Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Nam Băng Dương ra sao

Nam Băng Dương ra sao. Bách Khoa Tri Thức

Hình minh họa: Nam Băng Dương ra sao. Bách Khoa Tri Thức

(Nguồn ảnh: Internet)


Nam Băng Dương ra sao

Có một vùng nước độc lập xung quanh đại lục Nam Cực và phía Bắc không có ranh giới lục địa. Nó là vùng nước hình vòng, gồm: Một bộ phận của Nam Thái Bình Dương, Nam Đại Tây Dương và Nam Ấn Độ Dương, biển vùng ven của đại lục Nam Cực, được gọi là Nam Băng Dương. Vì phía Bắc không có ranh giới đất liền theo như thông lệ, nên nhiều nhà khoa học không đồng ý vẽ tách ra một Nam Băng Dương. Do Nam Băng Dương cũng có cấu tạo lòng chảo đáy biển, nhiệt độ và độ mặn, hệ thống hải lưu, hệ thống sinh vật... nên một số nhà khoa học khác cho rằng: đem vùng biển đó gộp lại thành một chỉnh thể sẽ có lợi cho nghiên cứu và đồng ý vẽ riêng vùng nước này ra. Vì thế mà đã từng có nhiều tên gọi như: Nam Cực dương, biển Nam Cực, Nam Băng Dương, Nam Đại Dương... Nhưng việc xác định ranh giới phía Bắc vẫn còn bất đồng. Gần đây, có nhiều văn kiện nhiều lần đề cập đến tên gọi của Nam Băng Dương, ranh giới phía Bắc của nó thay đổi theo mùa, trong phạm vi Nam vĩ tuyến 380-420, nhiệt độ lớp nước mặt biển của ranh giới này từ 12-15oC, cũng tương đương với vòng ngoài của lòng chảo đáy biển quanh cực.

Nam Băng Dương là “thành viên mới” trong gia tộc biển cả. Nếu theo ranh giới để vẽ đường ranh giới phía Bắc thì diện tích của nó cũng không cố định, đại thể gần bằng diện tích của Ấn Độ Dương. Vùng nước hình vòng có chiều rộng bình quân khoảng 2500km, độ sâu lớn nhất là 8624m.

Nam Băng Dương có dòng chảy vòng (hoàn lưu) quấn quanh cực, nó dựa sát đại lục Nam Cực, chảy từ Đông sang Tây, lực rất yếu; dòng hải lưu phía ngoài từ Tây sang Đông có lực rất mạnh, nó là chủ thể của dòng hải lưu Nam Băng Dương, gọi là dòng trôi hình vòng, cũng còn gọi là dòng trôi gió Tây.

Độ mặn bình quân của biển trên thế giới là: trong 1000g nước biển chứa 35g muối, ở Nam Băng Dương thấp hơn trị số bình quân đó một chút, chỉ chứa 34,7g muối. Nhiệt độ nước ở Nam Băng Dương rất thấp, ở lớp nước trên mặt bình quân là -1,9oC.

Lớp băng phủ dày ở ven bờ đại lục Nam Cực bị nứt vỡ chảy đổ vào Nam Băng Dương, hình dạng như hàng vạn “núi băng” trôi trên mặt biển, núi băng tận phía Bắc có thể trôi đến Nam vĩ tuyến 400. Ngày nay, núi băng lớn nhất dài tới 330km, rộng 96km, cao hơn mặt biển hơn 30m. Núi băng là một trở ngại lớn cho việc thông thương tàu thuyền.

Sinh vật ở Nam Băng Dương có: khuê tảo, tôm và cá voi. Nguồn tôm rất phong phú, một năm có thể thu bắt được 100 triệu tấn. Ngoài ra còn có hải cẩu (chó biển), chim cánh cụt và các loại cá, trong đó có tới hàng vạn chim cánh cụt và là động vật tiêu biểu của châu Nam Cực.


Từ Khóa:

Nam Băng Dương ra sao || Bách Khoa Tri Thức || Khám phá thế giới


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem Thêm Về Bách Khoa Tri Thức

Biển có phải là bộ điều tiết

Sự điều tiết của biển chỉ là tác dụng cân bằng của biển đối với lượng nước, lượng nhiệt trong không gian trên mặt đất.

Đường ven biển và mặt chuẩn là gì

Trên trái đất, giữa màu xanh da trời của biển và màu xanh lá cây của lục địa có một đường, đó là đường ven biển. Ai đã từng đến bờ biển đều biết: nước biển lúc dâng lúc hạ, chuyển động liên tục, tìm ra một đường tiếp xúc giữa biển và lục địa thật là khó. T

Có bao nhiêu thành viên trong gia tộc biển cả

Thế giới đại dương thống nhất trên trái đất này có thể xem như một gia tộc gồm mấy thành viên chủ yếu. Hơn 100 năm qua, thành viên trong gia tộc có mấy lần biến động, ít nhất có ba thành viên, nhiều nhất là năm thành viên. Chúng biến động như thế nào?

Thái bình dương lớn như thế nào

472 năm trước đây, Magellan nhận lệnh của vua Tây Ban Nha dẫn một đội tàu xuất phát từ Tây Ban Nha băng qua Đại Tây Dương chạy về hướng Tây, vòng qua châu Nam Mỹ tiến vào Thái Bình Dương, qua vùng đảo Đông Nam Á tiến vào Ấn Độ Dương rồi vòng qua phía Nam c

Đại Tây Dương dài và hẹp như thế nào

“Đại Tây Dương” là vùng biển giữa eo Gibratar của Địa Trung Hải đến quần đảo Canali, về sau chỉ rộng ra toàn vùng biển. Trong tiếng Anh, Đại Tây Dương có nghĩa là đại dương phía Tây của Tây châu Âu.

Ấn Độ Dương rộng và ngắn như thế nào

Ấn Độ Dương nằm giữa châu Á, châu Phi, châu Đại Dương, phía Bắc bị lục địa phong tỏa, phía Nam giáp Nam Băng Dương. Phần phía Nam, Đông,Tây thông với Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Trước Công nguyên hơn 3000 năm, các thương gia Ấn Độ ở miền Đông đã sinh

Bắc Băng Dương ra sao

340 năm trước, nhà thám hiểm Hà Lan Barents vẽ vùng biển này thành một biển độc lập, gọi là Bắc Băng Dương. 150 năm trước, Hội Địa Lý Luân Đôn nước Anh đặt tên là Bắc Băng Dương. Bắc Băng Dương lấy Bắc cực làm trung tâm, là vùng biển khí hậu quanh năm rất

Địa hình đáy biển ra sao

Địa hình đáy biển không giống địa hình lục địa, nó bị một lớp nước biển dày “nhấn chìm”, hiện nay, người ta vẫn chưa trực tiếp quan sát được. Căn cứ vào bản đồ địa hình đáy biển vẽ theo số liệu đo đạc ở đáy biển, chúng ta hiểu được tương đối cụ thể địa hìn

Thế giới đáy biển như thế nào

Chúng ta thấy biển trên màn hình vô tuyến hoặc phim, ấn tượng sâu sắc là thấy trời liền nước, nước liền trời, nhìn không thấy bờ. Nhưng bạn có biết đáy biển như thế nào không? Bạn ạ, con người tìm hiểu đáy biển còn quá ít, song nó chính là một thế giới kỳ

Đồng bằng cửa sông là gì

Khi một con sông lớn trên lục địa chảy ra biển, vì độ dốc của mặt nước rất nhỏ nên tốc độ chảy chậm, dòng nước phân tán; lượng cát bùn lắng đọng lại rất lớn, cộng thêm tác dụng nâng đẩy của nước biển nên tích tụ càng nhanh, dần dần hình thành một vùng đồng

Thềm lục địa là gì

Đáy biển nông của vùng ven biển gọi là bãi nông đại lục hoặc gọi là thềm lục địa. Bãi này là đại lục lấn ra biển, phạm vi của nó bắt đầu từ đường ven biển, với độ dốc hết sức thoai thoải kéo dài đến sườn dốc của đáy biển. Cho nên, thềm lục địa là phần đất

Bờ đại lục là gì

Bãi nông lục địa (thềm lục địa) là một bộ phận của lục địa lấn ra biển, nhưng bờ đại lục lại ở chỗ nào?

Mạch núi đáy biển nằm ở đâu

Phần đáy của đại dương cũng giống như trên lục địa, cao thấp nhấp nhô, ở chỗ sâu của đại dương là bình nguyên và lòng chảo rộng mênh mông, phần đáy có mạch núi cao tới vài nghìn mét, có hố sâu tới vạn mét. Đáy biển tương đối phức tạp.

Lòng chảo biển là gì

Lòng chảo biển là chỗ trũng đáy biển sâu, một bên lòng chảo là sống núi trung ương, một bên nối liền với ven đại lục hoặc hố sâu đáy biển, chiều rộng và chiều dài rất lớn, hai bờ dốc thoải, độ sâu từ 4000-5000m. Lòng chảo biển là chủ thể địa hình đáy biển,

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo