Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Những kiến thức xung quanh việc uống trà - Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc


Phụ lục: Những kiến thức xung quanh việc uống trà

I. Pha trà và việc sử dụng nước với những điều đáng quan tâm

Văn hoá trà của người Trung Quốc đã có lịch sử lâu đời, chỉ riêng việc pha trà và sử dụng nước cũng đã có biết bao câu chuyện trần thuật lại từ xưa tới nay. Lục Vũ Tăng trong cuốn “Trà kinh” đã chỉ rõ ra rằng: “Nước của nó, dùng nước suối, nước sông và nước giếng. Nước suối của nó, lựa chọn nước suối trong suốt trên dòng nước chảy xiết”.

Dường như bất cứ người Trung Quốc nào cũng đều biết tới hai chữ “Trà đạo”, Trà Long Tỉnh và suối hổ chạy của Hàng Châu được coi là hai thứ tuyệt diệu nhất của Tây Hồ, điều này cũng đủ để nhấn mạnh lấy nước suối để pha trà là tuyệt vời nhất. Bởi vì nước suối được chắt lọc qua rất nhiều tầng nham thạch, tương đương với việc chúng ta tiến hành lọc nước rất nhiều lần.

Nguồn nước này không hề có lẫn tạp chất, chất lượng nước mềm, sạch, ngọt mà lại chứa nhiều chất vô cơ. Trà nếu được pha với nước suối sẽ trở nên trong hơn, sáng hơn, có thể phát huy một cách đầy đủ sắc, hương, vị của lá trà.

Tiếp đó là có thể sử dụng nước giếng để pha trà, bởi vì nước ở giếng sâu cũng có một chút tính chất của nước giếng, đồng thời chất lượng nước ngọt, đẹp. Thông thường mà nói, nước ở dưới tầng sâu cũng có được sự bảo vệ của các tầng nước khác, ô nhiễm sẽ giảm đi, chất lượng nước sạch sẽ; trái ngược lại là nước tầng đất nông sẽ bị ô nhiễm bởi mặt đất, chất lượng nước cũng tương đối kém. Cho nên nước được lấy ở giếng sâu sẽ tốt hơn là lấy ở giếng nông. Tiếp đó là nước giếng ở trong các thành phố, nguồn nước ở đây thường bị ô nhiễm nhiều, có vị mặn hơn, không thích hợp để pha trà; còn nguồn nước giếng ở nông thôn chịu sự ô nhiễm giảm, chất lượng nước tốt, thích hợp cho việc pha trà. Đương nhiên, cũng có sự ngoại lệ, như giếng Bạch Sa rất nổi tiếng nằm trong thành Trường Giang – Hồ Nam. Nguồn nước ở giếng này bắt nguồn từ trong tầng nham thạch, chất lượng nước tốt, hơn nữa nước ở sông Trường Giang không bao giờ ngừng chảy nên khi lấy nước ở đây pha trà cũng có được hương vị tốt nhất cho trà.

Đối với việc sử dụng nước để pha trà vẫn biết rằng lấy nước suối ngầm là tốt nhất, nhưng nước ở những nơi lưu động như nước sông dùng để pha trà cũng không có chút thua kém gì.

Hứa Thứ Thư đời Minh của Trung Quốc trong cuốn “Trà sớ” co viết rằng: Nước ở sông Hoàng Hà là thứ nước từ trên trời rơi xuống, nước có màu đục của đất, sau khi để lắng lại thì nước sẽ trong, hương vị cũng từ đó mà toả ra. Câu nói này đã nói rõ nước ở sông hồ bất luận là có độ đục cao như thế nào nhưng sau khi để lắng và nước trong thì vẫn có thể sử dụng được để pha trà. Thật sự mà nói, nước ở sông hồ rất dễ bị ô nhiễm, trong cuốn “Trà kinh” của đời Đường đã từng khuyến cáo: “Nước ở sông hồ, nên lấy nước ở chỗ cách xa nơi người ở”. Cho nên đối với nước sông cần phải lấy ở nguồn nước cách xa nơi con người sinh sống. Khi sử dụng nguồn nước lưu động như nước suối, nước sông để pha trà tiền đề là phải đun sôi thật kĩ, bởi vì nhữngloại nước này phần lớn là nước cứng tạm thời, rất dễ kết hợp cùng với nhiều phenol trà có trong lá trà, không chỉ khiến cho nước trà có màu sắc không được tươi sáng mà còn có thể ảnh hưởng tới màu sắc của lá trà và chất lượng, hương vị của trà khi pha.

Trong những thành phố hiện đại phần lớn con người sử dụng nước máy, loại nước này phần lớn cũng là loại nước cứng tạm thời. Nếu trước tiên trữ nước vào trong ang vại, đặt qua đêm ở một nơi yên tĩnh khiến cho lưu huỳnh phát tán đi mất, đồng thời kéo dài thời gian đun nước sôi. Nếu pha trà với loại nước sau khi đã được xử lý như vậy thì cũng vẫn sẽ duy trì được màu sắc tươi sáng, lúc này màu sắc và hương vị của trà cũng sẽ giống như khi chúng ta sử dụng nước tinh khiết để pha trà vậy.

II. Uống trà như thế nào là đúng cách nhất?

Ngày nay, uống trà đã trở thành một phần trong cuộc sống của con người, nhưng uống trà như thế nào mới là đúng đắn nhất? Phương pháp uống trà đã ngày càng được coi trọng, bởi nếu uống không đúng cách không những không thể hấp thụ được những thành phần dinh dưỡng có trà mà còn có thể gây hại cho bản thân. Vì vậy, khi uống trà cần phải chú ý một số điểm dưới đây:.

1. Uống trà sau khi ăn cơm khoảng nửa tiếng đồng hồ là thích hợp nhất, hơn nữa uống trà cũng không nên uống quá nhiều nếu không có thể dẫn tới những phản ứng không tốt như hưng phấn quá độ, nhịp tim đập nhanh, mất ngủ, đi tiểu nhiều v.v… Do canxi có trong nước tiểu bị mất đi quá nhiều, niêm mạc dạ dày bị kích thích quá lớn, uống trà đặc trong thời gian dài dễ dẫn tới xương cốt không được săn chắc và mắc chứng viêm loét dạ dày..

2. Trước khi đi ngủ không nên uống quá nhiều trà, nếu không có thể dẫn tới tinh thần tỉnh táo cao độ mà không có cách nào ngủ được, từ đó ảnh hưởng tới sự nghỉ ngơi của bản thân.

Buổi sáng uống một cốc trà có thể giúp cho đầu óc tỉnh táo, nâng cao tinh thần. Trong khi làm việc uống trà cũng có thể giúp tiêu trừ mỏi mệt, tăng cường sức sống, nâng cao khả năng tư duy phán đoán. Vừa hút thuốc vừa uống trà có thể làm giảm nhẹ chất độc hại có dầu thuốc là và chất nicotin. Khi xem tivi uống một chút trà có thể giúp cho việc phục hồi thị lực, đồng thời có thể làm tiêu trừ những nguy hại của những tia bức xạ yếu. Nói tóm lại, thời gian thích hợp nhất để uống trà là do con người, do môi trường, do điều kiện công việc mà có những sự khác nhau, không nhất định là uống trà trong một thời gian quy định nào đó mới là có lợi. Lấy mục đích giải khát để uống trà thì càng mang tính tuỳ ý, cứ khi nào khát là có thể uống.

Nhưng bất luận là hoàn cảnh nào uống trà cũng nên uống trà ấm, như vậy có thể phát huy một cách đầy đủ công hiệu của lá trà, duy trì được màu sắc, chất lượng và hương vị của nó. Tất cả những thành phần có ích có trong lá trà, khi nóng độ phân giải cao, cùng với sự tăng cao của nhiệt độ nước thì độ phân giải cũng dần dần tăng cao, hơn nữa dầu thơm có trong lá trà chỉ có thể phát huy khi ở nhiệt độ nước tương đối cao, hình thành nên mùi thơm hấp dẫn mọi người.

Sau khi trà bị nguội đi thì dầu thơm cũng không thể toả ra được hương thơm của nó.

Nói tóm lại, uống trà có 7 điều nên và không nên dưới đây:

(1). Nên uống trà ngay sau khi vừa pha xong, không nên uống trà đã pha để qua đêm.

(2). Không nên thiên thực đối với trà: Với nơi sản xuất, chế biến và những sản phẩm khác nhau của lá trà thì thành phần dinh dưỡng trong nó cũng khác nhau, cho nên trong cùng một thời gian có thể thay thế uống nhiều loại trà khác nhau.

(3). Nên duy trì thói quen uống trà nhưng không nên uống quá nhiều trong một lần hay uống trà đặc. Uống nhiều trà đặc có thể khiến cho chức năng dạ dày mất đi sự điều tiết, vì thế mọi người cần phải đặc biệt chú ý vấn đề này.

(4). Nên uống trà vào thời gian thích hợp.

(5). Uống trà sau bữa ăn và buổi trưa là tốt nhất, nhưng sẽ không thích hợp nếu uống trà trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ.

(6). Trà nên uống khi còn ấm, không nên uống khi còn quá nóng. Cái gọi là “trà nóng gây tổn thương tới ngũ tạng”, “trà ấm có thể khiến con người sống lâu”.

(7). Uống trà để giải khát chứ không nên dùng để uống thuốc. Trong lá trà có chứa một lượng lớn chất thuộc da, nếu sau khi uống thuốc lại uống trà ngay hoặc dùng nước trà để uống thuốc thì những chất có trong lá trà sẽ khiến thuốc bị kết tủa, công dụng điều trị của thuốc sẽ giảm thậm chí mất đi.

III. Không nên dùng cốc bảo ôn để pha trà

Có nhiều người thích sử dụng cốc bảo ôn để pha trà, mục đích nhằm duy trì nhiệt độ của nó.

Nhưng pha trà bằng cốc bảo ôn có những điều bất lợi của nó. Lá trà là một nguyên liệu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, trong lá trà có phenol trà, tannic, chất thơm, axit amin và rất nhiều loại vitamin. Khi dùng ấm hoặc những loại cốc thông thường để pha trà, phần lớn những thành phần có ích sẽ được phân giải ở trong nước khiến cho nước trà sản sinh ra hương vị thơm, đồng thời lại khiến cho các thành phần như phenol trà và tannic bị phân giải một ít trong nước khiến cho nước trà có vị hơi đắng sảng khoái. Nhưng nếu dùng cốc bảo ôn để pha trà, do nhiệt độ luôn được duy trì ở mức độ cao khiến cho chất thơm rất nhanh bị tiêu tan mất, giảm bớt hương thơm vốn có của nó. Đồng thời, nhiệt độ cao còn có thể khiến cho phenol trà và tannic thoát ra bên ngoài, khiến cho trà có màu đậm, vị đắng chát. Ngoài ra, do vitamin không chịu được ở nhiệt độ cao, vitamin ở trong nhiệt độ cao trong thời gian dài cũng có thể khiến nó mất đi một lượng vitamin tương đối lớn. Vì vậy, không nên dùng cốc bảo ôn để pha trà. Cũng như vậy, không nên cho lá trà vào trong bình rồi đun lên uống. Nếu muốn uống trà nóng có thể dùng cốc thuỷ tinh để pha trà, sau khi pha trà xong thì cho vào trong cốc bảo ôn, như vậy vừa có thể bảo ôn trong thời gian dài là có thể giải quyết được những điều không tốt do pha trà bằng cốc bảo ôn dẫn tới.

IV. Một ấm trà pha mấy lần là thích hợp?

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường cho rằng: Trà thượng hạng có búp chè non sẽ không thích hợp với việc pha lâu, thông thường chỉ pha hai lần là cho rằng chẳng còn vị trà nào cả. Đương nhiên, mức độ pha trà và độ non mềm của lá trà có quan hệ với nhau, nhưng điều quan trọng là quyết định bởi tính hoàn thiện của lá trà sau khi được chế biến, nếu khi chế biếnlá trà càng vụn thì các chất trong lá trà càng nhanh chóng bị phân giải đi mất, những lá trà vẫn còn nguyên vẹn cánh của nó thì mức độ phân giải các chất trong lá trà càng chậm.

Theo phân tích, sau khi dùng nước sôi để pha ba loại trà là hồng trà, trà xanh và trà ướp hoa, lần pha thứ nhất có thể làm phân giải tới trên 50% các chất có trong lá trà, lần thứ hai chiếm 30% và lần thứ ba là 10%, lần thứ tư là 1~3%. Những chất dễ phân giải trong nước theo như phân tích thì lần thứ 3 là tốt nhất. Từ góc độ dinh dưỡng mà nói, những thành phần vitamin, axit amin và các vật chất vô cơ khác, lần thứ nhất khi pha có thể bị phân giải lên tới 80%, lần thứ hai tỷ lệ đạt tới 95%. Các thành phần khác như phenol trà, cafein cũng sẽ bị phân giải phần lớn ngay từ lần pha trà đầu tiên. Sau ba lần pha trà, cơ bản thì các chất thành phần dinh dưỡng đã bị phân giải tan vào trong nước hết.

Nói tóm lại, những loại trà thông thường như hồng trà, trà xanh, số lần pha trà là ba lần là tốt nhất. Đối với trà ô long bởi vì khi pha trà cho với lượng lớn có thì có thể pha thêm vài lần nữa. Còn đối với hồng trà vụn thì thông thường chỉ pha một lần là được.

Ngoài ra, trà xuân thông thường có thể pha làm 5~6 lần, trà thu có thể pha 4~5 lần, còn trà hạ thì pha làm 3~4 lần. Hơn nữa độ non của lá trà càng cao thì số lần pha trà càng giảm. Việc sử dụng nhiệt độ nước để pha trà cũng nên căn cứ vào độ tuổi của lá trà để quyết định, thông thường sử dụng nước khoảng 90oC để pha trà, đối với mầm trà mùa xuân có thể dùng nước có nhiệt độ khoảng 85oC là tốt nhất. Trong đó trước khi pha trà chính thức nên sử dụng một ít nước sôi để thực hiện việc rửa trà, như vậy có thể khiến cho lá trà càng được sạch sẽ. Khi chính thức pha trà, thông thường lấy màu sắc của nước, hương vị lần thứ hai là tốt nhất.

V. Những mùa khác nhau thì uống trà cũng có sự khác biệt

Theo cách nói y học truyền thống, do lá trà có rất nhiều loại khác nhau, cơ sở sản xuất khác nhau nên tính vị của trà ngọt đắng nóng lạnh cũng có sự khác nhau, đồng thời tác dụng của nó đối với mỗi người cũng có sự khác biệt. Để có thể có được hiệu quả bảo vệ sức khoẻ tốt nhất, vào những mùa khác nhau trong năm xuân hạ thu đông cũng cần phải căn cứ vào công hiệu, tính năng của lá trà, căn cứ vào sự thay đổi thời tiết mà lựa chọn những loại trà khác nhau sau cho thích hợp ..

1. Mùa xuân uống trà ướp hoa

Vào mùa xuân trời đất vào xuân, vạn vật đâm chồi nảy lộc, con người và tự nhiên cũng vậy, ở vào thời khắc dễ chịu nhất, lúc này nên uống các loại trà ướp hoa như hoa nhài, ngọc lan, hoa quế v.v… bởi vì hương thơm của những loại trà này rất mạnh, thơm mà không phải là phù du, sảng khoái mà không trầm lắng, có thể giúp con người làm tiêu tan đi những cái lạnh của mùa đông còn tích tụ trong cơ thể. Đồng thời, những loại trà có hương thơm đậm đặc có thể sản sinh dương khí khi đi vào trong cơ thể, làm tinh thần con người thêm phấn chấn, từ đó có hiệu quả trong việc tiêu trừ những mệt mỏi, nâng cao hiệu quả cơ năng của con người..

2. Mùa hạ uống trà xanh

Vào mùa hạ ánh nắng mặt trời nóng như thiêu như đốt, thời tiết nóng nực, con người ranhiều mồ hôi, năng lượng tiêu hao lớn, lúc này nên uống các loại trà xanh như trà Long Tỉnh, trà Mao Dịch, trà Bích La Xuân v.v… Bởi vì những loại trà xanh này có màu sắc tươi sáng vị ngọt, đồng thời có thêm một chút vị đắng hàn, có công hiệu trong việc giải nhiệt, tiêu trừ nóng bức, giải độc, trừ hoả, hạ táo, giải khát, sinh tân, nâng cao tinh thần, giúp tim khoẻ mạnh.

Những thành phần dinh dưỡng có trong trà như vitamin, axit amin và các khoáng chất vừa có vai trò trong việc tiêu thực giải nhiệt mà lại có thể bổ sung thành phần dinh dưỡng cho cơ thể..

3. Mùa thu uống thanh trà

Mùa thu khí hậu khô hanh khiến chúng ta luôn có cảm giác miệng lưỡi khô, lúc này nên uống các loại thanh trà như trà Ô Long, trà Thiết Quan Âm, trà Thiết La Hán, trà Đại Hồng Bao v.v… Nước của thanh trà có màu vàng kim, vị của nó hợp khẩu vị, khi uống vào có vị ngọt. Tính vị của thanh trà là trung tính, nó là sự pha lẫn giữa hồng trà và trà xanh, không nóng cũng không lạnh, thích hợp với khí hậu của mùa thu, thường xuyên uống thanh trà sẽ khiến da được mịn màng, ích phổi, sinh tân, tốt cho họng, có hiệu quả trong việc tiêu trừ những cái nóng nực trogn cơ thể, phục hồi tân dịhc, là một thức uống bảo vệ sức khoẻ rất tốt cho mùa thu..

4. Mùa đông uống hồng trà

Mùa đông khí hậu giá lạnh khiến con người khó chịu, chức năng sinh lý của con người giảm, dương khí yếu, vì thế yêu cầu của cơ thể đối với năng lượng và dinh dưỡng tương đối cao, chính vì vậy cần phải làm sao để có thể làm tiêu tan đi cái giá lạnh, giữ ấm và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Lúc này nên uống các loại hồng trà như chè đỏ Kì Môn (đặc sản của tỉnh An Huy – Trung Quốc), Điền Hồng, Mân Hồng, Xuyên Hồng và các loại trà đen như trà Phổ Nhĩ, trà Lục Bảo. Tính vị của hồng trà là ngọt ấm, có protein rất phong phú, rất bổ ích cho cơ thể, giúp cơ thể sản sinh dương khí, sinh nhiệt, giữ ấm cho cơ thể, từ đó mà tăng cường khả năng thích ứng với khí hậu giá lạnh của mùa đông. Protein phong phú có trong hồng trà có thể tăng cường sức khoẻ cho cơ thể, tăng cường khả năng chống rét của con người. Ngoài ra, vào mùa đông việc ăn uống của con người tăng, việc hấp thu những thức ăn có nhiều dầu mỡ cũng tăng lên, uống hồng trà còn có thể giúp cơ thể tiêu trừ cảm giác ngấy mỡ, khai vị, trợ dưỡng sinh, khiến cơ thể con người thích nghi với sự thay đổi của môi trường một cách thuận lợi và tốt hơn. Trà đen cũng có công hiệu tương tự như hồng trà.

VI. Những người nên uống ít trà hoặc không nên uống trà

Việc uống trà có rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ con người. Nhưng uống ít hay nhiều cũng nên tuỳ vào mỗi người mà quyết định, nếu không thì việc uống trà sẽ phản tác dụng, gây tổn hại tới sức khoẻ của bản thân. Những người rơi vào trường hợp dưới đây nên ít uống trà hoặc thậm chí không nên uống trà:

(1). Những người bị mắc bệnh viêm loét dạ dày:

Trong lá trà có những chất giúp tiêu hoá, giải trừ ưu phiền và tiêu trừ chất béo mà cơ thể con người hấp thu. Nhưng đối với những người mắc bệnh viêm loét dạ dày, viêm loét 12 trực tràng hoặc có hàm lượng axit dạ dày quá nhiều mà nói, uống trà sẽ có hại nhiều hơn là có lợi. Bởi vì trong trường hợp thông thường trong dạ dày có một loại vật chất gọi là axit phốtpho có thể khống chế sự phân tiết axit dạ dày của thành ruột, mà chất kiềm có trong lá trà lại khống chế hoạt động của axit photpho này. Sựhoạt động của axit photpho sau khi bị khống chế tế bào thành dạ dày sẽ phân tiết ra một lượng lớn axit dạ dày, khi lượng axit dạ dày tăng lên thì sẽ ảnh hưởng tới sự phục hồi lành lại của những chỗ bị viêm loét trong dạ dày, khiến cho bệnh tình càng thêm nặng, đồng thời khiến sản sinh ra triệu chứng đau. Vì vậy, nhữg người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế uống trà, ít nhất thì cũng không nên uống trà đặc, hoặc trong trà có cho thêm một ít sữa và đường, bởi như vậy có thể làm giảm vai trò thúc đẩy sự phân tiết axit dạ dày của trà.

(2). Những người bị mắc bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp:

Đối với những người này khi uống trà cần hết sức thận trọng, ít nhất thì tình trạng bệnh không ổn định không nên uống trà đặc. Đó là bởi vì trong trà có chứa những vật chất hoạt tính như phenol trà, cafein, kiềm v.v…. Những chất này có tác dụng làm hưng phấn trung khu thần kinh rõ rệt, khiến cho tầng vỏ não của con người hưng phấn cao độ, các mạch máu thu nhỏ lại, điều này sẽ nguy hại rất lớn cho những người bị mắc chứng xơ vữa động mạch não, nó cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên chứng tắc nghẽn mạch máu não.

(3). Những người bị mất ngủ:

Nguyên nhân mất ngủ thì có rất nhiều, nhưng bất luận là nguyên nhân nào dẫn tới mất ngủ đều không nên uống trà trước khi đi ngủ. Đó là do cafein và chất thơm có trong lá trà đều là những chất gây hưng phấn. Theo tính toán, một cốc trà đặc có chứa khoảng 100 mg cafein, mà trong việc trị liệu, lượng điều trị cafein cũng không thể vượt quá 100~300 mg. Từ đó có thể nhận thấy tác dụng của một cốc trà đặc, nó khiến cho hệ thống trung khu thần kinh và đại não hưng phấn, nhịp tim đập nhanh, máu lưu thông nhanh, vì thế con người rất lâu sau đó mới có thể đi vào giấc ngủ.

(4). Những người bị phát nhiệt:

Phát nhiệt là do virus, vi khuẩn truyền nhiễm gây ra hoặc do các loại bệnh khác dẫn tới triệu chứng này. Huyết quản của những người bị bệnh thường xuyên dãn nở, ra nhiều mồ hôi, các chất điện giải, thành phần nước và các chất dinh dưỡng có trong cơ thể bị tiêu hao mất dẫn tới miệng khô khát, nhu cầu uống nước tăng lên. Trong cuộc sống, có một số người có thói quen cho những người bị phát nhiệt uống trà nóng hoặc trà đặc, cho rằng trà đặc có công hiệu giải khát hiệu quả, kỳ thực không phải như vậy. Gần đây các nhà vật lý, hoá học và các y bác sĩ của Anh đã chứng minh, những người bị phát nhiệt không nên uống trà đặc, bởi vì chất kiềm có trong lá trà có thể kích thích trung khu nhiệt độ cơ thể của con người làm cho sự phát nhiệt càng trở nên trầm trọng hơn.

 


Từ Khóa:

Những kiến thức xung quanh việc uống trà || Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc || Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày ||


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem thêm Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc

Dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe

Say nắng

Bại liệt

Động kinh

Phù thũng

Viêm da

Bệnh truyền nhiễm đường tiết niệu

Mất ngủ

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo