại rất khó miêu tả đó là hình dạng gì. Có thể đó là một con cá lớn hoặc một vật gì đó khác, vì thế vẫn rất khó xác định hồ Loch Ness rốt cuộc có quái thú hay không.

Nhưng có nhiều người tin rằng, ảo giác chỉ có thể xảy ra ở một số người cá biệt chứ không thể nhiều người như vậy cùng có ảo giác. Một số nhà khoa học cho rằng, quái vật ở hồ Loch Ness là hậu duệ của loài khủng long cổ dài dưới nước Plesiosaur đã bị tuyệt chủng. Khủng long cổ dài Plesiosaur xuất hiện vào khoảng một trăm tám mươi triệu năm trước và bị tuyệt chủng vào khoảng sáu mươi triệu năm trước, là một loài “họ hàng xa” với khủng long. Theo phân tích hóa thạch, cổ khủng long cổ dài Plesiosaur nhỏ dài, đầu nhỏ hơn thân mình rất nhiều. Mình nó ngắn rộng, và dẹt, có răng sắc nhọn, là một loài bò sát ăn thịt hung dữ. Phần bụng của khủng long cổ dài Plesiosaur có hai đôi chần vây, có thể quạt nước bơi, còn có thể dùng chân vây chống đỡ để cơ thể trườn bò trên đất giống như báo biển.

Khủng long Plesiosaur

Vậy, khủng long cổ dài Plesiosaur sống trong đại dương làm sao có thể vào được hồ Loch Ness? Các nhà khoa học giải thích, ở hẻm lớn Scotland có ba hồ dài và hẹp là hồ Loch Ness, hồ Losh Oich, và hồ Losh Lochy. Ngày xưa, hồ Loch Ness và đại dương thông với nhau. Do lục địa dịch chuyền, nên một trăm hai mươi triệu năm trước cửa hồ Loch Ness đổ ra biển bị chặn lấp, thế là một số động vật biển vào hồ Loch Ness, bao gốm cả khủng long cổ dài Plesiosaur bị nhốt lại trong hồ. Ở đây thực vật phong phú, môi trường thích hợp, lại không có những loài kẻ thù đáng sợ, nên khủng long cổ dài Plesiosaur liền ở lại đây và sinh sôi nảy nở, còn khùng long cổ dài Plesiosaur ở các vùng biển đều lần lượt bị tuyệt chủng hết.

Nếu kết luận này là chính xác, thì tất có một ngày chúng ta sẽ được nhìn thấy diện mạo thật của quái thú hồ Loch Ness, hé lộ bí mật của tự nhiên này. Nếu hậu duệ của khủng long cổ dài Plesiosaur vẫn còn sống trên thế giới này, một ngày nào đó, các nhà khoa học cũng sẽ tìm thấy con quái thú trong truyền thuyết.


Từ Khóa:

Quái vật hồ loch ness và loài khủng long cổ dài dưới nước || Bách Khoa Tri Thức || Khám phá thế giới


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem Thêm Về Bách Khoa Tri Thức

Tại sao cảnh sát giao thông có thể biết được tốc độ xe của bạn?

Khi bạn chạy xe quá tốc độ bạn sẽ bị phát hiện và xử phạt do chạy quá tốc độ. Vậy cảnh sát làm thế nào biết được bạn chạy xe quá tốc độ qui định?

Tại sao súng bắn tốc độ có thể đo được tốc độ xe?

Khi một chiếc tàu hoả kéo còi chuyển động về phía bạn, tiếng còi càng ngày càng to hơn, nếu tàu chuyển động ra xa bạn, tiếng còi sẽ ngày một nhỏ dần, hơn nữa, nếu tốc độ của tàu càng nhanh thì âm thanh của tiếng còi sẽ thay đổi. Súng bắn tốc độ được nghiên

Tại sao xăng không chì lại tốt hơn xăng có chì?

Ôtô là một trong những phương tiện giao thông chủ yếu ở các thành phố hiện đại. Hàng ngàn hàng vạn chiếc ôtô đi lại trong các thành phố, các ngõ ngách đã đem lại sự tiện lợi trong việc đi lại của mọi người nhưng đồng thời cũng là một trong những nguyên nhâ

Tại sao khi đi đường có nhiều sương mù đèn của ôtô lại có màu vàng?

Đi xe trên những đoạn đường có nhiều sương mù rất nguy hiểm do sương mù làm cản trở tầm nhìn của lái xe. Các xe chạy tốc độ cao không thể quan sát được nhau, vì thế rất dễ xảy ra tai nạn.

Tại sao xe đua công thức I có kiểu dáng rất đặc biệt?

Khi theo dõi những trận đua xe công thức một trên tivi, bạn thấy những chiếc xe này chạy rất nhanh, phóng như bay hết vòng này đến vòng khác khiến khán giả vô cùng hưng phấn. Nhưng kiểu dáng của những chiếc xe đua này không giống như những chiếc xe ôtô thô

Tại sao gọi là xe ôtô địa hình?

Xe ôtô địa hình chính là chiếc xe Jeep chúng ta thường thấy. Các xe ôtô thông thường chủ yếu chạy trên đường bằng phẳng, còn xe Jeep lại là một xe chuyên dụng được thiết kế để chạy trên địa hình vùng núi hiểm trở.

Những quái thú xuất hiện trên lục địa

“Người thú” có lẽ cũng được coi là một loài động vật kì dị sống trên lục địa. Thật ra những con quái thú vẫn sống trên lục địa còn rất nhiều. Chúng có hình dạng kì lạ, hành động kì quái. Song những người may mắn được nhìn thấy chúng không nhiều.

Bí mật về thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là loài động vật lạ quý hiếm thế giới đã được Darwin gọi là “loài động vật không thể không thể tưởng tượng được”. Điểu làm người ta bất ngờ là nó có thể thông qua nhận biết điện trường để săn bắt con mồi.

Bí mật vé quái thú dưới nước

Trên thế giới, những động vật kì lạ như quái vật hồ Loch Ness, đã được phát hiện ở cả dưới nước lẫn trên mặt đất, chúng có hình dạng ki dị, có loài còn không để lại tung tích. Những con quái vật dưới nước mà chúng tôi nói đến dưới đây, nhiều năm nay người

Bí mật về sư tử châu mỹ tại surrey

Vài trăm năm nay, tin tức về việc phát hiện những loài động vật kì dị ở khắp nơi trên thế giới xuất hiện liên tục. Những năm gần đây những câu chuyện lan truyền kiểu này cũng thỉnh thoảng xuất hiện. Có những điều làm người ta thực sự sừng sốt: có những loà

Có "người thú" hay không

Người thú là một loại động vật hoang dã có những đặc trưng của con người nhưng không phải con người. Nhiều năm trở lại đây đã có không ít quốc gia trên thế giới đã phát hiện thấy tung tích của người thú. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có ai có thế bắt được

Sự săn mồi và sinh tồn của động vật

Tôi đã từng đến thăm trại nuôi hổ Đông Bắc nổi tiếng của thành phố Hải Lâm tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Trại nuôi hổ này nằm trong rừng thuộc vùng ngoại ô thành phố Hải Lầm, bao quanh bốn mặt đều là những dãy núi. Năm đó, câu chuyện về người trinh sát

Những sinh vật ngủ trong nham thạch

Trên thế giới thường xảy ra những việc quái lạ ngoài dự đoán của chúng ta. Có những chuyện khiến cho con người hết sức kinh ngạc. Có những chuyện khiến người ta không thể nào lý giải được. Và cũng có những câu chuyện mà cho đến nay con người vẫn không tìm

Những điều thú vị về loài voi

Trên mặt đất, voi là loài động vật to lớn nhất. Voi cũng là loài động vật được trẻ em rất yêu thích nhất. Chúng không chỉ thông minh, hiểu tính người mà còn chăm chỉ cần cù. Sau khi trải qua huấn luyện, chúng có thể làm rất nhiều việc cho con người.

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo